Kể từ lần đầu tiên ra mắt vào năm 2016, VR dù được biết tới là một xu hướng game mới mẻ và khá cuốn hút, xong đây vẫn là dòng game khó định hướng cho sự phát triển của mình, chủ yếu là vì VR vẫn còn là điều gì đó còn quá mới mẻ khi có sự cường điệu mạnh mẽ dẫn đến sự mắt của 3 nền tảng chính: PS VR, HTC Vive Pro và Oculus
Theo thời gian, chúng ta đều được thấy các trải nghiệm VR phát triển từ những bước đầu tiên về mặt quy mô và sự khéo léo khi các nhà phát triển đã dần dần học hỏi và tự xây dựng nên những thành quả, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm từ những gì đã học và thực hiện được.
Mặc dù một số hãng như HTC Vive và Oculus cũng đã xuất xưởng cho mình những bộ chơi VR của riêng họ, nhưng PlayStation VR lại là sản phẩm giành được nhiều sự chú ý và đón nhận mạnh mẽ nửa cuối 2018. Sau một khoảng thời gian ngắn phát triển, thật ngạc nhiên khi công nghệ VR nguyên thủy lại là nền tảng cho những tựa game VR hay nhất của năm; và bản thân cả PS VR vẫn chỉ hoạt động trên phần cứng của PlayStation 4, kiểm soát người chơi thông qua PlayStation Camera và sử dụng bộ điều khiển chuyển động không mấy tinh vi. Nhưng nó vẫn là minh chứng cho khả năng của Sony trong việc đảm bảo tính độc quyền, thiết lập một nền tảng rộng hơn và để các nhà phát triển mang đến một trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn. Và nếu không có được những tựa game VR tuyệt vời, 2018 sẽ không phải là năm dành cho VR game.
Đỉnh cao của PlayStation VR với các tựa game hay.
Japan Studio đã sáng tạo ra một tựa game VR thực sự đặt biệt cho PS VR với tên gọi Astro Bot: Rescue Mission. Ban đầu, tựa game không nhận được nhiều sự chú ý khi nó tận dụng một con “AR Bot” từng là linh vật của Playroom trên PS VR. Nhưng khi bước vào tựa game, người ta mới thấy nó làm được nhiều thứ hơn thế. Bạn sẽ tự điều khiển con bot khi cầm DualShock trên tay để sử dụng các tiện ích và tương tác với môi trường. Hai nhân tố này hoạt động 1 cách liên tục để giúp người chơi giải đố, định vị các hướng thử thách và tiêu diệt quái. Và tất cả kết hợp với nhau rất mượt mà nhờ vào màu sắc và sự lôi cuốn thấm nhuần trong thế giới và nhân vật của tựa game.
Sau đó, khi nhà sản xuất Tetsuya Mizuguchi phát hành tựa game VR Tetris Effect, bạn sẽ tự hỏi rằng, “Trò chơi cổ diển này sẽ làm dược gì trong năm 2018”. Bằng cách phối hợp giữa phần trực quan hấp dẫn, nhạc nền cuốn hút và độ khó tăng dần, trò xếp hình cổ điển ngày nào đã được nâng lên thành một thứ gì đó tuyệt vời hơn là ghép các khổi liên tục lại với nhau để hạ độ cao của tháp xếp hình xuống, đặc biệt là khi chơi trong VR. Mỗi thể loại âm nhạc đi cùng với phần đồ họa trực quan sẽ quyết định tốc độ chơi lúc nhanh lúc chậm ở những thời điểm khác nhau.
Và cuối cùng, một điển hình game VR nữa mà chúng ta không thể không kể đến là Beat Saber, một cho chơi cho bạn cần 2 thanh kiếm trong Star Wars và chém phăng các khối hộp hiện ra theo nhịp điệu của bài hát. Mỗi khối yêu cầu bạn cắt nó theo một hướng nhất định bằng độ điều khiển VR trái phải, giúp tạo nên những vẫn động liên lục giống như đang nảy dù việc này hơi chút khó khăn. Beat Saber đã phá hành chính thức trên PS4, nhưng trên phiên bản PC, bạn có thể nhập các bài hát mà bạn thích và AI sẽ tạo ra độ khó của trò chơi, và hiện tính năng này vẫn đang được phát triển.
