Chịu chơi như Sony – cho nhân viên làm việc tại nhà full lương còn có tiêu vặt - PC/Console

Các nhân viên của Sony chắc hẳn đang rất hạnh phúc, khi họ không bị cắt giảm lương trong thời kì khó khăn này, khác hẳn với nhiều Studio game khác.

Đại dịch Covid-19 đang càn quét qua mọi thứ bao gồm cả làng game, khi gần như mọi sự kiện, giải đấu và lịch phát hành game đều bị ảnh hưởng, nhẹ thì tạm hoãn còn nặng thì phải hủy bỏ luôn như E3 2020. Trong hoàn cảnh đó rất nhiều studio game đã phải cho nhân viên giảm lương làm việc tại nhà hoặc cho nghỉ việc bớt để cắt giảm một phần chi phí, nhưng điều này không áp dụng với Sony vì họ vẫn trả đủ lương thậm chí là con nhân viên “tiền tiêu vặt” nữa.

Từ chuyện lương thưởng của Gearbox đến sự tệ bạc của ngành game
Borderlands 3 thành công lớn nhưng những người làm ra nó chỉ nhận được một khoản tiền thưởng rất ít ỏi, đây lại là một nét nữa trong bức tranh ngành game.

Sony vừa bắt đầu cho các nhân sự của mình tại các chi nhánh lớn ở Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu được phép làm việc tại nhà, như một cách thức để phòng ngừa sự lây lan của đại dịch, dự kiến kết thúc vào ngày 30/4/2020. Điều đáng nói ở đây là mặc dù làm việc tại nhà, nhưng tất cả mọi người (bao gồm cả các nhân viên hợp đồng) đều sẽ được nhận đầy đủ lương trong tháng đó, hơn nữa ban lãnh đạo Sony còn rất hào phóng khi cho thêm mỗi người 1000 USD, coi như là chi phí để mọi người mua sắm thiết bị cần thiết để phục vụ cho làm việc tại nhà.

Tất nhiên không chỉ riêng các nhân viên làm việc tại các bộ phận chính của Sony, mà những studio game trực thuộc như Sucker Punch Productions, Santa Monica Studio, Guerrilla Games, và Insomniac Games cũng sẽ được hưởng các quyền lợi tương tự. Điều đáng nói hơn là tất cả mọi nhân viên đều sẽ được lĩnh lương ngang bằng nhau, bất chấp hiệu suất của họ có bị ảnh hưởng bởi làm việc từ xa hay không. Sony đang trải qua một năm tài chính khá thành công, do đó họ sẵn sàng làm như vậy mà không ngại ngần gì.

Chịu chơi như Sony – cho nhân viên làm việc tại nhà full lương còn có tiêu vặt

Tất nhiên đi kèm với việc Sony cho một loạt Studio chủ chốt của mình tạm nghỉ, thì những tựa game bom tấn trên Playstation 5 chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng mặc dù hãng vẫn tự tin sẽ cho ra mắt hệ máy console mới này vào kì nghỉ cuối năm 2020. Việc những ông lớn làng game cho nhân viên làm việc tại nhà đã là xu hướng toàn cầu, khi Rockstar đã thực hiện nó từ 2 tuần nay, các nhân viên tại Bungie phải sử dụng Google Stadia để test game, CD Projekt RED chuyển sang làm việc online… Mọi việc bắt đầu tệ hơn khi vào ngày 13/03 một nhân viên Nintendo có kết quả dương tính với virus, do đó các studio phải đặt an toàn lên hàng đầu.

Nhưng một trong những thứ đang gây lo ngại nhất đó là việc những bom tấn sắp ra mắt trong thời gian tới sẽ bị trì hoãn, điển hình như The Last of Us Part II đã phải ra thông báo tạm dừng vô thời hạn vì dịch. Final Fantasy VII Remake gặp các vấn đề về phân phối đĩa vật lý, do các đầu mối trên toàn thế giới đều đóng cửa, do đó đã có trường hợp nhiều game thủ nhận được game sớm hơn ngày ra mắt để tránh tình trạng dồn ứ.

Trong số này thì Ghost of Tsushima là game có khả năng bị hoãn cao nhất, vì ngày ra mắt của nó là vào tháng 6 – tức là chỉ chậm hơn The Last of Us Part II có 1 tháng. Cứ nhìn vào những gì mà Final Fantasy VII Remake đang phải chịu thì việc này hoàn toàn là có khả năng, khi mà cách đây một tháng chúng ta còn có tin đồn Sony còn đang không biết cân đối giá bán Playstation 5 ra sao, vì các nguồn chip bán dẫn đều đã cạn sạch và không còn kiếm ra do nguồn cung quá thấp nữa.

Chịu chơi như Sony – cho nhân viên làm việc tại nhà full lương còn có tiêu vặt

Tuy vậy việc Sony cho phép nhân viên của mình được làm việc tại nhà cũng là một tín hiệu tích cực, nó cho thấy hãng thực sự quan tâm tới cốt lõi giá trị của công ty. Một số công ty phân phối như GameStop đã phải đóng cửa hơn 300 cửa hàng vì ảnh hưởng của dịch, trong khi đó Gearbox thì vừa phải hứng chịu tai tiếng sau cái scandal cắt giảm tiền thưởng nhân viên. Có một điều dễ dàng nhận thấy là sau khi đại dịch chấm dứt, các công ty game sẽ phải ồ ạt thuê một số lượng lớn nhân viên để chạy đua nước rút cho những dự án bị trì hoãn.

Có một điều khá hài hước là mặc dù những ông lớn như Sony bị ảnh hưởng bởi COVID-19, nhưng làng game cũng được hưởng lợi rất nhiều từ nó khi số lượng người chơi tăng vọt vì phải ở nhà trốn dịch. Chỉ tính riêng từ tháng 2 trở lại đây, Steam đã lần lượt phá 3 mốc kỉ lục về số lượng người dùng đồng thời online lớn nhất của mình và vào tháng 3 thì nó đã cán mốc 22 triệu, một con số khủng khiếp trong lịch sử.

Chịu chơi như Sony – cho nhân viên làm việc tại nhà full lương còn có tiêu vặt

Dù thế nào đi nữa thì động thái của Sony vẫn là rất đáng trân trọng, nhất là trong hoàn cảnh những game độc quyền cho Playstation 4 của họ thời gian gần đây gặp trục trặc khá nhiều, thí dụ như Death Stranding còn tồn kho tới 3 triệu bản chưa bán được hay Resident Evil 3 Remake gặp nhiều đánh giá tiêu cực. Nếu ông lớn nào cũng có tâm như Sony, thì có lẽ làng game này đã “thiên hạ thái bình” từ lâu rồi.

Nếu bạn là game thủ thì không thể bỏ qua Channel youtube hấp dẫn của Kênh Tin Game: http://bit.ly/2ByvA1e