Những bàn phím chơi game tốt nhất cho năm mới 2019 này

Nếu bạn đang muốn chọn một chiếc bàn phím chơi game ngon thì hãy đọc ngay bài viết này.

Tất nhiên rồi, việc chọn lựa một chiếc bàn phím chơi game tốt nhất tùy thuộc vào từng sở thích cá nhân, trong đó có rất nhiều thể loại, từ màu mè hoa lá cho đến phím cơ nảy tach tách. Thị trường dành cho bàn phím hiện giờ cũng rất phong phú cả về kiểu dáng, hãng sản xuất cho đến chức năng, các thông số kỹ thuật cũng được cải thiện nhiều hơn. Và trong năm 2019 hiện tại, liệu bạn đã cập nhập được hết tất cả các mẫu mã keyboard hợp lý để đưa vào "giỏ hàng" của mình hay chưa? Bài viết này sẽ giúp các game thủ đang muốn tậu gear mới trong việc liệt kê chúng.

1. HyperX Alloy Elite

Switch: Cherry MX Blue, Brown, Red | Kích cỡ: Full size | Đèn nền: Đỏ | Cổng kết nối ngoại: USB | Điều khiển media: Có hỗ trợ | Đệm cổ tay: Có thể tháo rời

Những bàn phím chơi game tốt nhất cho năm mới 2019 này - Ảnh 1.

Mặc dù cách bố trí các phím nút đơn giản nhưng vẫn mang tính thẩm mỹ, đồng thời tích hợp đầy đủ các tính năng mà người dùng mong đợi từ một chiếc bàn phím tốt nhất, chất lượng nhất. Nó là sự hiện diện của cả switch Cherry MX Brown, Blue và Red. Mặc dù có chút thiếu sót là hàng phím macro chuyên dụng và đèn nền RGB, nhưng bù lại là một cái giá phải chăng.

Các đặc điểm khác của HyperX Alloy Elite bao gồm: các phím điều khiển media, cổng USB, đệm tay có thể tháo rời, đèn nền màu đỏ và một bộ keycap bằng bạc cho 4 phím W, A, S, D. Giá của sản phẩm khoảng 77$ (khoảng 1,8 triệu đồng).

2. Corsair K95 RGB Platinum

Switch: Cherry MX Speed, Brown | Kích cỡ: Full size |Đèn nền: RGB |Cổng kết nối ngoại: USB |Điều khiển media: Có hỗ trợ |Đệm cổ tay: Có thể tháo rời

Những bàn phím chơi game tốt nhất cho năm mới 2019 này - Ảnh 2.

Lựa chọn này phù hợp cho những ai có ngân sách rộng rãi hơn, và rất khó có thể tìm được chiếc bàn phím tốt hơn ở tầm giá hơn 3 triệu đồng.

K95 Platinum là một bàn phím có khuôn to, nhưng tính năng tích hợp rất thông minh và hầu như là "điện nước đầy đủ". Phím điều khiển media, cổng kết nối USB, cuộn chỉnh âm lượng, đèn nền RGB và một bộ keycap đặc biệt cho 4 phím di chuyển. Đệm cổ tay làm từ cao su gồm hai mặt: mịn và thô, và hoàn toàn có thể tháo ra lắp vào bằng chốt nam châm từ tính.

3. Logitech K840

Switch: Logitech Romer-G | Kích cỡ: Full size | Đèn nền: Không |Cổng kết nối ngoại: Không | Điều khiển media: Có thể cài đặt trên phím chức năng | Đệm cổ tay: Không

Những bàn phím chơi game tốt nhất cho năm mới 2019 này - Ảnh 3.

Điều kỳ diệu nằm ở bàn phím này là switch Romer-G độc quyền của Logitech. Được hợp tác thiết kế thêm cả bàn tay của công ty Omron khổng lồ của Nhật Bản, đây là lựa chọn tối ưu nhất nếu bạn muốn có một chiếc bàn phím ngon, bổ, rất rẻ.

Cũng vì quá rẻ mà hầu như mọi tính năng khác ta thấy ở bên trên thì đều không có ở K840, tức là không có phím macro, cổng USB, thậm chí cả đèn nền. Ngoài ra một nhược điểm nữa là các lớp chữ trên keycap in khá mỏng và có thể bị mờ đi theo thời gian. Giá của nó khoảng 1,4 triệu đồng.

