5 studio lớn được EA mua về và “xóa sổ”

Không chỉ chịu nhiều chỉ trích về các sản phẩm của chính mình, EA còn mang tiếng khá lớn khi mua về nhiều studio game tốt xong “đập bỏ” không thương tiếc

Có vẻ khẩu hiệu “nghệ thuật điện tử” của Electronic Arts đang dần bị lu mờ khi công ty này đang chịu nhiều chỉ trích từ những sản phẩm kém chất lượng trên nền PC, vốn là nơi khai sinh các sản phẩm của họ. Không chỉ thế, cộng đồng game thủ còn rất bức xúc khi đã có nhiều studio game tốt được EA chiêu mộ, xong lại dẹp bỏ vì nhiều lý do khác nhau mà chủ yếu là do lợi nhuận không như kì vọng. Cùng điểm qua một vài cái tên nổi bật xem nhé:

Pandemic: Thành lập vào năm 1998, studio này đã gặt hái được nhiều thành công qua 2 phiên bản đầu của Star Wars và tựa game Mercenaries. Công ty này sát nhập với Bioware năm 2005 để phát triển VG Holding Court – đây cũng là lúc EA bắt đầu để ý tới Pandemic, và họ về đầu quân cho EA vào năm 2007 với cái giá 860 triệu USD. Không may thay 2 sản phẩm kế tiếp của Pandemic là Mercenaries 2 và The Saboteur lại không thực sự thành công dù vẫn được đánh giá cao về cốt truyện, gameplay đột phá – chỉ vậy thôi đã đủ để EA cho đóng cửa studio này vào năm 2009. Có vẻ gã khổng lồ này chỉ thực sự muốn thâu tóm Bioware hơn là có cả Pandemic dưới trướng của mình.

EA 5 studio lớn được EA mua về và xóa sổ 1

Westwood Studios: Một cái tên nổi tiếng hơn với khá nhiều game thân thiện với gia đình như The Lion King, Monopoly… và cả những game chuyên biệt như Command & Conquer (RTS). Westwood từng chiếm tới 5-6% thị phần game PC vào những năm 1998 và EA tất nhiên không bỏ lỡ cơ hội thâu tóm studio này từ công ti mẹ Virgin với giá 122 triệu USD. Ban đầu, mọi việc thuận lợi với sự thành công của các phiên bản Command & Conquer tiếp theo như Tiberian Sun hay Red Alert, nhưng ngay khi dòng game này có dấu hiệu đi xuống, EA đã chơi ngửa bài và đóng cửa luôn Westwood Studio vào năm 2003. Rất nhiều nhân viên đã bị cho nghỉ việc hoặc chuyển sang các studio của EA ở Redwood và Los Angeles.

ea2 5 studio lớn được EA mua về và xóa sổ 2

Origin System: Thành lập vào năm 1993 bởi Richard Garriott, studio này nổi danh với dòng game Ultima đặt nền móng cho thể loại RPG trên hệ máy PC: Góc nhìn thứ nhất, thế giới ngầm rộng lớn, nhiều lựa chọn game thủ phải đưa ra… EA mua lại Origin System vào năm 1992 và mọi việc diễn ra thuận lợi với sự thành công của các sản phẩm lớn của Origin System như Wing Commander và System Shock – nhưng chỉ cần một thất bại thôi là đủ để giết chết Origin, trớ trêu thay lại đến từ chính đứa con cưng Ultima của họ. Phiên bản thứ 9 của game bị dìm tơi bời do trì hoãn quá lâu và đến khi ra mắt thì lại nhiều lỗi thảm hại, khiến cho Garriott phải từ chức và EA chuyển đổi Origin sang dịch vụ online chứ không còn làm game nữa. Toàn bộ các sản phẩm của Origin System bị khai tử, và đến nay cái tên công ty là thứ duy nhất còn sót lại, được EA “ưu ái” dùng cho nền tảng phân phối game trực tuyến của mình.

ea3 5 studio lớn được EA mua về và xóa sổ 3

Maxis: Tuy chưa tới nỗi chết hẳn nhưng studio này cũng đang trong tình trạng hấp hối – điều này thật đáng tiếc vì các sản phẩm giả lập “Sim” của Maxis đều rất được lòng game thủ như Sim City, Sim Earth, Sim Ant… Sau khi được EA thu nạp vào năm 1997, studio này đã gây chấn động lớn với The Sims mô phỏng đời sống con người vào năm 2000. Nhưng không may thay, sản phẩm kế tiếp của Maxis, Spore, lại không thành công như mong đợi do thiếu nhiều tính năng so với các đối thủ cạnh tranh. Dù lợi nhuân game vẫn tốt nhưng đã làm mất hình tượng thì EA cũng chẳng ngại mà “dứt tình” với Maxis, tịch thu hết Studio và nhân viên của họ. Khi Maxis được đem trở lại thành một thương hiệu của EA vào năm 2013 thì các sản phẩm mới như SimCity, The Sims 4 trở nên vô cùng thảm hại, chẳng còn chất như ngày đầu chúng được Maxis chăm chút nữa.

ea4 5 studio lớn được EA mua về và xóa sổ 4

Bullfrog: Thành lập năm 1987 và nhanh chóng nổi tiếng với dòng game Populous chỉ 2 năm sau, công ty này tiếp tục cho ra mắt những sản phẩm chất lượng như Theme Park, Syndicate, Power Manga… Ngay cả sau khi đã được EA mua lại vào năm 1995, Bullfrog tiếp tục phát triển lớn mạnh với hàng loạt dòng game như Magic Carpet, Syndicate Wars… Nhưng do không thích công việc hợp tác theo EA, cha đẻ Molyenux đã rời khỏi công ty sau khi hoàn thành tựa game đỉnh nhất của mình là Dungeon Keeper, khiến cho Bullfrog dần dần bị “chuyển hóa” thành một studio trực thuộc EA chứ không còn giữ được chất sáng tạo của mình nữa khi các nhân viên chủ chốt lần lượt nối gót Molyenux ra đi. Và cuối cùng thì studio này cũng bị xóa sổ vào năm 2001 sau sự thất bại của một vào game quản lý nữa.

ea5 5 studio lớn được EA mua về và xóa sổ 5

Ngoài ra thì còn hàng loạt các cái tên khác từng bị EA khai tử như Visceral, Danger Close, Black Box, Mythic… tất cả đều để lại nhiều dự án game bị “gãy gánh” giữa chừng, gây nhiều tiếc nuối cho game thủ.