Nhưng nhìn chung, game vẫn níu chân được những game thủ có kĩ năng vì những bí mật mà game ẩn chứa. Dù có biết bao lời phàn nàn, FNaF vẫn đứng trên đỉnh cao của thể loại game kinh dị dù biết bao tựa game khác đã phải thất bại. Tới giờ, series game kinh dị mang tính biểu tượng này của Scott Cawthon đã làm sản sinh ra hàng ngàn, hàng ngàn video gào thét trên youtube, hàng trăm diễn đàn thảo luận về cốt truyện chính của game và thậm chí, cả một hợp đồng làm phim về Five Nights at Freddy nữa.
Dù đã ra mắt được một thời gian dài, FNaF vẫn duy trì được sức sống và sự lôi cuốn của mình qua hàng loạt các bản sequel, spinoff và một loạt những cuốn sách khác nhau. Và liệu bạn có chắc rằng, dù đã chơi qua hầu hết những bản FnAF được ra mắt, bạn đã hiểu biết tường tận về series game dài hơi này chưa? Vậy nên hôm nay hãy cùng KenhTinGame tìm hiểu về Five Nights at Freddy’s: Những điều bạn chưa biết nhé.
1/ FNaF xuất hiện lần đầu trong một tựa game… về Thiên Chúa Giáo
Dù đã rất thành công như một trong những series game kinh dị hàng đầu của thời nay, nhưng í tai biết, FnAF là một sản phẩm phụ không hề được dự liệu từ một dự án game mà nhà phát triển Scott Cawthon đã từng tham gia làm việc. Một tựa game có lối chơi khác hoàn toàn với thứ ác mộng mà FnAF mang lại.
Thời đầu sự nghiệp, Cawthon làm việc với vai trò là nhân viện hoạt chỉnh animation (chuyển động nhân vật) cho Hope Animation, làm thành nên series 8 phần của The Pilgrim’s Progress với nội dung như “Một câu chuyện ngụ ngôn cho chuyến hành hương mà mọi tín đồ đạo Chúa phải nhận” và trong đó là một số những sản phẩm Animation đầu tiên của anh. Và chính cái lối Animation sơ khai đó đã gieo mầm cho những ý tưởng đầu tiên về FnAF.
Sau đó, Scott Cawthon còn làm một cơ số những tựa game kahsc trước khi làm ra FNaF, và tất cả những tựa game đó đều rất thân thiện với gia đình với những giá trị Thiên Chúa Giáo năm trong cốt lõi. Như Chopper and Sons Lumber Co. thì rất là thân thiện, tươi sáng và đơn giản này, tuy nhiên thì lại bị chỉ trích vì chuyển động nhân vật cứng gượng, thiếu tự nhiên. Tựa game tiếp theo The Desolate Hope thì cử động mượt mà hơn những mặt nhân vật vẫn cứng đờ với đôi mắt vô hồn làm người chơi phát khiếp.
2/ FNaF, một câu chuyện có thật?
FNaF là một tựa game đầy những thảm kịch đau buồn. Ngay như trong tựa game đầu tiên chẳng hạn, chúng ta nhận ra rằng những con gấu máy trong game được điều khiển bởi một linh hồn hắc ảm của một kẻ giết người chuyên sát hại trẻ em. Vòng xoay nhân quả của máu, những những sinh mạng bị đánh mất xoay vần ngày càng tồi tệ, tăm tối qua tằng phiên bản qua những mẩu cốt truyện được game “nhá hàng” cho game thủ.
Ấy thế nhưng thứ cốt truyện trong game đó không thuần túy chỉ là những áng văn kịch bản tưởng tượng đâu. Mà chúng, thứ bi kịch ảo đó là tiếng vọng xa xôi từ những sự kiện có thật đó. Thay vì tại quán Pizza Freddy Fazbear’s vào năm 1987, sự kiện thật xảy ra vào năm 1993 tại quán Pizza Chuck E. Cheese’s ở Aurora, Colorado; vào năm 1993, bốn người bị hạ sát trong một đêm. Kẻ sát nhân là một thanh niên 19 tuổi tên là Nathan Dunlap, đến ăn một suất Sandwich phomai và chơi chút game thùng vào một buổi tối 14/12. Sau khi đóng cửa , nhân viên còn ở lại trực quán bị hắn bắn chết một cách tàn nhẫn. Nạn nhân thứ 3, một cô gái 17 tuổi dù đã quỳ xuống van xin hắn tha mạng nhưng vẫn bị bắn chết đầy máu lạnh bằng một phát súng headshot ngay đầu.
Thậm chí ngay cả quản lí nhà hàng cũng bị bắn chết sau khi bị hắn ép mở két an toàn của cửa hàng. Một nhân viên khác cũng bị bắn trúng nhưng may mắn sống sót. Anh này cũng chỉ vừa mới vào cửa hàng sau khi ra ngoài hút thuốc giải lao và đi vào vì tưởng tiếng súng là tiếng… nổ bóng bay mà thôi.
Dunlap bị kết án tử hình vì giết người để trả thù cho việc bị đuổi việc khỏi quán Pizza Chuck E. Cheese.
