Những source game “mất tích” được giải cứu bởi người hâm mộ – P.1 - PC/Console

Có những tựa game cũ bị quên lãng nhiều năm, nay nhờ bộ source game thất lạc được tìm thấy hay bị rò rỉ trên mạng, game thủ lại được trải nghiệm nó lần nữa.

Trước khi bước vào cuộc chơi có thể khiến người ta trở thành triệu phú sau một đêm như Brendan Greene hay Eric Barone, chúng ta phải xác định rằng muốn làm game mà chỉ có đam mê là chưa đủ mà cần phải có cả tiền và thời gian nữa. Tuy nhiên một số nhà sản xuất lại cho rằng đam mê có thể san bằng mọi trở ngại được dựng nên bởi kim tiền phàm tục, hiển nhiên là họ đã sai lầm nghiêm trọng và một số tựa game đã phải chết yểu hay mất tích chỉ bởi vì những người đang phát triển nó hết… tiền. Đôi khi mọi thứ sẽ không kết thúc theo cách buồn như vậy mà sẽ kết thúc theo cách ít buồn hơn như Bayonetta 2 trong cơn nguy khốn đã nhận được những đồng tiền chữa cháy từ Nintendo hết sức kịp thời. Mặc dù để lại quả, trò chơi phải trở thành hàng độc quyền cho hệ máy Wii U nhưng ít ra còn đỡ hơn tương lai u ám nếu không được rót vốn ngay lúc đó. Nhưng thậm chí ngay cả khả năng bán mình để được sống tiếp cũng không thường xuyên có cơ hội xảy ra vì thế số lượng game tạch từ trong trứng vẫn là con số đáng kể.

Hướng dẫn Judgment: Địa điểm tìm thấy 28 chú mèo lạc trong game
Hướng dẫn Judgment: Địa điểm tìm thấy 28 chú mèo lạc trong game
Tìm mèo lạc, thú vui nhàn nhã xuất hiện từ sê-ri Yakuza nay được Ryu Ga Gotoku Studio tiếp tục phát huy trong tựa game mới Judgment của họ.

Đối với những con game bị khai tử về mặt danh nghĩa ấy, source của chúng sẽ được lưu trữ trong trong ổ cứng nào đó và nằm phủ bụi với thời gian tại một căn nhà kho hay gác xép tại đâu đó. Quá trình này có thể kéo dài vài tháng, vài năm hay thậm chí là vài chục năm cho đến khi có một ai đó đủ khả năng kéo nó đội mồ sống dậy. Đó là chủ đề mà Mọt tui muốn chém gió ngày hôm nay, về một vài trò chơi có thể biến mất mãi mãi vì source code của chúng lưu lạc trong một nhà kho chờ đấu giá nào đó. Về cơ bản không phải mọi trò chơi bị mất source đều có hoàn cảnh giống nhau. Một số – như đã nói ở trên, lạc mất mã nguồn vì NSX đơn giản là hết tiền để phát triển tiếp và không phải dự án Kickstarter nào cũng có thể gọi vốn thành công, số khác lại trực thuộc công ty lớn nhưng mất source vì sự quan liêu của đội ngũ quản lý. Hãy nghe những lời bộc bạch rất thẳng thắn của đức ngài Yosuke Matsuda, chủ tịch Square Enix tại E3 2019 như sau.

Tôi rất ngại ngùng phải thừa nhận chuyện này nhưng một số game chúng tôi còn không biết source code của chúng đang ở đâu nữa.

Yosuke Matsuda, chủ tịch Square Enix

Theo vị này, vào những ngày xa xưa ấy trong tâm thức của các NSX không có bao nhiêu khái niệm về việc phải lưu trữ source game để sau này cần dùng đến. Khi đó công việc chính của họ là sản xuất sau đó tống chúng lên kệ để bán ra thị trường và mọi việc coi như xong, thậm chí họ còn không nắm rõ quy trình kinh doanh của đứa con tinh thần nữa kìa. Yosuke cũng thừa nhận đôi khi khách hàng hỏi tại sao các ông không làm phần tiếp theo/remaster/có động thái gì với trò chơi đó và ông ta chỉ còn biết cười trừ bởi thậm chí source game nằm đâu còn không biết thì có thể làm cái quái gì bây giờ. Nhìn chung game mất source có nhiều nguyên nhân cùng hoàn cảnh khác nhau nhưng tất cả những cái tên được đề cập hôm nay đều có một điểm chung là được hồi sinh bởi bàn tay của người hâm mộ. Cuối cùng hãy xem qua danh sách bên dưới, từ những trò chơi bị hủy vì NSX thiếu tiền cho đến các tựa game đời đầu của Nintendo, tất cả trong số đó đáng ra phải lạc lối mãi mãi nếu không có sự trợ giúp của những fan hâm mô kỳ cựu.