Eminem - Rap God
Ngoài các tựa game kể trên, một số khác như game chiến thuật FPS Firewall Zero Hour, Evasion và game 3D góc nhìn thứ 3 Moss đều nhận được nhiều đánh giá tích cực cho độ sáng tạo bất chất việc các tựa game VR FPS vẫn còn thiếu hụt nhiều nhân tố để trở nên hấp dẫn hơn nữa.
HTC Vive Pro - VR không dây và cái giá của sự xa hoa.
HTC cũng trình làng bộ VR Vive Pro, với độ phân giải cao hơn so với phàn cứng gốc cùng những điều chỉnh rất tiện lợi. Với việc tăng cường độ phân giải, dù không nhiều, nhưng giúp cải thiện rõ rệt về chất lượng hình ảnh. Thiết kế dây đeo đầu thông mình cùng việc phân bố trọng lượng thích hợp, thêm vào đó là tai nghe thích hợp đều được xem là những cải thiện to lớn cho những người yêu dòng VR này.
Tuy nhiên cái giá 800$ ở đây mới là thực sự là vấn đề, Nó khá đắt và còn yêu cầu bạn có sẵn nền tảng Vive chứ chưa nói nến là một PC có thể chơi được. Và nếu không có, 1400$ là khoản tiền bạn phải chi trọn gói Vive Pro. Dù cho công nghệ ấn tượng, nhưng có lẽ ai cũng đều chua xót khi phải bỏ ra số tiền này. Thế nhưng đó là chưa đủ khi Vive giới thiệu thêm bộ Adapter không dây được cho là nâng cao độ trung thực trong trải nghiệm với độ trễ đầu vào thấp. Và dĩ nhiên 300$ sẽ là cái giá phải trả để sở hữu công nghệ tân tiến này.
Oculus hướng đến các thị trường rộng lớn với headset độc lập.
Vượt ra ngoài nền tảng Rift, Oculus đã cho ra lò bộ headset độc lập Oculus Go mang lại một trải nghiệm VR nhẹ nhang hơn. Oculus Go được hãng xếp vào hệ sinh thái của mình và nổi bật với một số tựa game như Thumper và Republicque, nhưng bộ điều khiến và thông số kỹ thuật của nó sẽ không thể dùng để chơi game bình thường được.
Bản thân Oculus Go cũng cho thấy định hướng phát triển mảng VR của hãng. Trong sự kiện Oculus Connect 5 trong tháng 9 vừa rồi, sản phẩm tiếp theo là Oculus Quest (trước đây là Project Santa Cruz) sẽ ra mắt vào mùa xuân 2019 với giá 400$. Đây là một bộ headset độc lập có đầy đủ các cảm biển chuyển động, bộ điều khiển đầy đủ tính năng, và phần cứng mạnh mẽ hơn. Headset này cũng được trang bị vi xử lý Snapdragon 835, dù Quest không mạnh mẽ bằng thông số tối thiểu của Rift, nhưng triển vọng về một trải nghiệm VR không gò bó mà vẫn thu hút nhiều khách hàng lựa chọn sản phẩn quả thật là một hướng đi hấp dẫn.
Tổng kết.
Năm 2018 chứng kiến những ý tưởng tuyệt vời về VR game sắp trở thành hiện thực. PSVR của Sony tách biệt với các đối thủ trên PC bằng một việc cung cấp các trải nghiệm hấp dẫn và cũng là nền tảng VR rẻ nhất với yêu cầu phần cứng dễ thở hơn, hạ đi rào cản để bước vào thế giới VR game. HTC và Oculus với những sản phẩm mới dù được đánh giá cao, song vẫn khó có thể “chiều lòng” một lượng người chơi rộng rãi ở thời điểm hiện tại.
Vẫn phải nhắc lại rằng, VR game vẫn đang tiếp tục thai nghén trong thời kì đầu và vẫn tiếp tục phát triển trong tương lai. Khi công nghệ được cải tiến và nhiều tựa game ra mắt, chúng ta sẽ tiệm cận được đầy đủ tiềm năng của công nghệ VR. Năm 2018 vẫn chưa đánh dấu được nhiều tiến triển, nhưng nhiều người hy vọng, mảng VR sẽ có được nhiều điều tươi sáng trong năm 2019.