Game hiện đại và những cách tùy chỉnh độ khó hợp lý - PC/Console

Độ khó cao nhất không phải là thứ mà các game thủ thông thường mong muốn, nhưng với các game hiện đại thì việc tùy chỉnh chúng lại dễ dàng hơn bao giờ hết.

Chúng ta vẫn thường hay nói về những game cực khó như Dark Souls hay Bloodborne là chứng nhận trình độ của game thủ ra sao, nhưng không phải ai cũng có hứng thú với những thử thách có phần hơi bị khổ dâm như vậy. Đối với rất nhiều game hiện đại – nơi việc chơi co-op là chủ đạo, thì việc cho game thủ được tự quyết định độ khó một cách hợp lý đôi khi còn quyết định sự thành công của nó.

Review Age of Wonders: Planetfall - Giành lại cố hương
Đánh giá Age of Wonders: Planetfall - Giành lại cố hương
Là phiên bản thứ 5 của series Age of Wonders, Planetfall đưa game thủ vào không gian xa xôi để tìm về nguồn cội của mình sau nhiều năm phiêu bạt.

Chúng ta đang sống trong một thời đại mở hoàn toàn, nơi mà các tựa game thuần túy trải nghiệm offline cũng phải dần hướng tới việc cho phép mọi người co-op cùng nhau, thật sự là nhàm chán khi bạn có thể xây dựng một nhân vật bá đạo sau hàng trăm giờ cày cuốc mà lại không thể khoe cùng bạn bè. Những tựa game hiện đại như Monster Hunter: World, The Division 2 hay Anthem đều cho phép người chơi trải nghiệm một mình, sau đó rủ bạn bè vào một màn chơi do họ tạo ra bằng chính nhân vật sẵn có.

Có thể hiểu những game hiện đại sở hữu tính năng co-op như một dạng “online một nửa” vậy, bạn vẫn trải nghiệm được cảm giác vô đối khi chơi một mình nhưng khuyến mãi thêm việc kéo đồng bọn vào quẩy cùng mình nữa. Kiểu chơi co-op dạng lấy nhân vật offline lên mạng đi quẩy này thực ra đã có từ rất lâu với seri Diablo là điển hình, nhưng thời gian gần đây khi mà công nghệ cũng như hạ tầng đường truyền tốt lên, thì chúng mới nở rộ một cách đặc biệt.

Game hiện đại và những cách tùy chỉnh độ khó hợp lý

Điểm hay ho nhất của kiểu chơi này là người chơi có thể tùy chỉnh độ khó theo ý thích của mình, bất kể một màn chơi hay một con trùm nào cũng sẽ trở nên cực kỳ khó nhằn và thử thách thực sự, đủ để một nhóm bạn thân phải đổ mồ hôi hột cùng nhau để chiến thắng. Nếu như làm tốt nó sẽ khiến tựa game đó giữ chân người chơi cực kỳ lâu, vì ở các độ khó cao sẽ luôn có đồ xịn rớt ra để kích thích người chơi hoàn thành nó cho bằng được cùng bạn bè.

Monster Hunter: World là thứ làm điều này khá tốt, tuy nó chỉ đơn giản là tăng máu kẻ địch theo số lượng người tham gia, nhưng với số lượng quái vật đông đảo và được cập nhật mới liên tục, những màn đi săn này không bao giờ trở nên nhàm chán cả. Hơn nữa trong Monster Hunter: World còn có những con quái được thiết kế dành riêng cho những tổ đội đông người, khi mà việc solo chúng một mình trở nên rất bất khả thi.

Nếu bạn để ý thì những game hiện đại có tính năng co-op đều cố ý chia class theo kiểu game online, tức là có sát thương, tanker và cả healer đầy đủ… đảm bảo cho người chơi có thể kết hợp cùng bạn bè mình trong những cuộc “raid boss” khủng. Tuy vậy do bản chất của nó vẫn là game online, nên game thủ có thể chuyển class bất cứ khi nào họ muốn, chứ không bị bó buộc phải đóng chết một lớp nhân vật nào cả.

Game hiện đại và những cách tùy chỉnh độ khó hợp lý

Ngược lại với suy nghĩ chơi co-op sẽ làm giảm thử thách của game xuống (nhiều người hơn trong khi số lượng quái vẫn vậy), thì các game hiện đại sẽ có tính năng cho phép tăng hoặc giảm độ khó tùy thuộc vào mức mà người lập ra nhiệm vụ muốn. Lấy ví dụ như The Division 2 hay Remnant: From the Ashes vừa ra mắt, bạn hoàn toàn có thể chọn lựa một mức độ Hardcore theo kiểu kẻ địch có thể “một đấm chết luôn” bất kỳ nhân vật nào.

Chúng khiến cho các game hiện đại có tính năng co-op trở nên thử thách tuyệt đối, cộng thêm cơ chế rớt đồ xịn từ quái vật mạnh, càng khiến cho game thủ muốn thử đi thử lại ở mức độ cao nhất nhằm hoàn thiện set trang bị hoàn hảo cho mình. Một điều tiên quyết là mặc dù khó tới đâu thì các thử thách này vẫn có thể hoàn toàn nếu bạn chơi solo (và đủ giỏi), nó giống như sự phân cấp game thủ bình thường và bọn thích ăn hành chơi Souls-like vậy, nó là chất gây nghiện đơn giản để giữ chân một số lượng lớn người chơi trung thành cho tựa game đó.

Game hiện đại và những cách tùy chỉnh độ khó hợp lý

Tuy vậy tùy chỉnh độ khó không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ, đôi khi các nhà phát triển quá muốn tống game thủ của họ đi chơi co-op ngay, mà quên béng đi rằng vốn dĩ sản phẩm của mình được phát triển ra tiên quyết phải dựa trên yếu tố chơi đơn trước đã. Anthem là một điển hình như vậy, khởi đầu được dạo đầu quảng cáo hoành tráng, với sự hậu thuẫn của một ông lớn đình đám (E cmn A) và lối chơi loot shooter đang thịnh hành… nhưng kết quả nó đã chết tươi giãy đành đạch chỉ sau vài tháng phát hành.

Anthem đã phạm một sai lầm nghiêm trọng, đó là bắt buộc game thủ phải co-op cùng nhau mà không được chơi một mình. Bọn họ tùy chỉnh độ khó cũng như máu của lũ quái lên quá cao, tạo ra cảm giác khiến nhân vật của bạn yếu ớt tới mức tội nghiệp chứ không bá đạo chút nào. Anthem bị mập mờ giữa ranh giới một game online và co-op, khiến cho độ khó của nó thì tương đương game online nhưng cách chơi lại sặc mùi kiểu single play, cuối cùng thành một mớ hổ lốn chả đâu vào với đâu.

game hiện đại

Và cuối cùng điều tối quan trọng đối với những game hiện đại có thể điều chỉnh độ khó, đó là nó phải được quyết định 100% bởi người chơi, khi mà họ chắc chắn mình và đồng đội có thể hoàn thành được cái thứ này. Sẽ thực sự là thảm cm nó họa khi bạn vác một con quái vật cỡ… boss cuối trong Bloodborne ra trước một đám game thủ bình thường, thử thách nào cũng phải có điểm mấu chốt là nó phải làm được cái đã.

Bấm liền tay – Nhận ngay quà tặng từ văn phòng phẩm Hồng Hà cho mùa tựu trường: http://bit.ly/2KivZKo