Một kênh truyền hình bị phản ứng dữ dội khi lấy nhân vật CS:GO để mô tả về tội phạm sát nhân

Mới đây, một kênh truyền hình đã sử dụng mô hình nhân vật trong CS:GO để mô tả về những tên khủng bố.

Sự việc xảy ra tại một đài truyền hình tại Ấn Độ khi sử dụng mô hình nhân vật trong CS:GO để minh họa một tên khủng bố trong buổi phát sóng tin tức vào khung giờ vàng. Ngay lập tức, người hâm mộ CS:GO tại quốc gia này đã phẫn nộ phản đối. Được biết, đài truyền hình Time Now đã đưa hình ảnh nhân vật CS:GO lên sóng như ví dụ về tội phạm khủng bố.

Một kênh truyền hình bị phản ứng dữ dội khi lấy nhân vật CS:GO để mô tả về tội phạm sát nhân - Ảnh 1.

Tất nhiên, fan của CS:GO tại Ấn Độ không thể bỏ qua điều này. Một người dùng tên là APS1999 đã đăng hình ảnh chụp màn hình lên Reddit và chỉ trong hai giờ, nó đã nhận được 1.400 lượt ủng hộ. Một số người chơi thấy sự việc là vui nhộn, song một số ít những người khác lại coi đây là sự xúc phạm đối với tựa game CS:GO.

Một kênh truyền hình bị phản ứng dữ dội khi lấy nhân vật CS:GO để mô tả về tội phạm sát nhân - Ảnh 2.

Game thủ Ấn Độ coi hành động này có thể mang lại tiếng xấu cho CS:GO tại quốc gia này. Tuy nhiên thì việc phản đối xem ra cũng không đem lại kết quả gì vì việc sử dụng hình ảnh cũng đã được phát sóng trên truyền hình rồi.

Đây không phải là lần đầu tiên game thủ CS:GO tỏ thái độ bảo vệ tựa game của mình. Cách đây không lâu, game thủ toàn cầu tỏ ra khá tức giận về việc skin vũ khí của PUBG Mobile được cho là lấy từ ý tưởng thiết kế của CS:GO. Cụ thể, vào thời gian đó, Tencent đã thêm vào PUBG Mobile skin mới cho M16A4 với tên gọi là Psycho Savage.

Một kênh truyền hình bị phản ứng dữ dội khi lấy nhân vật CS:GO để mô tả về tội phạm sát nhân - Ảnh 3.

 Tất nhiên, câu chuyện này sẽ chẳng có gì đáng bàn nếu như nó không giống như là bản sao chép của Neon Revolution, skin AK47 trong CS:GO. Chỉ có sự khác biệt nhỏ là phiên bản trong PUBG Mobile có một sọc trắng nhỏ trên đầu.

Điều đáng nói là, đây không phải là lần đầu tiên PUBG Mobile tạo ra những skin giống nhau đến đáng ngờ, ví dụ Field Commander AWM của PUBG Mobile trông như một phiên bản nhái của AWP Phobos trong CS:GO hoặc QBZ95 Phantom của PUBG giống 80% Neo-Noir Skins của CS:GO. Tất nhiên, câu chuyện này chỉ dừng lại ở sự phẫn nộ của game thủ chứ không thể khiến cho PUBG Mobile gặp vấn đề gì đó liên quan đến pháp lý.

Một kênh truyền hình bị phản ứng dữ dội khi lấy nhân vật CS:GO để mô tả về tội phạm sát nhân - Ảnh 4.

 Có thể thấy, CS:GO vẫn đang là tựa game nhận được nhiều cảm tình và sự ủng hộ của game thủ tại nhiều quốc gia, đặc biệt là khi hình tượng của sản phẩm này bị ảnh hưởng thì không ít người sẵn sàng đứng lên để phản đối.

Bạn muốn cập nhật những thông tin nóng hổi về các sản phẩm game mobile mới nhất, muốn "hóng hớt" muôn mặt đời sống game thủ, streamer hay những drama của cộng đồng game Việt? Còn chần chừ gì nữa mà không tải ngay ứng dụng KenhTinGame tạiĐÂY!