Đôi khi boss không phải là sinh vật mạnh mẽ như chúng ta từng nghĩ - PC/Console

Thật khó phân định đâu là lòng dũng cảm và đâu là sự hèn nhát khi quyết định lựa chọn rút lui chiến thuật hay chịu sát thương của boss.

Tuy nhiên các quyết định đó rõ ràng phải nằm ở của phía người chơi chứ không ở boss, một nhân vật vốn được lập trình bởi các NSX. Trong trí nhớ của đám game thủ, chỉ có họ mới thường xuyên sử dụng độc chiêu “thả diều” hit and run để câu máu boss. Còn các con trùm với lượng HP khổng lồ và những đòn tấn công sấm sét thường là kẻ lao hùng hục vào trận chiến.

15 cách tào lao nhất mà bạn có thể dùng để giết boss trong game
Đấu trùm là gì? Là chết hàng chục (hay vài chục) lần trong mấy con game do FromSoftware sản xuất để mò mẫm khám phá từng điểm yếu của boss hay cày cuốc hàng chục tiếng để có đồ ngon, vũ khí xịn với chỉ số ưng ý sau đó đối mặt với trùm cuối game như Assassin’s Creed: Odyssey?

Tuy nhiên ngày nay phong thủy đã luân chuyển, với sự phát triển của công nghệ và khả năng thích nghi của trí tuệ nhân tạo, nhiều con trùm trong game đã học hỏi được cách chiến đấu nếu xét về cơ bản không khác bao nhiêu so với con người. Chỉ có điều nhân loại tiến hóa nhanh hơn máy móc thế nên chung quy nếu chịu khó chầy cối thì cuối cùng người chiến thắng trong trận đấu vẫn là game thủ mà thôi. Trong quá trình chiến đấu giằng co ấy, một số con trùm tỏ ra thông minh hơn so với số còn lại khi không còn ỷ vào máu trâu giáp dày mà lao lên hùng hục. Chúng thậm chí còn biết né tránh và bỏ chạy để tiến hành “thả diều” ngược lại người chơi nữa.

Có những tựa game sẽ làm chúng ta cảm thấy bất ngờ vì đặc quyền hit and run này không là đặc sản độc quyền của người chơi nữa và dưới đây là 15 cái tên như vậy!

Metroid Zero Mission – Charge Beam Beast

Charge Beam Beast hay Diorumu là con trùm đầu tiên người chơi phải đối mặt tại Zebes. Khi Samus lấy được quả tên lửa đầu tiên của mình trong Hành lang số 5 và quay trở lại cửa, cô sẽ gặp sinh vật này. Nó sẽ nhốt Samus bằng cách sử dụng cơ thể thon dài của nó để chặn tất cả các lối thoát hiểm và buộc cô phải chiến đấu với nó.

Charge Beam Beast tấn công bằng cách lao đầu về phía mục tiêu, gây sát thương cho cô bằng sừng và gai. Cách thức tấn công thứ hai của loài sâu này là làm rung chuyển phần cơ thể gần với Samus nhất; vài cái gai trên thân nó khi bị rung động sẽ bắt đầu rơi xuống và trút xuống người cô. Tất cả những gì Samus phải làm là bắn một quả tên lửa vào mắt sinh vật khi nó mở mắt. Khi Samus đánh bại nó bằng ba quả tên lửa, cô sẽ có được Charge Beam nhưng điều này không dễ bởi Diorumu có xu hướng “chuồn” sau khi ăn quả tên lửa đầu tiên. Nếu bạn dây dưa quá lâu nó sẽ thật sự bỏ trốn khỏi trận đấu và coi như Charge Beam cũng mất luôn.

Yakuza 2 – Koji Shindo

Kỹ năng của Koji Shindo cũng không tệ lắm nhưng gã yakuza này lại mắc phải khuyết điểm chết người khi thường “chém gió” nhiều hơn là làm được việc. Khi theo dõi phát biểu của hắn trước băng đảng rằng sẽ mang đầu của Kiryu về giao nộp như một kiểu chiến lợi phẩm để ăn mừng nếu trở thành ông trùm đời tiếp theo của băng Tojo, bạn từng nghĩ con hàng này cũng có lòng tin cao ghê. Đáng tiếc trong trận đánh boss sau đó khi bị bạn đập cho tụt mất thanh máu đầu tiên hắn đã nhanh chân chuồn mất.

Còn nói gì lòng tin sẽ mang đầu của Kiryu về như chiến lợi phẩm đâu, chỉ mới mất có một thanh HP đã chuồn mất dạng là sao??? Khi tiến đến hội trường ở trụ sở băng Tojo, Kiryu lại có cơ hội gặp gỡ Koji Shindo lần nữa và hắn lại tiếp tục bỏ chạy sau khi ăn vài quả đấm. Đây là một logic tương đối khó hiểu bởi Kiryu chiến đấu bằng tay không, nhắc lại chỉ có hai nắm đấm, trong khi Koji đang cầm một thanh katana vừa to vừa sắc và hắn lại bỏ chạy nhanh như chuột.

