Không thể phủ nhận sức ảnh hưởng to lớn của Doom đến ngành công nghiệp game mà cụ thể hơn là game FPS. Dòng game FPS huyền thoại này đánh dấu sự trở lại huy hoàng của mình vào năm 2016 với phiên bản reboot mang tên Doom cùng những giá trị của game FPS cổ điển. Với thành công của Doom 2016, phiên bản Doom Eternal sắp ra mắt được kì vọng sẽ nối tiếp sự thành công đó. Thế nhưng mọi chuyện đã có thể khác nếu tựa game Doom thứ 4 không phải là Doom 2016 mà là một phiên bản khác, phiên bản gốc mang tên Doom 4 1.0
Năm 2004, Doom 3 chính thức ra mắt game thủ. Khác chất run and gun của 2 tựa game Doom trước đó, Doom 3 tập trung nhiều hơn vào cốt truyện và yếu tố kinh dị sinh tồn. Cũng bởi vậy mà game dù được đánh giá rất tích cực nhưng cũng nhận phải các ý kiến trái chiều từ game thủ. Theo như kế hoạch thì sau Doom 3 sẽ có một dự án game kinh dị sinh tồn khác cũng dựa trên nhiều yếu tố của Doom 3 mang mã hiệu Darkness. Thế nhưng dự án mã hiệu Darkness đã bị hủy bỏ từ rất sớm, nhường chỗ cho quá trình phát triển Rage và 1 tựa game Doom mới. Điều này đồng nghĩa với việc đội ngũ id Software phải tách ra làm 2 nhóm phát triển. Doom 4 chính thức bước vào giai đoạn đầu vào tháng 8 năm 2007 và được công bố chính thức vào ngày 7/5/2008.
Hầu hết nhân sự tại id Software tập trung hoàn thiện Rage để đảm bảo tiến độ rồi sẽ tham gia vào Doom 4 sau khi Rage chính thức ra mắt. Doom 4 dự kiến được dựng trên nền engine id Tech 5, hướng tới 30 FPS trên console và 60 FPS trên PC, cùng với đó là chất lượng đồ họa vượt trội so với những gì Rage thể hiện. Đồng thời Doom 4 cũng được dự kiến sẽ lên PS4.
Cốt truyện Doom 4 được cho là sẽ kế tiếp Doom 3 và có thể coi là 1 bản reboot của Doom II Hell on Earth. Bối cảnh sẽ là Trái Đất hậu tận thế sau khi bị binh đoàn quỷ dữ từ địa ngục xâm lược. Game sẽ theo chân 1 nhóm chiến binh, những người này thành lập đội quân kháng chiến chống lại địa ngục cùng bầy quỷ dữ. Theo các hình ảnh và video bị rò rỉ thì Doom 4 sẽ tập trung rất nhiều vào xây dựng cốt truyện và nhân vật, bao gồm các yếu tố chiến đấu mang tính chiến thuật, các đoạn cắt cảnh đậm chất điện ảnh cùng các NPC để người chơi tương tác. Cốt truyện được cho là sẽ mang phong cách phim chiến tranh tâm lí hơn là khoa học viễn tưởng đơn thuần thường thấy.
Về gameplay, thay vì phong cách chạy bắn tốc độ cao thường thấy ở các game FPS từ id Software thì Doom 4 sẽ là 1 game tuyến tính và đậm chất điện ảnh hơn, giống như xu thế game FPS thời điểm đó mà Call of Duty là ví dụ điển hình nhất. Người chơi có thể lựa chọn các đoạn hội thoại khác nhau để tương tác với các nhân vật trong game. Lối điều khiển nhân vật sẽ tương tự như các game FPS cùng thời, đặc biệt là ở khía cảnh ngắm súng bằng đầu ruồi. Chuyển động của nhân vật chính sẽ chậm và chân thực hơn, yêu cầu tính chiến thuật và sự tính toán nhất định, cùng với đó là khả năng nấp và bắn phía sau vật cản tương tự các game TPS.
