Nếu bạn là một trong số những người đã từng chơi qua game của Miyazaki - người đã từng tạo ra những ảo mộng nghiệt ngã của Dark Souls và nỗi kinh hoàng gây ảo giác của Bloodborne, thì đây là một tin tốt. Bạn sẽ không cần phải thu thập souls hoặc blood echoes nữa, bạn cũng sẽ không phải tốn thời gian thu thập tài nguyên để lên level nữa, hoặc có nguy cơ phải chơi lại từ đầu khi một con ma cà rồng ném bạn xuống đống lửa. Nhưng bạn vẫn sẽ chết trong Sekiro: Shadows Die Twice.
Trong Sekiro, bạn sẽ nhập vai vào một Shinobi bị mắc nợ bởi một lời nói dối khi còn trẻ. Từ đó game sẽ mở ra các hướng đi giống như một tựa game RPG phong cách Nhật Bản. Có một hệ thống các skill được liên kết với nhau trong Sekiro, giống như hệ thống skill của các tựa game gần đây như Nioh hoặc God of War 4 cho phép bạn dần dần thêm các khả năng và thao tác mới khi mở từng skill. Đặc biệt trong Sekiro, bạn có thể hồi sinh lại ngay lập tức một hoặc hai lần sau khi chết, điều này giúp game có nhịp độ nhanh hơn các tựa game Dark Souls và Bloodborne, đây là một trong những thay đổi lớn của From Software.
Cơ chế tuyến tính và hồi sinh của Sekiro đã gây ra một số thay đổi lớn trong phong cách game SoulsBorne. Có phải game của From Software bây giờ đã dễ dàng hơn, không còn hardcore như trước? Ý tôi là, một tựa game của Miyazaki lại không còn có độ khó và lòng kiên định mà thay vào đó là chết và chạy liên tục? Làm sao chuyện này có thể? Chà, sau hai giờ chơi Sekiro và khoảng một nghìn tỷ lần chết khi đánh boss có tên "Chained Ogre", tôi mới hiểu ra và giải thích được những câu hỏi bên trên.
Bạn có thể gặp con boss "The Chained Ogre" này ở chương đầu tiên sau phần mở đầu của game. Con boss này là một tên khổng lồ gác cổng địa ngục giống như Father Gascoign trong Bloodborne hay Capra Demon trong Dark Souls. Chain Ogre là một tên khổng lồ mắt đỏ, được lấy ý tưởng từ những câu truyện Nhật Bản thời trung cổ. Chain Ogre tấn công bằng cách dùng khuỷu tay đập xuống đất, yêu cầu phản xạ của bạn phải nhanh như chớp thì mới có thể thoát khỏi phạm vi của cú đánh. Một cú đánh có thể làm bạn mất một nửa thanh máu và nếu bạn bị cuốn vào một trong những đòn tấn công của Chain Ogre, tôi chắc chắn là bạn sẽ chết.
Ở khoảnh khắc đó, khi con Ogre đang tấn công tôi hết lần này đến lần khác, tôi nhận ra độ khó của Sekiro trở nên rõ ràng đến mức nào. Lý do tựa game này không bắt bạn phải chơi lại từ điểm lưu như Dark Souls hoặc Bloodborne mà thay vào đó, làm tăng tỷ lệ chết khi mà lượng máu của nhân vật cực kỳ ít và mỏng manh. Đơn giản là bạn sẽ không cần phải dựa vào lọ máu hay điểm hồi sinh như trước nữa vì bình máu trong Sekiro là Estus Flask sẽ chỉ sử dụng được 1 lần. Vậy tại sao From Software lại cho chúng ta nhiều thời gian hơn trước khi chết? Đơn giản là From Software huy vọng chúng ta sẽ chết nhiều hơn.
Vào năm 2015, tôi đã ngạc nhiên trước trận chiến nhanh hơn, quyết liệt hơn của Bloodborne, so với những gì From đã xây dựng trong series Dark Souls. Đó là tất cả bằng chứng cần thiết để tôi biết rằng Hidetaka Miyazaki là một người rất thích kiểm soát người khác. Ông ý rất thích đưa các game thủ của mình vào một cơ chế game hoàn toàn mới để mất nhiều năm game thủ mới có thể thành thạo.
Sekiro có một cảm giác khiến nó khác biệt với đàn anh Dark Souls và Bloodborne. Nhân vật Shinobi là một kẻ giết người rất giỏi, anh được trang bị những đòn tấn công chỉ bằng một chém có thể đưa tên địch trầu trời, một cái móc giúp anh dễ dàng bay nhảy và một cánh tay giả có thể trang bị súng phun lửa, rìu,v.v...Tất cả các chiêu thức tấn công đều có thể được triển khai cực kỳ nhanh chóng. Phần lớn mọi cuộc đấu tay đôi trong Sekiro sẽ ở trong các khu vực có cực ly gần.
(Còn tiếp...)