Đôi dòng lảm nhảm về Sekiro của thanh niên thừa máu khổ dâm - PC/Console

Dù Sekiro: Shadow Die Twice không mang cái tên Souls trong mình, nó vẫn hiên ngang đứng trong hàng ngũ Souls, bởi chính bản thân nó là một sự đột phá.

Có thể nói, Sekiro mang tính hành động đã tay nhiều hơn là thụ động và bị quái hành như Dark Souls. Mức độ cày cuốc cũng giảm đi đáng kể so với việc farm souls điên cuồng. Tuy bạn có thể nhặt một số cyber-arm và nâng cấp một số điểm kỹ năng, đừng trông chờ nó sẽ bảo vệ bạn. Suy cho cùng, Sekiro: Shadow Die Twice vẫn là một tựa game mà trong đó yếu tố quyết định để làm nên chiến thắng chính là kỹ năng thật sự của bạn trong combat và tư duy chiến thuật-một trận tử chiến của giáo và khiên, của kunai hay takana đúng nghĩa.

Trước khi đến với trải nghiệm về gameplay, tôi muốn sơ lược qua một số điểm về đồ hoạ của game. Sekiro không phải là một tựa game sở hữu đồ hoạ đặc biệt nổi bật của năm 2019 bởi bộ engine cũ đã được tái sử dụng. Song, chính nhờ lối thiết kế màn chơi độc đáo của FromSoftware mà Sekiro khoác lên mình một bầu không khí ma mị choáng ngợp của sương mù, khói lửa, của những câu chuyện cổ tích với thần tiên và những con quái siêu to khổng lồ như bước ra từ vũ trụ của H.P Lovecraft, khiến người chơi không khỏi trầm trồ, kinh ngạc mà xuýt xoa.

Đôi dòng lảm nhảm về Sekiro của thanh niên thừa máu khổ dâm
Tuy nhiên, thứ làm cho Sekiro: Shadow Die Twice lột xác không phải là đồ hoạ, hay cốt truyện, mà là nhờ hệ thống gameplay quá đa dạng. Đừng hiểu lầm, nói thế không phải là tôi chê gameplay của Sekiro rối rắm đâu nhé, mà ngược lại là đằng khác. Sekiro sở hữu một lối chiến đấu cực kì thông minh và đa dạng, cho phép người chơi chọn lựa từng chiến thuật hợp tình hợp lý để qua màn 1 cách nhẹ nhàng nhất. Rambo xông xáo không phải bao giờ cũng tốt mà trong đó người chơi phải vắt óc suy nghĩ phải làm gì tiếp theo: stealth hay nhảy ra combat, khi nào thì nên hồi máu, khi nào thì nên respawn; khi nào thì nên counter hay khi nào thì nên… bỏ chạy!

Thật thế, gameplay của Sekiro khó kinh hồn mà bất cứ kẻ nào nếu chưa từng kinh qua độ khó của dòng Souls sẽ không thể nào dễ dàng mà phá đảo được. Bạn đã bao giờ chiến đấu với một con King Kong mà khi bị chém đứt đầu rồi nó vẫn… lụm đầu lên để bum bạn? Bạn đã bao giờ chiến với một con rồng mà bạn không to bằng một sợi lông nhỏ nhoi trên người nó? Tất cả những thứ như vậy đều tập hợp trong Sekiro: Shadow Die Twice – nơi mà mỗi kẻ thù một, kể cả người hay quái đều có khả năng dập người chơi không kịp dừng để thở. Còn cốt truyện Sekiro đã chuyển từ  những lore rải rác mờ mịt của dòng Souls sang những đoạn cutscene phô diễn tận mắt, gây cảm xúc đến trong tự nhiên hơn.

Những con trùm không thể chiến thắng và sự bất lực khi chơi game
Có những con trùm không thể chiến thắng được làm ra với nhiệm vụ khiến người chơi cảm nhận sự kinh hoàng của game, một thử thách cực khó cho bất kỳ ai.
336x280
Hệ thống combat của Sekiro cực kì thú vị. Thay vì smash bàn phím cho tới khi kẻ thù chết bởi hết máu, bạn phải áp đảo chúng bằng các đòn đánh hoặc combo kết hợp cho đến khi chúng để lộ lỗ hổng, từ đó mà kết liễu chúng bằng một đòn chí mạng. Chính vì thế, khi chơi Sekiro bạn không thể chỉ spam combo mà còn phải vận dụng bộ não của mình để có thể “beat ’em up” một cách tối ưu nhất mà không quá ảnh hưởng tới thanh máu của bạn.

