Điểm danh 15 tựa game siêu hài hước có thể bạn đã bỏ lỡ – P.Cuối - PC/Console

Phần cuối của những tựa game hài hước nhất từng được người ta tạo ra sẽ giới thiệu những cái tên như Portal, Destroy All Human! và Monkey Island.

Portal (2007)

Điểm danh 15 tựa game siêu hài hước có thể bạn đã bỏ lỡ – P.Cuối

Cốt truyện của Portal lấy bối cảnh trong cùng thời gian và không gian của Half-Life. Khi đó, phòng thí nghiệm Black Mesa ở vùng hoang mạc New Mexico đã được biết đến với phát minh cánh cổng nối với thế giới của tộc Xen. Nhưng Black Mesa lúc đó cũng có đối thủ cạnh tranh là một tổ chức khoa học nổi tiếng là tập đoàn Aperture. Tập đoàn này được thành lập vào năm 1947 bởi Cave Johnson với mục đích ban đầu là sản xuất rèm nhà tắm cho quân đội Mỹ. Tuy nhiên nhiều cuộc thí nghiệm thật bại đã dẫn đến việc tập đoàn ngày một đi xuống, bản thân CEO Johnson cũng qua đời vì nhiễm độc đá mặt trăng trong một cuộc thí nghiệm thất bại. Sau khi Johnson qua đời, quyền quản lý công ty được giao cho trợ lý của ông là Caroline. Cùng với đó, dự án GLaDOS cũng đang được thực hiện với mục tiêu tạo nên A.I thông minh nhất thế giới. Nhìn chung lối chơi của Portal không có gì phức tạp thậm chí có thể xưng là dễ hiểu, dễ chơi nhưng lại có sức giữ chân game thủ một cách lạ kỳ. Một trong những thứ khiến người ta khó mà rời tay khẩu súng “mở cổng” có lẽ chính là khiếu hài hước cùng khả năng cà khịa đỉnh cao của GLaDOS, tạo vật được lồng tiếng bởi nghệ sĩ tài hoa Ellen McLain.

Destroy All Humans! (2005)

Điểm danh 15 tựa game siêu hài hước có thể bạn đã bỏ lỡ – P.Cuối

Destroy All Humans! phát hành năm 2005 là tựa game hành động phiêu lưu thế giới mở, lấy bối cảnh năm 1959 tại Hoa Kỳ, và nhại lại lối sống, văn hóa nhạc pop và thái độ chính trị của thời kỳ này. Người chơi điều khiển Cryptosporidium 137, thành viên của chủng tộc Furon hư cấu ngoài hành tinh, đi đến Trái đất để thu hoạch DNA từ não người để tiếp tục quá trình nhân bản cho giống loài mình. Là một tên ngoài hành tinh dĩ nhiên Cryptosporidium cũng được trang bị những thứ đồ chơi hết sức tối tân đến từ văn minh vũ trụ để tiêu diệt bất kỳ kẻ nào dám cản trở công việc việc của hắn. Người chơi sẽ được cung cấp súng laser, khả năng telekinesis, tia sáng tử vong Death Ray, một chiếc phi thuyền và không hiểu các NSX đang nghĩ đến điều gì mà đưa thêm vào kho vũ khí khẩu súng có thể khiến hậu môn của nạn nhân nổ tung(?!). Vì Destroy All Humans! Là một trò chơi đơn giản thế nên ông việc thường nhật của Cryptosporidium cũng không gì phức tạp, chủ yếu là tiêu diệt và thu thập, còn thu thập thế nào tiêu diệt ra sao là tùy vào óc sáng tạo của game thủ. Dùng telekinesis ném một con bò để hạ gục người nông dân tội nghiệp, chiến đấu với gã tổng thống trong bộ đồ Transformer hay tiêu diệt tổ chức Man in Black, muốn làm gì thì làm chính là cách đúng đắn để trải nghiệm Destroy All Humans!

The Curse of Monkey Island (1997)

