Ngày này năm xưa: Thời điểm u ám và dậy sóng của cộng đồng game thủ Việt với bản tin truyền hình

Tròn 365 ngày đã qua, một ngày được xem là u ám và dậy sóng đối với cộng đồng game thủ Việt khi nhiều tựa game bị cho lên “thớt”.

Thoáng chốc đã tròn một năm trôi qua, cái ngày mà cộng đồng game thủ Việt dậy sóng với bản tin Thời sự của VTV. Đó là ngày mà hàng loạt những tựa game được xem là nổi tiếng nhất lúc bấy giờ đã bị lấy ví dụ về tác hại của game online đối với xã hội. Trong đó có thể kể đến Identity V (tựa game đã từng bị lên án trước đó một thời gian ngắn) hay hàng loạt tựa game Esports nổi tiếng bao gồm Liên Quân Mobile, PUBG Mobile hay thậm chí là cả trailer của LMHT: Tốc Chiến (lúc đó vẫn chưa được phát hành).

Đúng 1 năm trước, một ngày u ám và dậy sóng của cộng đồng game Việt khi nhiều trò chơi bị “lên thớt” - Ảnh 1.

Trong bản tin đó, VTV cho rằng nếu không kiểm soát thật chặt chẽ thì game online sẽ mang lại những hệ quả xấu đến sự phát triển của giới trẻ. Điểm đặc biệt quan trọng mà bản tin Thời sự ngày hôm đó nhấn  mạnh chính là việc NPH không thể kiểm soát được độ tuổi của người chơi, không giới hạn được thời gian sử dụng của game thủ và một vài sản phẩm (không phải tất cả) thậm chí còn không kiểm duyệt về nội dung (đối với các trò chơi nước ngoài không có NPH tại Việt Nam). Cuối cùng, VTV nhấn mạnh đây là một yếu tố có thể gây nghiện.

Đúng 1 năm trước, một ngày u ám và dậy sóng của cộng đồng game Việt khi nhiều trò chơi bị “lên thớt” - Ảnh 2.

Riêng đối với trường hợp của tựa game Identity V, ngày hôm đó Thời sự VTV có nói “Nguyên nhân dẫn đến sự việc đáng tiếc xảy ra tại Nghệ An cách đây chưa lâu là do thủ phạm bị ám ảnh bởi một trong số những game nước ngoài như vậy. Nội dung của tựa game này mang tính trinh thám, kinh dị, bạo lực”.

Đúng 1 năm trước, một ngày u ám và dậy sóng của cộng đồng game Việt khi nhiều trò chơi bị “lên thớt” - Ảnh 3.

Cũng cần phải nhìn nhận một cách công bằng rằng, những gì mà VTV đã nhắc đến trong bản tin Thời sự ngày hôm đó không hề sai, thậm chí là còn hoàn toàn chính xác với thực trạng của thị trường game Việt hiện nay. NPH thì không kiểm soát được người chơi của mình, ít nhất là về mặt độ tuổi và thời gian chơi. Còn game thủ thì vẫn thản nhiên trải nghiệm những tựa game từ nước ngoài mà không có yếu tố kiểm duyệt về mặt nội dung. Chính những tác nhân đó đã khiến cho xã hội phần nào có cái nhìn không thiện cảm về sự phát triển của game ở Việt Nam hiện tại.

Đúng 1 năm trước, một ngày u ám và dậy sóng của cộng đồng game Việt khi nhiều trò chơi bị “lên thớt” - Ảnh 4.

VTV không sai, nhưng người chơi thì cũng có lý của mình khi nhìn nhận ở một khía cạnh tích cực thì game hay Esports cũng đang phát triển cực thịnh ở Việt Nam. Nhiều người đã xem livestream hay game thủ trở thành một nghề. Hàng loạt các giải đấu có giá trị tiền thưởng lớn vẫn được tổ chức đều đặn hàng năm. Chính VTV cũng liên tiếp đưa tin về các giải đấu Thể thao điện tử với giải thưởng lên tới con số “tỷ Đồng”.

Đúng 1 năm trước, một ngày u ám và dậy sóng của cộng đồng game Việt khi nhiều trò chơi bị “lên thớt” - Ảnh 5.

Như vậy, nếu NPH kiểm soát được những vấn đề, thực trạng mà VTV đã nêu ra, người chơi Việt thì có ý thức hơn trong việc chơi game thì chắc chắn trò chơi điện tử sẽ dần dần khỏa lấp được những định kiến trong lòng xã hội.