Công nghệ ray tracing có thể đã xuất hiện từ thời SNES ra mắt? - PC/Console

Kỹ sư phần mềm Ben Carter đã chứng minh rằng nếu thật sự cần thiết, chiếc máy SNES vẫn có thể hiển thị công nghệ ray tracing (hiệu ứng tương phản theo dòng ánh sáng) một cách hoàn hảo.

Ray tracing (hiệu ứng tương phản theo dòng ánh sáng) là gì? Nói một cách đơn giản và dễ hiểu nhất thì đây là kĩ thuật dựng (render) ánh sáng bằng cách truy theo các tia sáng (trace có nghĩa là đuổi theo, ray là các tia sáng). Bạn có thể hình dung rằng kĩ thuật này giống như cách bạn nhìn lên mặt trời, theo dõi các tia sáng của nó chiếu đi đâu, chiếu vào vật thể nào và cách nó đánh sáng lên những vật xung quanh. Kỹ thuật ray tracing tái hiện lại quy trình đó nhưng trong môi trường số bằng cách tính toán ngược từ camera, tức góc nhìn của người chơi, quay về nguồn sáng.

Nói cách khác, ray tracing theo dõi các ánh sáng được hấp thụ, phản chiếu, tán xạ và phân tán bởi từng đối tượng trong môi trường, và nó không chỉ áp dụng với một luồng sáng từ mặt trời mà với mọi nguồn sáng khác nhau. Kỹ thuật này sẽ cho ra hình ảnh đúng với nguyên tắc vật lý và sẽ thật nhất có thể và khi kết hợp với nhiều hiệu ứng hậu kỳ khác, hình ảnh đạt được sẽ gần như không thể phân biệt giữa thực và ảo.

Công nghệ ray tracing có thể đã xuất hiện từ thời SNES ra mắt?Công nghệ ray tracing có thể đã xuất hiện từ thời SNES ra mắt?

Sau khi có khái quát về ray tracing dĩ nhiên chúng ta cũng hiểu đây là một kỹ thuật tân tiến và cần đến những dòng card đồ họa cao cấp với công nghệ hiện đại để có thể tái hiện ánh sáng trong game một cách chân thực nhất. Có một kỹ sư phần mềm cảm thấy điều đó chưa hẳn là chính xác, theo Ben Carter nếu thật sự cần thiết, chiếc máy SNES từ thời cố lũy vẫn có thể hiển thị công nghệ ray tracing một cách hoàn hảo.

Để chứng minh cho điều đó, Ben Carter viện dẫn rằng nếu là fan hâm mộ lâu năm của hệ máy SNES hẳn ai cũng biết rằng các hiệu ứng đồ họa trong game được hiển thị dựa vào các bộ chipset riêng biệt được gắn trong băng cartridge. Tất nhiên đây không phải là vấn đề khiến game thủ quan tâm bởi thời điểm đó có game chơi là vui rồi và những thứ như đồ họa, công nghệ, xử lý hình ảnh không phải là thứ làm người ta chú ý cho lắm.

" alt=""

Trở lại với vấn đề chính, sau khi tham khảo nguyên lý hoạt động của chipset Super FX, tay kỹ sư phần mềm Ben Carter đã ‘độ’ lại nó để cho ra lò SuperRT, thứ sẽ giúp cỗ máy SNES có thể hiển thị công nghệ ray tracing. Trong video clip khoe hàng trên YouTube, Ben đã cho thấy khả năng hoạt động của chipset SuperRT và cảm xúc của người xem được mô tả là ngạc nhiên pha lẫn kỳ quái khi chứng kiến hệ máy cổ như SNES có thể biểu diễn công nghệ ray tracing hoàn hảo.

Trả lời cho câu hỏi vì sao có khả năng thực hiện nhưng chúng ta chưa từng thấy ray tracing trong suốt vòng đời tồn tại chính thức của SNES, Ben Carter lý giải rằng các lập trình viên của Nintendo vốn không gặp khó khăn gì về công nghệ nhưng chi phí để ứng dụng ray tracing vào các trò chơi ra mắt vào thời điểm đó là “không cần thiết và khiến chi phí sản xuất bị đội lên cao” tuy nhiên anh ta vẫn ấn tượng về khả năng xử lý của cỗ máy ra mắt vào năm 1990 của thế kỷ trước.