Điểm danh 15 tựa game siêu hài hước có thể bạn đã bỏ lỡ – P.Cuối

Toàn bộ sê-ri Monkey Island đều có thừa chất hài hước để gia nhập danh sách này thế nhưng nếu phải chọn ra cái tên hợp lý nhất để đại diện thì The Curse of Monkey Island (1997) tuyệt đối phù hợp yêu cầu. Những ai từng mê mẩn hai tựa game trước gồm The Secret of Monkey Island và Monkey Island 2: LeChuck’s Revenge chắc chắn sẽ không thể bỏ qua phần này bởi nó sở hữu đầy đủ những gì đã đã làm nên tên tuổi của hai phần đầu tiên. Đấu kiếm phong cách bẩn bựa? Có. Hàng chục hòn đảo đề khám phá? Có. Nhạc nền gây nghiện như loại vodka Beluga Epicure? Có. Nhìn chung The Curse of Monkey Island là sự tập hợp của một loạt các tình huống hài hước oái oăm và cách để rút chân ra khỏi cái vũng đang mắc kẹt đôi khi cũng trái khoáy không kém gì cách bước vào. Kết hợp hoàn hảo với cách xây dựng kịch bản game đậm chất hài hước chính là nền tảng đồ họa đầy màu sắc, khiến người ta có cảm tưởng cứ như đang xem một bộ phim hoạt hình được Disney vẽ tay vào những năm cuối thập niên 90 vậy. Có thể nói The Curse of Monkey Island là đỉnh cao của LucasArts, là cái cái bóng quá sức to lớn mà bốn phiên bản sau đó không cách nào vượt qua được.

Leisure Suit Larry III: Passionate Patti in Pursuit of the Pulsating Pectorals (1989)

Điểm danh 15 tựa game siêu hài hước có thể bạn đã bỏ lỡ – P.Cuối

Thường thì các NSX game khiêu dâm ngoại trừ chăm chú vào việc làm thế nào để game thủ lên cơn hưng phấn, họ sẽ ít khi quan tâm đến việc trò chơi do mình sản xuất có mang tính hài hước hay không. Tất nhiên, đâu đâu cũng có ngoại lệ và lần này kẻ thích chơi nổi cũng mang cho mình cái tên tương đối đặc biệt khi nó dài một cách quái đản, đó chính là Leisure Suit Larry III: Passionate Patti in Pursuit of the Pulsating Pectorals. Trò chơi bắt đầu với việc Larry Laffer giờ đây trở thành một tên loser đúng chuẩn Mỹ khi vừa ly dị đã bị sa thải và phải kiếm ăn qua ngày bằng cách mặc lại bộ đồ bó bằng chất liệu polyester thấy gớm của hắn. Sau nhiều phi vụ tán tỉnh gái đẹp thất bại, giờ đây Larry nhận ra bản thân đã trúng tiếng sét ai tình với Patti, cô nghệ sĩ chuyên chơi piano tại các quán bar rẻ tiền. Tuy  nhiên hai người có chút hiểu lầm và cô nghệ sĩ bỏ đi, Larry phải mang cô ấy trở lại như cách mà hắn từng thực hiện trong những trò chơi trước đó. Kịch bản nhảm nhí nhưng hợp lý, lời loại vớ vẩn nhưng lại hấp dẫn bởi đan xen là những câu chuyện cười tục tĩu rất hợp khẩu vị dân Mỹ ngày ấy khiến Leisure Suit Larry III: Passionate Patti in Pursuit of the Pulsating Pectorals trở thành một trong các tác phẩm hài hước bậc nhất của dòng game không dành cho trẻ con chơi.

Điểm danh 15 tựa game siêu hài hước có thể bạn đã bỏ lỡ – P.1
Điểm danh 15 tựa game siêu hài hước có thể bạn đã bỏ lỡ – P.2
Có thể nói khi nhắc đến việc chơi game hầu hết chúng ta đều nghĩ đến một hoạt động giải trí nhằm tìm kiếm sự vui vẻ.

The Hitchhiker’s Guide to the Galaxy (1984)

The Hitchhiker’s Guide to the Galaxy là bộ truyện khoa học viễn tưởng mang đậm chất hài hước được sáng tạo bởi nhà văn nổi tiếng Douglas Adams. Ban đầu tác phẩm được chuyển thể thành phim hài ngắn nhiều tập phát sóng trên đài BBC Radio 4 vào năm 1978. Sau đó khi tiếng tăm đã tích lũy đầy đủ, tác phẩm tiếp tục được chuyển thể thành nhiều thể loại khác bao gồm những vở kịch sân khấu, tiểu thuyết, truyện tranh, phim truyền hình năm 1981 , trò chơi điện tử năm 1984 và TV Shows năm 2005. Nhìn chung bộ phim thì không ấn tượng cho lắm nhưng trò chơi thật sự rất kinh điển với những tình huống oái oăm cùng cùng những câu thoại hết sức đi vào lòng người bởi sự… ngớ ngẩn đầy hài hước của chúng. Douglas Adam có thể là người viết nên cuốn sách nhưng người làm cho The Hitchhiker’s Guide to the Galaxy trở thành biểu tượng của sự hài hước trong lĩnh vực game lại chính là Steve Meretzky. Danh xưng một trong vài trò chơi hiếm hoi được Hiệp hội các nhà xuất bản phần mềm (Software Publishers Association) chứng nhận tiêu chuẩn “bạch kim” hẳn đã đủ để chứng minh điều này.

Đây là bài viết nằm trong loạt bài về Game vui nhộn