4. Razer BlackWidow Elite

Switch: Razer Green, Orange, hoặc Yellow | Kích cỡ: Full size |Đèn nền: RGB | Cổng kết nối ngoại: Có| Điều khiển media: Có hỗ trợ| Đệm cổ tay: Có

Những bàn phím chơi game tốt nhất cho năm mới 2019 này - Ảnh 4.

Cái tên đã quá quen thuộc trong giới bàn phím chơi game, BlackWidow Elite của Razer là chiếc bàn phím flagship được cung cấp của hãng. Một vài tính năng chưa từng thấy được thêm vào sẽ khiến bạn không biết là bạn cần chúng. Ví dụ việc bổ sung một cách khôn ngoan cổng audio 3.5mm ngay trên bàn phím, hay cuộn âm lượng có thêm gờ để giúp bạn dễ dàng sờ đến trong bóng tối.

BlackWidow hiện vẫn đang là một lựa chọn tuyệt vời cho nhiều người, mặc dù kích thước tổng thể hơi cồng kềnh và khó cho việc di chuyển, nhưng có thể bỏ qua so với tất cả các ưu điểm của chúng. BlackWidow có giá trung bình trên thị trường khoảng 3,5 triệu đồng.

5. Das Keyboard 4 Professional

Switch: Cherry MX Blue, Brown | Kích cỡ: Full size | Đèn nền: Không | Cổng kết nối ngoại: USB |Điều khiển media: Có hỗ trợ | Đệm cổ tay: Không

Những bàn phím chơi game tốt nhất cho năm mới 2019 này - Ảnh 5.

Khi nói đến sự hiệu quả tối đa, là không thể không nhắc tới Das Keyboard 4 Pro. Núm vặn âm lượng trực quan khiến đa số người đã mua và dùng cảm thấy thỏa mãn. Nó còn có cổng USB dành cho controller khi chơi game, giúp tiết kiệm thêm nhiều không gian đi dây và nhanh chóng thao tác khi chuyển đổi hơn. Một số các chi tiết nhỏ khác cũng giúp cộng thêm vào khả năng sử dụng và tiện ích của sản phẩm.

Tất nhiên không có gì là hoàn hảo cả, để bù trừ cho việc hiệu quả cao thì Das Keyboard 4 Pro lại mang một hình dáng giản đơn, không bắt mắt mấy, thậm chí không có cả đèn nền và các phím macro. Dẫu vậy, sản phẩm với giá 3,5 triệu sẽ nhắm tới đối tượng là người đánh máy hoặc những fan hâm mộ của dòng Das.

6. Kinesis Freestyle Edge

Switch: Cherry MX Brown, Blue, Red, Silver | Kích cỡ: Full size | Đèn nền: Xanh | Cổng kết nối ngoại: Không | Điều khiển media: Có thể cài đặt trên phím chức năng | Đệm cổ tay: Có thể tháo rời

Những bàn phím chơi game tốt nhất cho năm mới 2019 này - Ảnh 6.

Kiểu dáng độc đáo khi tách một chiếc bàn phím thông thường ra làm hai, điều này cho phép người dùng tự do điều chỉnh để đem lại vị trí tự nhiên tốt nhất cho tay, thậm chí gạt một nửa bàn phím còn lại đi khi không cần thiết. Ngoài ra cả hai miếng bàn phím đều được trang bị thêm đệm cổ tay để gia tăng sự thoải mái.

Kinesis Freestyle Edge có thể sử dụng các switch Cherry MX Brown, Blue, Red hoặc Silver tùy vào phiên bản, nhưng tất cả sẽ có đèn nền màu xanh, cộng thêm 12 phím macro chuyên dụng có thể được lập trình nhanh chóng mà không cần phải cài đặt phần mềm.

7. Razer Huntsman Elite

Switch: Razer Opto-mechanical | Kích cỡ: Full size | Đèn nền: 16,8 triệu màu RGB| Cổng kết nối ngoại: Không | Điều khiển media: Có hỗ trợ| Đệm cổ tay: Có thể tháo rời

Những bàn phím chơi game tốt nhất cho năm mới 2019 này - Ảnh 7.

Gia đình nhà Huntsman luôn sở hữu loại switch cơ tốt nhất trên thị trường. Cấu trúc cơ quang học tránh tiếp xúc với kim loại như những bàn phím truyền thống, thay vào đó, chúng hoạt động thông qua một chùm sáng chiếu đến công tắc, việc nhấn phím với việc bàn phím nhận lệnh sẽ gần như là tức thời.

