Câu chuyện về DLC, ba ký tự đắt tiền của ngành công nghiệp game – P.2 - PC/Console

Sau một thời gian ngắn được dùng để bổ sung nội dung cho game, người ta khám phá ra rằng DLC còn là đòn bẩy cho doanh số ngay cả khi phát hành miễn phí.

Sau khoảng một thập niên tồn tại trong vai trò một trong các cột trụ kiếm tiền của các nhà phát triển game, DLC đã trở thành một thứ gì đó mà game thủ quen thuộc và chấp nhận. Vì thế nên game thủ cũng hiểu về tình trạng ngành công nghiệp game hiện nay, và họ biết rằng các nhà phát triển cần phải thu hồi chi phí đầu tư và kiếm lợi nhuận để có thể tiếp tục phát triển những tựa game mới. Khi bạn nghe người ta phàn nàn về DLC, họ không phải chán ghét ý tưởng kiếm thêm tiền của NSX đâu – thứ mà game thủ chán ghét ở DLC là những trò bào tiền bẩn thỉu, lộ liễu và thô bạo.

Lợi nhuận từ DLC

Với sự tồn tại của DLC, một tựa game ngày nay có một chu kỳ lợi nhuận kể từ khi được công bố đến lúc “tàn đời”: đặt trước, ra mắt, tiền ảo, microtransaction, DLC, Season Pass. Dĩ nhiên không phải tựa game nào cũng đi theo tất cả các bước này, nhưng DLC gần như luôn là lựa chọn đầu tiên của những nhà phát triển muốn kiếm thêm. Và bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng ngay cả những DLC miễn phí cũng sẽ mang lại những khoản tiền kếch xù cho nhà phát hành.

Câu chuyện về DLC, ba ký tự đắt tiền của ngành công nghiệp game – P.2

Có 9.050 tựa game ra mắt trên Steam trong năm 2018!

DLC miễn phí đem lại tiền bạc như thế nào? Sự ra mắt của một DLC – dù miễn phí hay thu phí – đều đồng nghĩa với việc trò chơi được phơi bày ra trước công chúng, thu hút thêm sự chú ý của game thủ. Sự phơi bày này là cực kỳ quan trọng trong bối cảnh ngành công nghiệp game đang phát triển như vũ bão với ngày càng nhiều game xuất hiện trên thị trường, trong khi game thủ chỉ có đúng 24 giờ mỗi ngày và một cái túi tiền có giới hạn không hơn không kém.

Câu chuyện về DLC, ba ký tự đắt tiền của ngành công nghiệp game - P.1
Cùng Mọt leo lên cỗ máy thời gian lượn về quá khứ để tìm hiểu DLC đã ra đời và trở thành một phần không thể tách rời của ngành công nghiệp game ra sao.

Theo số liệu gần đây nhất, có 9.050 game ra mắt trên Steam chỉ trong năm 2018, tức khoảng 25 game mỗi ngày. Không một ai có thể theo dõi toàn bộ lượng game này, đặc biệt là khi “tủ bày hàng” của Steam chỉ có 12 vị trí. Các nhà phát triển sẵn sàng làm mọi cách để game của mình có cơ hội xuất hiện trong các vị trí này (hoặc những vị trí khác thấp hơn nhưng cũng không kém phần quan trọng), và DLC là một trong số những phương thức đó. Nhiều studio thậm chí còn gian lận bằng cách không ngừng đổi ngày phát hành nhằm khiến game thủ thường xuyên nhìn thấy trò chơi xuất hiện trên “mặt tiền” của Steam, chẳng hạn Eugen System và tựa game Steel Division 2.

Câu chuyện về DLC, ba ký tự đắt tiền của ngành công nghiệp game – P.2

Tom Giardino (Valve) nói rằng họ cũng bực bội vì studio liên tục sửa ngày ra mắt của game.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà vào mùa Summer Sale vừa qua, rất nhiều nhà phát triển indie đã bày tỏ sự phẫn nộ với Valve khi game thủ xóa game của họ khỏi Wishlist với hi vọng trúng những tựa game đắt tiền. Lý do của sự tức giận này là rất dễ hiểu: khi một tựa game nằm trong Wishlist của game thủ được phát hành, họ sẽ thấy một lời nhắc nhở từ Steam rằng “game X đã ra mắt”, còn nếu như nó bị xóa đi, game thủ sẽ chẳng còn nhớ đến trò chơi và khả năng rất cao là họ sẽ chẳng bao giờ còn bắt gặp lại tựa game đó một lần nữa.

Câu chuyện về DLC, ba ký tự đắt tiền của ngành công nghiệp game – P.2

Không có nhiều vị trí đầu trong tủ bày hàng của Steam.

