Hôm qua, cộng đồng mạng đã vô cùng bất ngờ khi biết được Microsoft – một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất trên thế giới, đang đàm phát để mua lại nền tảng nhắn tin Discord với giá hơn 10 tỉ USD. Có thể nói rằng đây là một trong những lời đề nghị ‘đắt đỏ’ nhất mà Microsoft từng thực hiện. Vượt lên trên cả thương vụ mua lại ZeniMax/Bethesda Softworks với trị giá lên đến 7,5 tỉ USD. Tuy nhiên, có vẻ như ban giám đốc của Discord đã nhẹ nhàng từ chối lời đề nghị này.
Năm 2018, đã có không ít nhà đầu tư giấu tên (vì vấn đề pháp lí) liên tục đưa ra nhiều thỏa thuận vô cùng hấp dẫn, với mục đích nỗ lực thâu tóm ứng dụng Discord cho bằng được. Nhưng Giám đốc điều hành của Discord – ông Jason Citron, đã thẳng thừng để ngoài tai mọi lời đường mật. Theo ông, đó là những hợp đồng vừa không mang lại lợi ích cho đội ngũ nhân sự, lẫn chính bản thân ban quản lý, vừa thay đổi hướng phát triển của công ty.
Về phần Discord, tính đến thời điểm hiện tại, có thể nói đây là một trong những nền tảng voice-chat/nhắn tin cực kỳ nổi tiếng. Đồng thời cũng là một trong những ứng dụng được đại đa số game thủ cực kỳ tin dùng. Đó cũng chính là lí do vì sao rất nhiều ‘ông lớn’ sẵn sàng chi rất nhiều tiền để thâu tóm cho bằng được thương hiệu này.
Giả sử như Microsoft đã thâu tóm thành công Discord, vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Có vẻ như đây là một câu hỏi khá là thú vị không chỉ đối với cộng đồng game thủ, mà còn với cả những người đam mê công nghệ, lẫn các doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn thế giới.
Phụ lục
Lợi ích gì cho đôi bên?
Như đã nói ở trên, Discord là một ứng dụng phải nói là cực kỳ nổi tiếng nhưng như vậy cũng không có nghĩa là thương vụ mua lại của Microsoft sẽ không mang lại lợi ích gì cho đôi bên. Nếu xét trường hợp thỏa thuận này được ký kết thành công, có vẻ như Microsoft sẽ bắt đầu thực hiện phương pháp tiếp cận và phát triển một cách độc lập, tương tự như những thương vụ mua lại trước đây của hãng. Điển hình như LinkedIn, Mojang và GitHub.
Tức có nghĩa là hãng (Microsoft) sẽ không trực tiếp can thiệp quá nhiều vào quá trình phát triển của các công ty (trong trường hợp này là Discord), đồng thời còn cho phép đội ngũ quản lý của các đơn vị được toàn quyền quyết định hướng đi của các thương hiệu trong tương lai. Thậm chí để giữ vững mối quan hệ giữa các đối tác, Microsoft cũng sẵn sàng chi tiền để hỗ trợ và giúp đỡ các nhà phát triển trong vấn đề tài chính.
Nói một cách dễ hiểu, với hơn 5 năm kinh nghiệm phát triển nền tảng voice-chat, Discord có khả năng mang đến cho Microsoft rất nhiều lợi ích về mảng truyền thông và liên lạc. Ngược lại với nguồn lực khổng lồ, cả về tài chính lẫn nhân sự, Microsoft có thể giúp thúc đẩy quy mô và khả năng tiếp cận của ứng dụng Discord trong giai đoạn ‘bình thường mới’.
Những mối quan ngại của cộng đồng
Như đã biết, kể từ khi được chính thức ra mắt vào giữa tháng 5 năm 2015, Discord đã nhanh chóng trở thành một trong những ứng dụng voice-chat được tin dùng nhất bởi cộng đồng game thủ. Không những thế, Discord còn giúp cho rất nhiều người chơi kết nối và liên lạc với nhau, dù cho họ đang sử dụng bất cứ các loại thiết bị nào. Bất kể đó là các hệ máy console, hay là các loại smart-phone, lẫn máy tính bảng.
Nhưng rõ ràng là trong bất kỳ thương vụ, dù muốn dù không, cũng sẽ xuất hiện một vài điều bất cập và tất nhiên, thỏa thuận mua lại của Microsoft cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Mặc dù đa số ai cũng đều cảm thấy vui mừng và mong cho Discord được về chung một nhà với Skype. Nhưng cũng có không ít người dùng tỏ ra khá quan ngại với chính sách hoạt động của Microsoft.
Cụ thể hơn, nhiều người nghĩ rằng hai ứng dụng Skype và Microsoft Teams, rất có khả năng sẽ can thiệp và xung đột với một số tính năng của Discord. Nhưng thành thật mà nói, đây chỉ là một trong hàng vạn trường hợp hiếm hoi và rất khó xảy ra. Bởi đội ngũ nhân sự của cả hai công ty đều là những người có rất nhiều kinh nghiệm, họ có thể nhanh chóng xử lý hầu hết các vấn đề mà người dùng gặp phải.
Ứng dụng Discord vẫn sẽ được mọi người tin dùng
Tuy có thể nói đây là một trong những lời đề nghị ‘khủng’ nhất trong lịch sử ngành công nghiệp game. Nhưng theo những báo cáo gần đây nhất của giới chuyên môn, cũng như nhiều đài báo nổi tiếng khác, rất có thể Discord sẽ lại từ chối những thỏa thuận tiếp theo của Microsoft.
Không những thế, có vẻ như công ty (Discord) sẽ tiếp tục với kế hoạch phát triển ban đầu mà họ đã vạch ra, thay vì lựa chọn giải pháp sáp nhập. Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia tài chính, dù cho lợi nhuận của tập đoàn Discord đang đạt được đến mức kỷ lục, thì những quyết định nói trên, vẫn sẽ mang lại không ít rủi ro cho hãng.
Nhưng nói chung, dù cho Discord có trở thành một công ty đại chúng hay thậm chí thỏa thuận mua lại của Microsoft được thực hiện thành công đi chăng nữa, thì người dùng vẫn có thể thoải mái sử dụng ứng dụng voice-chat này để phục vụ cho nhu cầu giao tiếp hằng ngày của họ với bạn bè.
Suy cho cùng thì cũng phải công nhận rằng Discord đã và đang thực hiện rất tốt trong việc mang đến cho cộng đồng game thủ rất nhiều tính năng hữu ích. Thế nên nếu có về tay của Microsoft, thì họ cũng chẳng có lí do gì để thay đổi hoặc thậm chí là ‘đập đi xây lại’ tất cả mọi thứ cả.
Năm 2020, tập đoàn Microsoft đã tiết lộ tham vọng thâu tóm ZeniMax Media, cùng với các studio con và những thương hiệu game đình đám. Điển hình như Bethesda Game Studios với loạt game nổi tiếng như Doom, series Fallout, The Elder Scrolls và Wolfenstein. Tìm hiểu thêm về thương vụ này tại đây.
Bạn có sẵng sàng "tám" xuyên biên giới tại Gia đình Kênh Tin Game, nơi có những thiên tài như Elon Musk, bí ẩn như Dr.Strange và lịch lãm như Constantine?
Và cuối cùng bạn đã đăng ký kênh Youtube của Kênh Tin Game chưa? Đăng ký đi vì nó miễn phí.