Điểm danh top 10 tựa game đô vật Mỹ hay nhất mọi thời đại – P.1 - PC/Console

Ngày nay dân mê đô vật Mỹ tại Việt Nam chỉ còn cách ngóng trông từng bản WWE được 2K cho ra lò hàng năm để thỏa mãn cơn ghiền thế nhưng cách đây hai thập niên ngoài WWE2K vẫn còn nhiều gương mặt nổi bật khác.

Với những người có chút hứng thú với điện ảnh mỗi khi nhắc tới những cái tên diễn viên The Rock, John Cena, Hulk Hogan… các bạn đã quá quen thuộc trong màn ảnh rộng. Nhưng các bạn có biết trước khi trở thành các siêu sao màn ảnh, những ông thần đô con này từng là võ sĩ đô vật nổi tiếng tại WWE. Vậy WWE là gì? WWE là từ viết tắt của công ty World Wrestling Entertainment. Có nghĩa là công ty đấu vật giải trí thế giới. Tiền thân của nó là công ty Titan Sports được thành lập ngày 21/02/1980 bởi Vincent K. McMahon. Công ty WWE hoạt động trong các lĩnh vực giải trí, thể thao và truyền thông đại chúng. Hoạt động chủ yếu của nó là tập trung vào mảng truyền hình, internet và thi đấu các giải trực tiếp.

Điểm danh top 10 tựa game đô vật Mỹ hay nhất mọi thời đại – P.1

Ngày trước khi mạng internet còn chưa được phổ biến tại Việt Nam, những fan hâm mộ của show giải trí này chỉ có thể tiếp cận đô vật Mỹ thông qua những kênh truyền hình của Thái Lan như TrueSports 2 hay Super Sports của Singapore. Do show diễn đã bị thay đổi thành ngôn ngữ bản địa khi phát lại do đó khán giả Việt sẽ chẳng hiểu được kịch bản của trận đánh – phần hấp dẫn chẳng kém gì những màn so tài trên võ đài,  và chủ yếu chỉ thưởng thức các trận đấu cũng ủng hộ những đô vật nào mà họ thích. Do WWE là một công ty tại Mỹ cũng như có mức độ phủ sóng phổ biến nhất vì vậy đến hiện tại nhiều khán giả vẫn quen miệng gọi show diễn này là đô vật Mỹ hay Smackdown thay cho tên gọi chính thức WWE.

Quay trở lại vấn đề game đô vật thì kể thì năm 2010 sau khi THQ bị thâu tóm bởi Nordic Games, thương hiệu game đô vật đã được sang nhượng lại cho 2K, studio rất nổi tiếng với thương hiệu game thể thao NBA 2K. Tuy nhiên phong độ của hãng làm game trực thuộc Take Two Interactive lại tỏ ra khá thất thường khi có những bản WWE 2K được đánh giá rất cao như 2K14 lại có những bản bị fan đô vật chửi bới không tiếc lời như 2K18. Tuy nhiên dù phải nhận rất nhiều phản ứng trái chiều thì với những tay trót mê môn thể thao giải trí có nhiều mồ hôi và cơ bắp, mỗi phiên bản WWE 2K ra mắt hàng năm lại là dịp để họ ôn lại những kỷ niệm thời thơ bé.

THQ là một ông lớn của ngành game trong suốt một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên sự xuống cấp của họ bắt đầu từ tháng 2 năm 2010, khi THQ gặp khó khăn tài chính và đầu tư cho những sản phẩm không thực thành công ví như uDraw Game Tablet có giá 70 USD, và sự ra đời của hai game FPS thất vọng là Homefront và Red Faction: Armageddon. Trong năm 2013, THQ chính thức tuyên bố đóng cửa và sau đó được mua lại bởi Nordic Games, rồi đổi tên thành THQ Nordic trong tháng 8 năm 2016.

Như Mọt tui chẳng hạn, ngày còn nhỏ khi còn xem đài của thái phát WWE, tui thích nhất là nhân vật Triple H cùng nhóm stable Degeneration X do anh ta cùng Shawn Micheal sáng lập nên. Đến thời điểm hiện tại dù không còn ưa thích đô vật Mỹ đến mức cuồng nhiệt như ngày xưa, hàng năm tui vẫn tranh thủ mua một đĩa WWE2K mỗi khi trò chơi chính thức ra mắt. Có thể xem đó là hoài niệm, cũng có thể đó chỉ là những nuối tiếc từ thuở ấu thơ mà người đàn ông trưởng thành ngày nay muốn bù đắp không biết chừng. Dù lý do có là gì đi nữa hãy cùng Mọt tui điểm qua những tựa game đô vật Mỹ xuất sắc nhất trong lịch sử.

WWE 2K14 (2013)

Điểm danh top 10 tựa game đô vật Mỹ hay nhất mọi thời đại – P.1

Một trong những phiên bản đô vật Mỹ hay nhất kể từ khi THQ nhượng quyền thương hiệu lại cho 2K. Dù đồ họa không được tinh tế cho lắm bởi sức mạnh của PS3 và Xbox 360 là hữu hạn thế nhưng story mode cực kỳ hấp dẫn với hơn 40 trận đấu cùng chặng đường gian nan tiến đến Wrestlemania. Bên cạnh đó đội ngũ roster hùng hậu từ Big John Studd cho đến Goldberg cùng hầu hết thành viên của nWo tải về thông qua DLC miễn phí khiến cho WWE 2K14 trở thành phiên bản sở hữu nhiều đô vật mà game thủ có thể điều khiển nhất. Điều cuối cùng khiến người ta ấn tượng nhất về WWE 2K14 chính là việc trò chơi cho phép game thủ trực tiếp tham gia bảo vệ chuỗi toàn thắng tại Wrestlemania của đô vật huyền thoại The Undertaker, thứ mà trước đó chưa ai nghĩ đến.