Shadow of the Colossus – Phalanx

Phalanx là biệt danh được đặt cho bức tượng khổng lồ thứ mười ba , nằm giữa một sa mạc rộng lớn ở tọa độ E6. Mặc dù có vẻ ngoài đồ sộ như các colossi khác, Phalanx lại tỏ ra điềm tĩnh khi không cố gắn tấn công, bất chấp việc Wander đến gần nó. Để hình dung sự khủng bố của Phalanx hãy cứ tưởng tượng rằng nó sở hữu chiều dài gấp đôi Hydrus hoặc Dirge. Còn nếu mang tỉ lệ của con hàng này ra ngoài đời đời thực hãy nhìn những thông số như sau: mỗi cánh của Phalanx dài hơn 18m và chỉ lấy phân nửa phần lưng của nó cũng đã khớp với chiều rộng của một đường cao tốc bốn làn xe.

Tuy nhiên, bất chấp kích thước có phần khủng bố này, Phalanx cũng là con trùm có tính cách điềm tĩnh nhất khi không bao giờ chủ động tấn công người chơi, bất kể bạn đang có âm mưu gì đó với nó. Có đôi khi Phalanx tạo cho người chơi người chơi ảo giác giác gần như bản thân quá nhỏ bé và hèn mọn để colossi này phải chú ý. Tất nhiên tất cả những thờ ơ đó sẽ chấm dứt một khi Wander trèo lên lưng của Phalanx. Kích thước của con hàng này sẽ trở thành điểm phiền phức lúc chiến đấu nhưng cách hành xử ngáo ngơ theo quy luật cố định của nó lại là một điểm giúp trò chơi dễ dàng hơn.

Monster Hunter World – Kulu-Ya-Ku

Kẻ cuồng trứng, đây là đặc điểm dễ dàng để truy tìm dấu vết của Kulu-Ya-Ku, nơi nào có trứng nơi đó có ẻm. Chẳng thế mà Capcom còn dày công tạo ra một Event Quest mang tên Kẻ yêu trứng để người chơi có thể đối mặt cùng một con Kulu-Ya-Ku đang phát điên vì không tìm thấy trứng ở đấu trường sinh tử.

Về mặt nào đó Kulu-Ya-Ku có thể xem là giai đoạn tiến hóa lưng chừng giữa khủng long và chim khi còn hàng này vừa mang các đặc điểm rõ ràng của loài bò sát lẫn bộ lông chim hai màu đỏ cam rực rỡ trên người. Trí thông minh của con Bird Wyvern này cũng không tệ lắm khi biết cách dùng công cụ để chống chọi với người chơi và cho đến thời điểm hiện tại đây là loài duy nhất biết sử dụng ngoại vật để tăng sát thương cho bản thân.

Những pha đào một tảng đá lớn để làm khiên ngăn trở đòn tấn công của thợ săn hay dùng chính viên đá đó ném đi như một đòn tấn công tầm xa chính là điều thú vị nhất mà Kulu-Ya-Ku có thể mang lại, còn nếu xét về mức nguy hiểm, độ ngầu thì con quái này hoàn toàn không có gì đáng để các thợ săn chú ý cả.

Đây là một con quái trông giống gà và thái độ của nó cũng chẳng khác gì mấy con gà khi chỉ biết cắm đầu chạy thục mạng sau khi bị tấn công và nhận được lượng sát thương nhất định. Từng có một Youtuber quay lại cảnh anh ta phải tiêu diệt Kulu-Ya-Ku cho nhiệm vụ tại Wildspire Waste và một trường đoạn vừa hoạt kê vừa bi hài đã xảy ra. Con khủng long gà bỏ chạy khỏi tay thợ săn; bị Anjanath phun lửa, bỏ chạy; bị Rathian bắn gai độc, bỏ chạy; bị Barroth húc trúng, bỏ chạy. Dường như Kulu-Ya-Ku hợp với môn điền kinh hơn là thế  giới MHW.

Final Fantasy 6 – Kefka Palazzo

Kefka được biết như là cánh tay phải trợ thủ của hoàng đế Gestahl tại Empire và đồng thời là phản diện chính của game. Khi còn trẻ, với lòng nhiệt huyết muốn phụng sự tổ quốc, Kefka tình nguyện làm vật thí nghiệm của Magitek Knight với mong muốn hắn có thể sử dụng sức mạnh của ma thuật. Thí nghiệm thất bại khiến cho Kefka chẳng những không đạt được sức mạnh như mong muốn mà còn bị biến đổi về ngoại hình lẫn bản tính con người. Từ đó hắn trở thành kẻ nửa điên nửa tỉnh và có sở thích giết chóc bậc nhất của Empire đến mức toàn bộ những binh lính ở đó đều bị ám ảnh mỗi khi nghe được giọng cười của hắn.

Đôi khi boss không phải là sinh vật mạnh mẽ như chúng ta từng nghĩ

Tuy nhiên những điều ấn tượng ở trên cũng chẳng thể che giấu một sự thật đáng buồn rằng Kefka Palazzo chỉ là một kẻ hèn nhát và yếu đuối. Còn nhớ lúc phải đối mặt với các Returner ở vách đá Narshe chớ? Kefka đã làm gì sau khi bị đánh bại? Đúng rồi, hắn chuồn nhanh hơn thỏ sau khi thốt ra mấy lời hung ác kiểu như đợi đấy, ngộ sẽ báo thù. Nếu chơi qua nhiều game hẳn ai cũng biết đó là những câu hăm dọa vô tích sự nhất trên đời và chỉ có những thằng bệnh mới thốt ra được vì kiểu gì mà chẳng đụng mặt nhau vào cuối game, theo cách này hay cách khác. Tóm lại Kefka Palazzo chỉ là một thằng hề yếu đuối mà thôi!