Bỏ qua những điều vô lý cơ bản như: chết đi sống lại, phép thuật, bay hay đơn giản chỉ là không cần ăn cũng sống từ ngày này qua ngày khác, sau đây là 7 điều cực phi lý (ngay cả với những định luật của thế giới game).
Đi tay không nhưng cất cả kho súng đạn
Trên đường dạo quanh thế giới giả tưởng rộng lớn, bạn cầm theo 13 chiếc rìu lượm được từ đám đạo tặc mà mình vừa hạ được, thế nhưng hai tay bạn vẫn đang thảnh thơi vung vẩy, thậm chí bạn còn chẳng thèm đeo chiếc balo hay tay nải nào cả. Đây là trường hợp quá phổ biến trong game, có lẽ bởi nhà sản xuất không tìm được chỗ nào trên mô hình nhân vật để cất đống vật phẩm đó cả. Thay vào đó, để người chơi rút vũ khí ra từ trong… hư không thật sự là tiện lợi và "ngầu" hơn nhiều.
Ngay cả những tựa game cố gắng tạo ra sự hợp lý và chân thực hơn khi chỉ giới hạn nhân vật mang theo một vài khẩu súng, hoặc một túi đồ chia ô đi chăng nữa, ta cũng chẳng thấy hình ảnh nhân vật tay sách nách mang kiểu hai khẩu rocket sau lưng, hai khẩu súng máy trên tay rồi nhét cỡ chục quả lựu đạn trên người.
Chuyển động phi vật lý
Video game luôn cố gắng để mô phỏng thực tế bằng nhiều cách khác nhau, và số lần mà nó thất bại trong nhiệm vụ này cũng nhiều vô kể. Một trong những con dao hai lưỡi nghiêm trọng nhất chính là để nhân vật cố gắng tương tác vật lý với môi trường xung quanh. Phần lớn trường hợp, kết quả mà họ nhận được không phải là sự chân thực, mà trái lại trông mọi thứ lại chẳng khác gì ma thuật. Như trong "Half-Life", bạn không cầm đồ vật, chúng "nổi" trước mặt bạn, hay bạn có thể leo thang mà không cần… cả chân lẫn tay, mà cứ thế "lướt" lên thôi, đó là ta chưa kể trường hợp tay chân của mô hình nhân vật còn đâm xuyên qua cả bức tường bê tông trước mặt đấy.
Ăn trăm phát đạn mà không chết
Một yếu tố không hề thực tế chút nào, nhưng lại vô cùng thiết yếu trong các tựa game bắn súng. Nếu bạn dính không quá nhiều đạn cùng một lúc, bạn có thể tìm chỗ trú ẩn và giữ lại mạng sống của mình – nghe khá hợp lý phải không? Điều phi lý là nếu bạn thoát khỏi loạt đạn đó và đứng im một lúc thì bạn sẽ… hồi máu hoàn toàn. Đa phần các vết thương sẽ không gây cản trở gì tới chuyển động của nhân vật cả, đạn bay vào chân cũng không làm bạn phải đi tập tễnh, thậm chí có dính "headshot" vẫn có khả năng còn 1 máu và sống sót cơ mà.
Chuyển cảnh không thống nhất
Điều này tiếp tục là một nghịch lý bởi những cảnh được sắp đặt cố định theo kịch bản, kiểu như rõ ràng bạn đang cầm trên tay một con giáo, thế nhưng đến khi mở cửa và bắt đầu bước vào một đoạn cắt cảnh, bạn lại thấy nhân vật hồn nhiên cầm trên tay một khẩu súng khác biệt theo đúng tiêu chuẩn. Còn những kẻ địch mà bạn vừa hạ ngay dưới chân thì sao, chúng cũng bốc hơi không dấu vết luôn. Đây là điều khá phổ biến trong những tựa game bắn súng như "Halo" hay "Splinter Cell: Black List", khiến người chơi có cảm giác thiếu chân thực hơn hẳn. Hiện tượng này phải nói là rất phổ biến kể cả ở những tựa game thế hệ mới, và chỉ một số ít chú tâm tới tiểu tiết nhỏ bé nhưng lại thú vị này.
Những cánh cửa điên rồ
Trong game, những cánh cửa không hoạt động theo cách đơn giản giống như ngoài đời. Một khi đã bước qua, cánh cửa đó có thể sẽ đóng lại vĩnh viễn, mặc dù chúng được làm từ… gỗ, và không có ổ khóa nào cả. Ở nhiều game, bạn có thể lợi dụng việc chạy qua cửa rồi bước sang một đoạn chuyển màn hình để lẩn tránh kẻ thù, nhưng đôi khi dù bạn đã tiêu diệt hết kẻ địch để bước qua cánh cửa đó rồi, song đến lúc quay lại, lũ quái vật kia đã được tự động hồi sinh và chờ sẵn ở đó để trả thù bạn.
Mặc dù những hạt sạn hơi to này không thực sự phá hỏng hoàn toàn tính giải trí của một tựa game, một vài yếu tố thậm chí còn khá hữu dụng với người chơi. Nhưng suy cho cùng, chúng là lời nhắc nhở chúng ta rằng đây mình chỉ đang sống trong một thế giới ảo mà thôi!
Hiệu ứng vật lý và sự tương tác chân thực
Thời nay, hiệu ứng vật lý trong video game hiện đại đã có nhiều sự tiến bộ nhưng để mô phỏng chính xác sự tương tác của con người với môi trường xung quanh, hay khi bị một vật thể bắn vào người thì vẫn thực sự đủ thuyết phục. Ngay cả hiệu ứng "rag-doll" được sáng chế để giúp nhân vật có cử động tương tự với một xác chết thông thường cũng phải gọi là hết sức hài hước, mang lại cảm giác là một xác chết sẽ luôn nhẹ như bông bất kể nhân vật ta đang nhìn thấy là một kẻ to lớn vật vã.
Một trường hợp hài hước thường thấy khác ở hiệu ứng vật lý và sự tương tác là bất kể bạn đâm đối thủ ở cự ly gần, bắn chúng bằng một khẩu súng lục hay phóng cả quả tên lửa vào người, khi chết kẻ địch của bạn đều ngã nhào ra theo một khuôn mẫu nhất định hết lần này đến lần khác. Không tin ư? Bạn hãy cứ thử trải nghiệm "GTA 3" mà xem, đảm bảo là người nào khi chết cũng có dáng bộ y hệt nhau.
Hai chân đầy đủ, không nhảy được
Bạn có một đôi chân hoàn toàn khỏe mạnh, có thể mang theo 100 cân vũ khí trên người, leo thang mà không cần chạm vào chúng, và chạy như gió kể cả sau khi dính 1,000 phát đạn, ấy vậy mà bạn không thể nhảy lên một bề mặt chỉ cao hơn nơi mình đang đứng có vài phân được! Mặc dù ngày nay, yếu tố chuyển động này không phải lúc nào cũng cần thiết trong game, song nó cũng khiến người chơi cảm thấy có một sự "hư cấu" không hề nhẹ. Điểm hình nhất có kể thể đến những sản phẩm thuộc thương hiệu "Pokémon" khi hành trình phiêu lưu kỳ thú của người chơi vẫn thường bị chặn đứng bởi một bụi cỏ hoặc một hòn đá bé xíu chắn giữa đường đi.