WWE Smackdown! Here Comes The Pain (2003)

Điểm danh top 10 tựa game đô vật Mỹ hay nhất mọi thời đại – P.1

Nếu WWE 2K14 là đại diện xuất sắc nhất của đô vật Mỹ trên PS3 thì WWE Smackdown! Here Comes The Pain chắc chắn sẽ là cái tên tiêu biểu cho hệ máy PS2. Nếu RAW vs. Smackdown cùng WWE 2K tượng trưng cho hai giai đoạn trước và sau khi thương hiệu nằm dưới tay THQ thì WWE Smackdown! Lại là tương ứng với giai đoạn phát triển cực thịnh của công ty khi WWE thành lập show Smakdown! nhằm trở thành đối trọng với chính RAW của họ. Nếu Monday Night RAW là show diễn được phát vào tối thứ hai đầu tuần thì Friday Night Smackdown như tên gọi của nó sẽ là gương mặt chốt hạ của một tuần đầy bận rộn.

Tân Thiên Long Mobile
Tân Thiên Long Mobile mở lễ hội “bảo trì” trong ngày đầu ra mắt
Như nhiều người dự đoán, muốn trải nghiệm Tân Thiên Long Mobile trong ngày đầu tiên chính thức ra mắt thực sự còn khó hơn lên trời.


Về mặt kỹ thuật Here Comes The Pain chính là phần thứ năm của loạt game ăn theo thương hiệu Smackdown! đồng thời cải biến rất nhiều về lối chơi khi cho phép mỗi superstar được sở hữu đến 16 move-set tương ứng với phong cách biểu diễn ngoài đời thật của họ. Thậm chí ngày nay mỗi khi mở Smackdown! Here Comes The Pain lên để chơi lại, Mọt tui vẫn hết sức ngạc nhiên bởi vào năm 2003 sao họ có thể làm được điều tuyệt vời đến như vậy?

WWE Smackdown! Shut Your Mouth (2002)

Điểm danh top 10 tựa game đô vật Mỹ hay nhất mọi thời đại – P.1

Đây là trò chơi mở đầu trong kỷ nguyên Ruthless Aggression Era và WWE Smackdown! Shut Your Mouth đã tận dụng được hầu hết những thứ hay ho trong gia đoạn đó để khiến trò chơi trở nên thú vị hơn bao giờ hết. Điểm nổi bật của game chính là dàn roster quá khủng gồm The Beast Brock Lesnar, sự ra mắt của Legend Killer Randy Orton, cùng với Dr. Thuganomics John Cena và The Animal Batista. Không cần nói đến những vấn đề khác chỉ với 4 cái tên này tất cả những ai mê đô vật Mỹ đều không thể bỏ qua trò chơi. nWo cũng xuất hiện trong bản này nhưng họ tỏ ra quá nhàm chán nếu so sánh với phiên bản gốc từ WCW tuy nhiên Smackdown! Shut Your Mouth cũng biết chiều lòng fan hâm mộ khi cho tải miễn phí khá nhiều huyền thoại đô vật được vinh danh trong Hall of Fame.

Saturday Night Slam (1994)

Điểm danh top 10 tựa game đô vật Mỹ hay nhất mọi thời đại – P.1

Capcom là một NSX lừng danh với nhiều tựa game đối kháng khác nhau, trong số đó Street Fighter tất nhiên là cái tên nổi tiếng nhất thế nhưng không nhiều người biết họ từng sản xuất game đối kháng về đề tài dô vật Mỹ. Saturday Night Fever hay còn có tên gọi Muscle Bomber tại thị trường Nhật Bản ban đầu là một bản thử nghiệm của Street Fighter thế nhưng vì một vài lý do khách quan, cuối cùng trò chơi khoác lên mình chiếc áo đô vật Mỹ và đáng ngạc nhiên thay nó lại giúp cho game cực kỳ thành công khi được phát hành trên GEN và SNES. Nếu cảm thấy tạo hình các đô vật trong Saturday Night Slam hơi quen quen thì cũng đừng quá ngạc nhiên bởi chúng được thiết kế bởi Tetsuo Hara người từng góp phần thổi hồn cho nhân vật trong Fist of the North Star hay Bắc Đẩu Thần Quyền.

WWE Smackdown vs. Raw 2007 (2006)

Điểm danh top 10 tựa game đô vật Mỹ hay nhất mọi thời đại – P.1

WWE Smackdown vs. Raw 2007 là tựa game đô vật Mỹ đầu tiên đưa ra khái niệm về thanh thể lực, theo đó các đô vật sau chuỗi đòn tấn công sẽ phải nghỉ ngơi chốc lát để phục hồi lại thanh stamina trước khi ra đòn tiếp. Được phát triển trên các hệ máy XBOX 360, PlayStation 2 và PSP, ngoài thanh thể lực SVR ’07 cũng mang lại nhiều cải tiến mới mẻ như cho phép trận đấu tiếp diễn ngay cả khi các đô vật tiến đến gần đám đông khán giả. Tất nhiên quyết định có phần liều lĩnh này đã phải trả giá khi nhiều game xuất hiện một số lỗi vặt nhưng chủ yếu vẫn xoay quanh việc cấu hình máy lúc bấy giờ khó có thể xử lý được cảnh hai nhân vật chiến đấu giữa đám đông cuồng nhiệt. Dù thất bại trong việc khai phá ý tưởng mới nhưng cuối cùng WWE Smackdown vs. Raw 2007 vẫn xứng đáng được đánh giá cao bởi những ý tưởng có phần điên rồ nhưng thú vị của nó.

Còn tiếp…