Do những yếu tố từ các game bắn súng quân sự hiện đại được áp dụng vào Doom 4 mà phiên bản này giờ đây còn được các nhân sự tại id Software ví von là Call of Doom. Một yếu tố đặc biệt của Doom 4 đó là cơ chế cận chiến với tên gọi sync melee cho phép nhân vật chính ra 1 đòn kết liễu ở cự li gần. Đòn kết liễu này có nhiều animation khác nhau, phụ thuộc vào kẻ dịch, vị trí người chơi nhắm tới và môi trường xung quanh. Đây có thể coi là 1 trong số ít những yếu tố được Doom 2016 giữ lại và tận dụng để trở thành glory kill với tốc độ nhanh hơn.
Nhiều năm trôi qua kể từ khi được công bố, thông tin về Doom 4 rất ít khi được tung ra khiến cho cộng đồng game thủ cùng giới báo chí cực kì sốt ruột. Đã có không ít tin đồn về việc Doom 4 bị hủy bỏ dù cho id Software và Bethesda liên tục trấn an cộng đồng. Đến năm 2013, Kotaku cho biết dự án Doom 4 đã bị kẹt vào trạng thái development hell bởi sự quản lí yếu kém và tầm nhìn thiếu chiến lược, theo đó toàn bộ dự án đã được khởi động lại từ 2011. Khi mà Doom 4 được tái khởi động, hầu hết các nhân sự chủ chốt đã không tiếp tục gắn bó với dự án, bao gồm cả huyền thoại John Carmack, gần như toàn bộ đội ngũ phát triển đã được thay mới bởi những người được cho là có niềm đam mê mãnh liệt cũng như hiểu Doom nhất.
Về phần phiên bản Doom 4 1.0, những người làm việc tại id Software cho rằng nó đã xa rời những tinh hoa đã làm nên Doom. Theo đó, phiên bản “Call of Doom” này có thể đậm chất điện ảnh và cốt truyện công phu, thế nhưng nó sẽ bắt người chơi phải “mất 1 khoảng thời gian” rồi mới cho phép người đương đầu với bầy quỷ. John Carmack khi được hỏi đã cho biết: “Doom chỉ có nghĩa là 2 thứ: quỷ dữ và shotgun”. Doom 4 1.0 nếu được hoàn thành thì vẫn có thể là 1 game hay, thế nhưng 1 game Doom đích thực là nơi mà chỉ người và binh đoàn quỷ dữ từ địa ngục, như vậy là đủ rồi.
- Combo1: G103 + G213 + A10 sẽ nhận được 1 thẻ Starbucks trị giá 100.000vnđ
- Combo 2: G402 + G512 + G Pro Gen 2 sẽ được discount lên tới 15% và nhận được 1 thẻ Starbucks trị giá 100.000vnđ kèm túi đựng bàn phím. Ngoài ra với combo này bạn sẽ có thể được hoàn trả lên đến 200.000vnđ khi làm theo những bước sau:
- Mua cả combo trong 1 lần bằng link Lazada ở cuối bài
- Chụp ảnh sản nhận nhận được từ Lazada kèm hóa đơn
- Gửi hình ảnh cho Kênh Tin Game qua fanpage kèm Mã đơn hàng
- Chỉ áp dụng cho khách mua hàng bằng link cuối bài và cho 10 Khách Hàng đầu tiên.
- Combo 3: Khi mua sản phẩm Pro Gen 1 sẽ được tặng sản phẩm chuột Pro Hero, 1 thẻ Starbucks trị giá 100.000vnđ và 1 áo Logitech (số lượng có hạn)
Nhanh chân mua sắm thôi nào các bạn ơi, vì số lượng quà tặng chỉ có hạn: Nhấn vào đây để chuyển đến shop Logitech nhanh nhất nhé.