5 phần game hậu bản dù khá thành công nhưng vẫn bị cộng đồng chê lên, chê xuống

Chúng tôi xin tổng hợp 5 game hậu bản thành công những vẫn “dính sạn” trong những series đã làm nên lịch sử của làng game trong thời gian vừa qua.

Khi một tựa game mới ra mắt đạt được thành công vang dội, ngoài những “lời hay ý đẹp” được cộng đồng gamer tán dương, các hậu bản tiếp theo của nó luôn được kì vọng là sẽ tiếp tục nối dài sự thành công của phiên bản tiền nhiệm. Thế nhưng, hy vọng càng cao thất vọng càng lớn. Sức ép từ gamer, thời gian, doanh thu và sự nổi tiếng khiến nhiều tựa game ra mắt sau đó mất “chất”, khiến nhiều gamer quay lưng và ảnh hưởng nặng đến danh tiếng của cả series và nhà sản xuất. Chúng tôi xin tổng hợp 5 hậu bản thành công những vẫn “dính sạn” trong những series game đã làm nên lịch sử của làng game trong thời gian vừa qua.

Assassin’s Creed III (ra mắt 30 tháng 10, 2012)

    5 phần game hậu bản dù khá thành công nhưng vẫn bị cộng đồng chê lên, chê xuống - Ảnh 1.

    Dẫu nhận được nhiều lời khen về bối cảnh lịch sử trong game, tính xác thực về văn hóa của nhân vật chính Ratonhnhaké:ton, ACIII cũng không tránh khỏi những “hạt sạn” khiến tựa game thất bại ngay chỉ sau vài giờ cầm console. Trước hết, cốt truyện của phần này thật sự không có nhiều tính logic, khá lắt léo khi khai thác nhiều khía cạnh có liên quan giữa quá khứ và hiện tại và những mẫu thuẫn chồng chéo khiến người chơi chẳng nắm bắt kịp. Dẫu có nhiều trường đoạn thành công, song nhiều phần được cho là lan man và có tính ỳ ạch.  Thêm vào đó, sự dài dòng trong nhiều phân cảnh không cần thiết, các cơ chế chiến đấu bổ sung tuy mới mẻ nhưng vẫn còn nhiều bug, AI và thiết kệ nhiệm vụ không linh hoạt và tẻ nhạt, khiến nhiều người cho rằng, 6 giờ đầu tiên để khám phá tựa game này thật vô ích.

    Bioshock 2 (ra mắt ngày 9 tháng 2, 2010)

    5 phần game hậu bản dù khá thành công nhưng vẫn bị cộng đồng chê lên, chê xuống - Ảnh 2.

    Mang cho mình một điểm cộng rất giá trị chính là cốt truyện được đầu tư kĩ lưỡng, có chiều sâu, với các tuyến nhân vật chính - phản diện hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ của mình, Bioshock 2 vẫn không tránh khỏi những những “hạt sạn nhỏ” khó quên. Trước hết là cơ chế bắn súng trong game gần như không có chút cải thiện nào khiến tựa game nhanh chóng mất đi sự hấp dẫn của mình. Thêm vào đó, việc ít chú trọng đến thế giới Rapture dưới mặt nước khiến nơi đây trở nên quen thuộc với những người đã chơi bản tiền nhiệm, do vậy nó ít đáng sợ hơn và ít sức hấp dẫn hơn. Một yếu tố khác ảnh hưởng đến game là sự đa dạng trong tính cách của nhân vật và kẻ thù gần như là không có khiến tựa game “hụt hẫng” nhiều so với mong đợi.

    Crysis 2 (ra mắt 22 tháng 3, 2011)

      5 phần game hậu bản dù khá thành công nhưng vẫn bị cộng đồng chê lên, chê xuống - Ảnh 3.

      Dù được coi là một trong số những tượng đại của dòng game nhập vai, thế nhưng Crytek vẫn sẽ “lắc đầu ngao ngán” với đứa con thất bại này. Dù được cung cấp một hệ thống vũ khí đa dạng cùng các trang bị với sức mạnh toàn năng, đồ họa đỉnh cao cùng với phần chơi mạng được đầu tư rất tinh tế, sự thành công đó không thể giấu nổi “sạn” từ cốt truyện và hệ thống nhân vật. Dù được thay đổi bối cảnh để game không “nhàm”, nhưng việc sửa đổi lối chơi đã không mang lại được thành quả như mong muốn dẫn đến mất chất cho tựa game. Ngoài ra việc thiếu cốt truyện di theo hướng tuyến tính với ít sự lựa chọn và chỉ tùy thuộc vào ngữ cảnh. Và cho dù có ra các phiên bản thứ 3 của tựa game này, nó vẫn không thể nào đạt được đỉnh cao như phiên bản tiện nhiệm đầu tiên của nó kể từ 2007.

      Diablo III (ra mắt ngày 15 tháng 5, 2012)

      5 phần game hậu bản dù khá thành công nhưng vẫn bị cộng đồng chê lên, chê xuống - Ảnh 4.

      Những tưởng sau 12 năm làm việc vất cả, Blizzard sẽ thu được trái ngọt từ phiên bản Diablo III, thế nhưng mọi chuyện không như là mơ. Dù dành được nhiều lời khen ngợi và số điểm đáng mơ ước trên các trang đánh giá game tầm cơ, thế nhưng cơ chế PvP lại một nỗi thất vọng rất lớn của những fan đã từng rất gắn bó với tựa game này. Thêm vào đó, việc mua bán những item trong Diablo III gặp nhiều bất cập trong khâu xử lý, thậm chí để mua được nó, họ còn phải đấu giá và xì ra những số tiền “thật” để rước về những món đồ “ảo”. Quả thật, Blizzard đã có thể phải hứng trọn cả tá những comment như “tát nước”. May thay, họ đã tung các phiên bản bổ sung tiếp theo, ít nhất cứu vớt lại tựa game và cho nó chút tiếng tắm sau màn mở đầu thất bại thảm hại của nó.

      Mass Effect: Andromeda (ra mắt 21 tháng 3, 2017)

        5 phần game hậu bản dù khá thành công nhưng vẫn bị cộng đồng chê lên, chê xuống - Ảnh 5.

        Được kì vọng tiêp tục nối dài sự thành công của Mass Effect, nhưng BioWare lại trình lại một hậu bản chưa đủ sức thuyết phục những người chơi kỹ tính và đầy tham vọng sau 5 năm chờ đợi. Từ thiết kế nhân vật cho đến xây dựng cốt truyện, tất cả đều nhận được những điều trừ tệ hại. Cách triển khai cốt truyện lẫn xây dựng chuỗi nhiệm vụ thể hiện sự non nớt đáng thất vọng. Thêm vào đó, việc xuất hiện nhiều bug – những lỗi vặt đã xuất hiện từ bản chơi thử nhưng vẫn không được sửa – khiến cử chỉ và hành động của nhân vật không còn được tự nhiên, và kể cả là diện mạo của họ nữa cũng xứng đáng rất nhiều điểm trừ. Mặc dù bom xịt này vẫn được một số fan đánh gia tích cực với mảng đồ họa được thiết kế đẹp và mang đậm phong cách vũ trụ tương lai, thế những điểm cộng đó chưa thể bù loại phần trừ đáng buồn của tựa game.