Việc xây dựng tựa game theo phong cách cũ là một việc hết sức mạo hiểm, bởi một loạt tựa game như thế có thể sẽ mất hết động lực nếu nó không thành công, và chỉ cần một thay đổi nhỏ được đề cập cũng đủ làm những fan yêu thích sự bất biến của một tựa game cảm thấy thấp thỏm.
Khi Captom giới thiệu Resident Evil 4 (gọi tắt là RE) trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tất cả đều nhận được nhiều bình luận không mấy tích cực khi họ nghĩ rằng Capcom đang phá hủy cả series bằng cách chuyển vị trí camera từ góc nhìn cố định thành góc nhìn qua vai của nhân vật chính, và điều đó biển Resident Evil 4 thành một tựa game bắn súng mà chẳng ai mong muốn. Thế nhưng, những nhận xét đó nhanh chóng lắng xuống và đổi chiều khi tựa game chính thức được mở bán. Quả thực, đó là bước đi đúng của Capcom trong việc làm mới tựa game và họ đã nhận được thành quả rất xứng đáng từ sự liều lĩnh đó.
Capcom cũng thành công trong việc thay đổi thay đổi kịch bản của dòng game RE một lần nữa với tựa game trải nghiệm góc nhìn thứ nhất là RE7 với các yếu tố kinh dị đến ghê rợn phối hợp các hình thức hành động khác nhau chứ không đơn thuần là bắn súng. Chính điều này đã làm mới lại một series game đang tìm hướng đi mới nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố then chốt. Các nhà phát triển luôn quan niệm, nếu tựa game đâu tiên là khởi đầu cho ý tưởng mới, thì hậu bản sau đó sẽ chứng minh khả năng thực sự của ý tưởng đó. Với logic đó, rất có thể RE8 sẽ tiếp tục đi theo hướng phát triển của RE7 và xuất phát từ nơi nó bắt đầu. Người ta cũng kì vọng vào phiên bản remake của RE2 với mong muốn một cách xử lý gameplay giống như RE4.
Sự đổi mới là một động lực cho các trò chơi bởi gamer vẫn luôn muốn tìm tòi một thứ gì đó mới mẻ và bất ngờ khi một tựa game ra mắt, nhưng vẫn mong nó ẩn chứa những chi tiết cũ quen thuộc trong quá khứ. Chẳng có tựa game nào sống được dài lâu, nhưng nhiều cái tên “cổ điển” vẫn bám trụ tốt ở hiện tại và RE là một trong số đó. Với lối kết cấu mang đến sự kinh dị vốn là “thương hiệu”, tựa game không những mang đến sự khiếp đảm cho người chơi mà còn là cả niềm phấn khích sau khi tựa game kết thúc. Do vậy, một số fan hâm mộ mong muốn nếu như RE8 được ra mắt, Capcom nên sử dụng lại phong cách kinh dị “cổ điển’ đã từng là “khuôn mẫu” cho nhiều phiên bản sau này.
Nhiều người cho rằng, một nhân tố của sự “khuôn mẫu” đó chính là nằm ở góc nhìn camera. Ngoài ra, những khoảnh khắc bất ngờ khi đang điều khiển nhân vật, những câu đố kỳ lạ theo hướng manh mối – chìa khóa cũng là những yếu tố hết sức quan trọng. Và giờ đây, khuôn mẫu nãy có thể được khoác lên bằng một lớp đồ họa mới, một kiểu gameplay mới và những loại câu hỏi mới. Về cơ bản, Capcom đã làm chính lại chính xác điều này với tựa game RE2 sắp tới. Ngoài phiên bản này, Capcom cũng sẽ tiếp tục remake một trong số những tựa game chặt chém một thời là Onimusha: Warlord cũng đang được đông đảo cộng đồng đón nhận.
Nói về tựa game này, dù nó mang khá nhiều điểm chung với RE 7 với phương thức “khuôn mẫu” đã nói ở trên, song Onimusha lại mang tính hành động đao kiếm nhiều hơn với một cốt truyện, phương thức vận hành và những trải nghiệmmà các game thủ thời 2001 sẽ không bao giờ quên được. Ở hiện tại, du không còn mới mẻ, song bản remake của Onimusha: Warlord vẫn là điều mà biết bao game thủ mong muốn được chơi như RE2 remake hiện tai. Với hứa hẹn từ Capcom trong việc hỗ trợ màn hình rộng, độ phân giải chi tiết cao và âm nhạc mới mẻ hơn, thâm chỉ bạn có thể sử dụng cả cần analog để điều khiển nhiều thứ, chắc chắn sẽ là những bổ sung hợp lý để làm mới lại tựa game.
Tóm lại, việc Capcom mang trở lại những hương vị cũ đã được cải thiện để phù hợp với thế giới game ngày nay là điều đáng được tuyên dương và nhận được nhiều sự hưởng ứng rất lớn từ cộng đồng. Song chính cái khó từ việc sáng tạo ra những chi tiết mới sẽ là thứ quyết định cho sự thành công của cả một bản remake nếu không muốn nó chỉ là “rượu cũ bình mới” đơn thuần.