Không chỉ các nhà phát triển indie mà cả những tựa game khổng lồ cũng phụ thuộc việc được tái xuất hiện trước mặt game thủ để kiếm tiền. Để Mọt cho bạn một ví dụ minh họa cho tầm quan trọng của cú hích mà DLC mang lại: theo dữ liệu từ SuperData Research trong biểu đồ bên dưới, có thể thấy rằng mỗi khi Rockstar tung ra một DLC mới cho GTA Online, doanh số của trò chơi lại tăng vọt (bao gồm cả doanh số Shark Card). Trong khi đó, các tựa “game dịch vụ” như Fortnite, PUBG cũng không ngừng tung ra những nội dung mới nhằm cạnh tranh vị trí trên các mặt báo, trong các cửa hàng và giữa các forum.

Bởi các nhà phát triển đã nhận ra tầm quan trọng của DLC, việc một trò chơi bị xé nhỏ để phát hành thành từng mảnh là khó tránh khỏi. Chúng dần chệch khỏi định hướng ban đầu là “cung cấp nội dung mới cho game thủ” mà trở thành “đòn bẩy kích thích doanh thu”. Chẳng cần đến số liệu bạn cũng có thể nhận ra điều này, khi bạn bất ngờ nghe người xung quanh mình bàn tán về những tựa game tưởng chừng đã cũ và đang chìm dần, đó là bởi vì nó vừa được cập nhật một DLC.

Câu chuyện về DLC, ba ký tự đắt tiền của ngành công nghiệp game – P.2

Biểu đồ cho thấy doanh thu GTA tăng vọt mỗi lần có DLC miễn phí mới.

DLC, báo giới và công chúng

Sự tương đồng giữa chiến thuật DLC của các nhà phát triển game ngày nay với những gì mà Zynga từng làm cho Farmville nhiều năm trước đây là hết sức rõ ràng. Họ muốn kéo dài vòng đời của một trò chơi lâu hết mức có thể, và DLC là phương thức tốt nhất.

Những thương hiệu game có thể sẽ hay hơn nếu được... hãng khác phát triển - P.1
Đôi lúc, tôi mong muốn dòng game mình yêu thích sẽ được một hãng phát triển khác đảm nhận, và hi vọng rằng nó sẽ có bộ mặt tốt hơn hiện tại.

Vậy thì điều gì sẽ xảy ra khi DLC ra mắt? Là một người tham gia mảng viết trang tin (như thường bị các bạn game thủ mỉa mai là “lều báo”), Mọt tui biết rõ điều gì sẽ xảy ra: nó sẽ được mổ xẻ xem xét từ mọi khía cạnh bởi những trang tin trên toàn cầu. Thời mà mỗi tựa game chỉ được một nhóm bài đơn giản công bố – preview – review đã qua, và ngày nay chỉ một mẩu tweet đơn giản “chúng tôi sẽ tung ra trailer công bố DLC vào tháng sau” cũng được lên mặt báo. Những nhà phát hành lớn biết khéo léo lợi dụng điều này sẽ khiến trò chơi của mình liên tục xuất hiện trên các trang tin suốt cả năm trời trước khi game phát hành, và thêm vài năm sau khi nó đã ra mắt. Những game nằm trong giai đoạn Early Access có lẽ là kẻ được lợi lớn nhất từ sự bùng phát của báo chí và tin tức này, ngay cả khi đó là tin xấu bởi một số game thủ rất khoan dung “ôi dào, game còn đang Early Access, có bug là bình thường” khi nghe về bug của trò chơi.

Câu chuyện về DLC, ba ký tự đắt tiền của ngành công nghiệp game – P.2

Game Early Access.

Đặc biệt, trong thời đại mà bất kỳ ai cũng có thể bày tỏ ý kiến của mình trên internet, nơi game thủ là khách hàng kiêm đánh giá kiêm quảng cáo kiêm streamer kiêm YouTuber, sức mạnh của DLC càng không thể xem thường. Nếu một tựa game đã hấp dẫn lại được buff nhờ DLC, doanh số của nó chắc chắn sẽ tăng vọt như bạn có thể thấy trong biểu đồ của GTA V bên trên, hay Fallout 4 với DLC Nuka World, hay Ark: Survival Evolved với DLC Genesis…

(Còn tiếp)

Đây là bài viết nằm trong loạt bài về Câu chuyện về DLC
  1. Câu chuyện về DLC, ba ký tự đắt tiền của ngành công nghiệp game – P.1
  2. Câu chuyện về DLC, ba ký tự đắt tiền của ngành công nghiệp game – P.2