Phần còn lại của Huntsman Elite được thiết kế tốt, đệm cổ tay gắn kết bằng từ tính, phím điều khiển media, bộ đèn nền RGB 16,8 triệu màu. Nói chung đây là một chiếc bàn phím tuyệt vời, cũng đồng nghĩa với việc mức giá cao khoảng hơn 4,5 triệu đồng.

8. Ducky One TKL

Switch: Cherry MX Black, Brown, Blue, Red | Kích cỡ: TKL | Đèn nền: Không | Cổng kết nối ngoại: Không | Điều khiển media: Có tích hợp | Đệm cổ tay: Không

Những bàn phím chơi game tốt nhất cho năm mới 2019 này - Ảnh 8.

Nếu bỏ qua giá cả sang một bên, Ducky One có thể trở nên toàn diện hầu hết mọi mặt. Kiểu dáng nhỏ gọn, độ mượt của switch thì khỏi phải bàn cãi và chúng cực kỳ ổn định. Các tính năng khác bao gồm đèn nền RGB, cáp có thể tháo rời, chữ in double-shot trên keycap ABS và khung bàn phím có khả năng chống dấu vân tay.

Còn nếu giá thành là một trời vấn đề thì chắc chắn 142$ tức 3,3 triệu đồng sẽ khiến nhiều người phải suy nghĩ lại.

9. Cooler Master MasterKeys SL

Switch: Cherry MX Brown, Blue, Red, Silver, Green | Kích cỡ: TKL | Đèn nền: Không| Cổng kết nối ngoại: Không | Điều khiển media: Có tích hợp | Đệm cổ tay: Không

Những bàn phím chơi game tốt nhất cho năm mới 2019 này - Ảnh 9.

Thiết kế nhỏ gọn, thoáng, Mastekeys SL sẽ tiết kiệm kha khá không gian trên bàn chơi game của bạn. Keycap bền bỉ làm từ nhựa PBT, loại keycap còn cao cấp hơn cả ABS. Chúng cũng sử dụng đa dạng các switch Cherry MX Brown, Blue, Red, Silver và Green. Thậm chí MasterKeys SL còn hỗ trợ giao diện Dovrak và Workman chứ không riêng gì QWERTY truyền thống.

Với cái giá phải chăng (1,8 triệu) cho một bàn phím cơ, MasterKeys SL không có đèn nền. Việc nâng cấp lên MasterKeys Pro sẽ giải quyết thiếu sót đó, nhưng sẽ hiếm khi nào bạn tìm được một chiếc bàn phím có keycap tuyệt vời hơn ở mức giá này.

10. Logitech G213 Prodigy

Switch: Membrane | Kích cỡ: Full size | Đèn nền: RGB | Cổng kết nối ngoại: Không | Điều khiển media: Có hỗ hợp | Đệm cổ tay: Cố định

Những bàn phím chơi game tốt nhất cho năm mới 2019 này - Ảnh 10.

Đem lại cho nhiều game thủ cảm giác truyền thống khi bấm các phím cơ, Logitech G213 Prodigy cũng bổ sung khả năng giảm ồn và ổn định hơn. Thêm vào đó là bộ phím macro chuyên dụng, phần đệm cổ tay cố định và ánh sáng RGB hoàn hảo. Đây là sản phẩm tuyệt vời trong phân khúc giá của nó, chỉ hơn 1,5 triệu đồng mà thôi.

11. Redragon K552-N Kumara

Switch: Otemu Blue | Kích cỡ: TKL | Đèn nền: Không | Cổng kết nối ngoại: Không | Điều khiển media: Có tích hợp | Đệm cổ tay: Không

Những bàn phím chơi game tốt nhất cho năm mới 2019 này - Ảnh 11.

Kumara là lựa chọn tối ưu nhất cho nguồn ngân sách hạn hẹp, đồng nghĩa với việc nói "không" với đèn nền, bộ phím điều khiển media, cổng USB ngoại. Switch của chúng là Otemu Blue, một loại switch bản sao của Cherry MX Blue, cũng vì vậy mà sản phẩm đem lại tiếng ồn không mấy dễ chịu cho người đang ngủ. Đầu cáp cũng hơi một chút lỏng lẻo, hậu quả là khi sử dụng cần phải hết sức cẩn thận, đúng với tiêu chí "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa" luôn.

Tất nhiên điểm mạnh của nó là chúng khá bền nếu được sử dụng nhẹ nhàng, bộ keycap khó mờ so với thời gian. Giá của Kumara rơi vào khoảng chưa đến 1 triệu đồng.