Từ những năm 2000, khi mà những hệ chơi game console và pc thế hệ mới dần thay thế cho các hệ máy arcade cũ – hệ máy mà mỗi một level của game đều được thiết kế để thử thách người chơi làm sao cho chúng ta phải rất khó khăn mới qua được một màn như Contra, Pacman… Các nhà phát triển game bắt đầu thu hút người chơi một cách rẻ tiền bằng cách nhét nhiều thử thách vô lý nhất có thể vào một màn chơi, khiến game thủ không thể nào qua được màn, khiến họ trở nên nhàm chán, từ đó mất đi giá trị của một trò chơi thực sự.

Đôi dòng lảm nhảm về Sekiro của thanh niên thừa máu khổ dâm
Tuy vậy, nhìn thấy yếu điểm đó, một số nhà phát triển như FromSoftware, Santa Monica Studio… đã bắt tay vào thiết kế những tựa game thông minh hơn, mà ở đó tuy xuất hiện những thử thách khó nhằn nhưng chúng được thiết kế để cho bạn có thể vượt qua, và thoả mãn sau khi hoàn thành. Thử tưởng tượng một gã samurai bắn tên vào bạn, bạn nhấn nút và hất tung mũi tên đó lên trời. Sau đó, kẻ thù tiếp tục vung mũi kiếm vào bạn, nhưng bạn đã biết trước, bạn block đòn tấn công của hắn hai lần với những tiếng “keng” lớn theo sau đó là những tia lửa. Rồi, một biểu tượng hiện lên báo hiệu rằng bạn sắp nhận một đòn đánh không thể đỡ.

Đúng như dự đoán, gã samurai lao về phía bạn bằng một cú đâm cực mạnh, nhưng bạn đã kịp thời nhấn nút counter để đạp lên lưỡi kiếm của hắn. Quả counter đó được tưởng thưởng với một tiếng nổ vĩ đại, và nó chỉ đạt được sau khi bạn đã thất bại hàng chục lần. Nhưng chưa kết thúc, kẻ thù lại tiếp tục đứng lên, và trận chiến lại được bắt đầu. Thú vị, đúng chứ? Đó là thứ mà mọi game thủ hard-core đều mong muốn, để thử thách năng lực và sự kiên nhẫn của bản thân. Để rồi khi hoàn thành nhiệm vụ, một cảm giác thoả mãn dần dần lan tới, từ những cú rung nhẹ trên các đầu ngón tay, rồi truyền lên tận từng chân răng kẽ tóc. Đó là điều mà Sekiro đem lại.

Đôi dòng lảm nhảm về Sekiro của thanh niên thừa máu khổ dâm
Sekiro: Shadow Die Twice là tựa game khá kén người chơi nhưng vẫn dành cho những người chưa từng thử qua Dark Souls. Trái lại nó không dành cho người không đủ kiên nhẫn để chịu nổi độ hardcore. Dù không sở hữu đồ hoạ hay cốt truyện quá xuất sắc, nó vẫn cuốn hút một cách khó hiểu, đó chính là vì sự thử thách mà tựa game này mang lại. Những thử thách mà qua đó, người chơi học hỏi rồi luyện tập, rồi nâng tầm khả năng của bản thân để khi hoàn thành cả 3 ending của game bạn lại muốn tiếp tục. Để thử thách bản thân thêm nữa và sự thoả mãn khi bạn phá đảo nó sau những lần ức chế mà nó gây ra sẽ là một phần thưởng lớn nhất mà tôi tin chắc bất cứ game thủ nào cũng muốn đạt được. Chính vì những thử thách khó xơi của mình, vô hình trung lại làm Sekiro quyến rũ đến vô cùng. Còn, nếu Sekiro vẫn chưa thoả mãn được bạn, yên tâm, hãy tiếp tục trải nghiệm nó ở chế độ hard, và… chết thêm 200 lần nữa.