3/ Hơn cả một tựa game…
… Chính là một bộ phim; vâng, đây không phải là thứ tin tức bắt nguồn những đoạn trailer Fake nhảm nhí trên Youtube đâu. Mà thực sự một dự án làm phim FNaF đang được bắt tay vào làm đó, hiện tại chúng ta đã được biết rằng Studio Blumhouse của hãng phim Warner Bros đã xúc tiến mua bản quyền chuyển thể phim ảnh của FNaF. Có vẻ như ông lớn của thể loại game kinh dị đã tìm được bến đỗ thích hợp, bởi lẽ Blumhouse là một studio chuyên làm ra những bộ phim kinh dị chất lượng, mang đến những phút giây kinh hoàng trên màn ảnh rộng, có một khoản ngân sách dư dả để truyền tải đàng hoàng, trọn vẹn những phút giây kinh dị của những con gấu máy với đôi mắt đen chết chóc trong FNaF lên màn ảnh rộng.
Mà Blumhouse lại cực thích bắt tay vào làm những series dài hơi nữa chứ? Còn FNaF lại là một tựa game “đo ni đóng giày” để làm ra hàng loạt những sản phẩm phim ảnh dài hơi với những trường đoạn Jump Scare hù dọa khán giả. Chừng đó thông tin cùng với việc FNaF đã thu nạo được đạo diễn Chris Columbus (đạo diễn hai phần đầu của Harry Potter, Mrs.Doubtfire và The Goonies vào ghế biên kịch đạo diễn cho FnAF khiến cho dự án phim FNaF trở nên đầy triển vọng thành công sau biết bao bom xịt phim ăn theo game thời gian gần đây.
4/ Ngay từ đầu game đã có một cốt truyện sâu sắc rồi
Dù FNaF có vẻ là một tựa game khá là giản đơn, thậm chí phần nông cạn và phát nhảm quá mỗi phần game. Tuy nhiên , cái thứ gameplay đó, dù rất hiếm hoi thôi, thỉnh thoảng vẫn nhá hàng ra những tình tiết cốt truyện cho game thủ, một câu chuyện vô cùng sâu sắc ẩn sau vẻ ngoài đơn giản của tựa game nào. Và cũng phải cảm ơn chàng MatPat trên channel Youtube The Game Theorist, người đã kiên nhẫn ngồi “gỡ rối tơ trời”, săm soi từng khung hình, từng mảnh giấy một để chúng ta có được cái nhìn rõ ràng hơn về cốt truyện của game.
Trong phần game đầu tiên, bạn vào vai một người bảo vệ ca đêm của một của hàng Pizza. Nhưng công việc tưởng chừng nhàm chán đó lại đặt bạn vào vai trò của một kẻ sống sót phải tìm được cách phòng thủ, sinh tồn cho đến sáng với những con thú máu trở nên “nhộn nhịp” bất thường vào buổi tối. Và chỉ qua những tờ báo nho nhỏ, những mấu giấy vu vơ thôi, câu chuyện dần hé lộ lên về những đứa trẻ bị mất tích một cách bí ẩn, cha mẹ của các bé than phiền rằng có máu, dịch nhầy cơ thể dính trên những con thú máy … Một cách gián tiếp, thế giới của FNaF giao tiếp với chúng ta qua những manh mối nhỏ nhoi nằm đó chờ được cách fan gạo cội của game tìm ra qua năm đêm tối trong game.
5/ Cuộc đối đầu của nhà làm game và nhà giả thuyết game
Dòng thời gian ngoằn nghèo, uốn éo đầy hại não của FNaF vốn vụn vỡ, lung tung không theo một trật tự cố định nào cả và chỉ được biết đến qua những mấu tin tức, tờ báo rải rác trong game. Và nếu không nhờ có anh chàng MatPat chầy cối, kiên trì thì chúng ta đã chẳng hiểu được chuyện gì đang xảy ra với tựa game này mất rồi. Những series dài hơi nhất, tuyệt vời nhất, đào sâu nhất của anh chàng đã lật tung và sắp xếp lại rất kì công từng mảnh vụn cốt truyện trong FNaF lại thành một câu chuyện tổng thể xuyên suốt. Và nỗ lực của anh không hề uổng phí bởi lẽ chúng được để tâm sâu sát bởi chính bộ óc đứng sau FNaF, Scott Hawthon, nhà làm game đã mang Five Night at Freddy’s đến cho chúng ta. Dù chẳng lạ gì nhau nhưng hai người nay có một tình bạn “thù địch đầy thân thiết” như thê Conan và tay đạo chích The Kid vậy.
Bởi lẽ hai người như thể hai địch thủ của nhau vậy; một người muốn tạo nên một cốt truyện thật hấp dẫn nhưng cũng nửa tỏ nửa mờ để các fan, game thủ không thể rời mắt khỏi FNaF do sự tò mò thôi thúc. Và một người tìm mọi cách đẻ làm sáng tỏ thế giới của tựa game để thỏa trí tò mò của mình, đáp lại lòng mong mỏi của các game thủ lâu năm của FNaF. Đôi khi MatPat đã lật tẩy được hầu hết mọi ngóc ngách trong cốt truyện FNaF thậm chí đưa ra những dự đoán về diễn biến trong tương lai vô cùng hợp lí đưa nhà làm game Scott Hawthon vào thế bí. Nhưng đôi khi Cawthon lại nói rằng channel Game Theorist đã sắp xếp mọi chuyện “gần như chính xác rồi”, tuy nhiên “dù đó là một video hay, MatPat, tôi luôn yêu thích chúng. Nhưng đáng tiếc thay, như một số khán giả khôn ngoan đã chỉ ra trong phần comment bên dưới, bạn đã bỏ qua một tình tiết quan trọng trong game.