Star Fox 2

Ai có thể tin được phần tiếp theo của một tựa game được đánh giá cao về nội dung lẫn kết quả thương mại khả quan như Star Fox lại bị hủy bỏ chỉ vài tháng sau khi chính thức hoàn thành? Có thể là một cú sốc nhưng nó chắc chắc là sự thật đồng thời chứng minh cho quyền lực và sự độc tài của bố già Shigeru Miyamoto tại Nintendo. Được nhắm đến cho hệ máy Super Nintendo, mọi chuyện với Star Fox 2 ban đầu diễn ra tương đối đúng quy củ thế nhưng mọi thứ sụp đổ nhanh chóng sau lệnh tạm hoãn (vĩnh viễn) của bố già Miyamoto. Lý do tạm hoãn mà trùm cuối này đưa ra chính là Nintendo sắp ra mắt hệ máy N64 và họ cần công chúng có cái nhìn đổi mới hoàn toàn về cơ chế đồ họa 3D trong trò chơi điện tử. Star Fox 2 sở hữu đồ họa dạng khối – điều tốt nhất mà các NSX có thể làm khi muốn mô phỏng hình ảnh 3D trên SNES, và theo Miyamoto rõ ràng đồ họa kiểu này sẽ khiến người ta có những suy nghĩ hết sức rẻ tiền về cơ chế đồ họa 3D trong game. Ông lo ngại rằng doanh số của chiếc N64 có thể bị hủy hoại vì nhận thức của công chúng do đó khi lựa chọn giữa hệ console mới và một tựa game, chắc có gì lạ khi Star Fox 2 phải trở thành kẻ hy sinh.

Những source game “mất tích” được giải cứu bởi người hâm mộ – P.1

Sau khi bị hủy bỏ Star Fox 2 đã lộ source game trên mạng, không rõ ai làm việc này và động cơ của người đó là gì nhưng ít nhất có hai phiên bản trên internet. Trong khi bản alpha chủ yếu chứa các dữ liệu về chế độ multiplayer thì bản thứ 2 lại chứa một nội dung gần như hoàn chỉnh của story mode. Nhiều phỏng đoán rằng các nhân viên phát triển trò chơi không cam tâm khi đứa con mà họ ấp ủ bị xử trảm một cách tào lao như vậy nên đã trả đũa bằng cách ném source game lên mạng nhưng không có chứng cứ cụ thể nào cho giả thuyết này. Bỏ qua tất cả những vấn đề đó, các fan hâm mộ cuồng nhiệt của Star Fox đã tụ tập với nhau để phân chia công việc cần làm, sau khi chỉnh sửa một vài lỗi còn sót trong mã nguồn họ đã chuyển ngữ toàn bộ sang tiếng Anh và giờ đây chúng ta có thể trải nghiệm Star Fox 2 thoải mái trên bất cứ nền tảng giả lập SNES nào.

Legend of Zelda: The Ancient Stone Tablets

Nếu không phải là một fan cứng của Nintendo hẳn nhiều game thủ không biết hãng này từng tung ra thị trường thiết bị mang tên Satellaview vào năm 1995. Thiết bị này cho phép người chơi kết nối mạng cho chiếc SNES của mình đồng có thể tải về những tựa game yêu thích và lưu trữ chúng trong các băng cartridge trắng không chứa dữ liệu. Tất nhiên năm 1995 thì không phải là mạng internet như bây giờ mà là mạng vệ tinh (satellite network) SATCOM, có lẽ chưa hệ console nào lại ngầu như vậy khi có thể kết nối hẳn với mạng vệ tinh. Khi dịch vụ này đột ngột đóng cửa vào năm 2000 nhiều game thủ cho rằng những tựa game cực đỉnh trên mạng đó cũng đã tiêu tùng cùng với quyết định cúp điện Satellaview của Nintendo nhưng số còn lại vẫn hy vọng rằng những người từng dùng thiết bị này tải game còn lưu trữ chúng trong băng cartridge. Nếu các băng cartridge đó may mắn còn được lưu trữ, vẫn có khả năng để trích xuất các tập tài liệu đó ra để tải lên mạng internet.

Những source game “mất tích” được giải cứu bởi người hâm mộ – P.1

Các bạn có biết trong danh sách những game được cung cấp bởi thiết bị Satellaview, con hàng nào được người ta mong chờ tải lên mang internet nhất hay không? Đáp án không quá khó khi hầu như mọi người đều mong chờ phần tiếp theo của thương hiệu Legend of Zelda. Đáng tiếc không có một phiên bản nào hoàn chỉnh dù các fan hâm mộ đã bỏ rất nhiều công sức để cứu vớt những phần còn lại từ Satellaview. Sau nhiều nỗ lực gom góp dữ liệu để chắp vá, cuối cùng trò chơi cũng có thể ra mắt cộng đồng và được người hâm mộ đặt tên Legend of Zelda: The Ancient Stone Tablets. Cốt truyện của game cũng khá kỳ quái khi nói về một cậu bé xuyên không từ trái đất đến vương quốc Hyrule, lúc này người hùng Link đã vắng mặt và cậu nhóc phải thay thế anh ta bảo vệ vương quốc. Do cơ sở dữ liệu không đầy đủ, Legend of Zelda: The Ancient Stone Tablets không cách nào được ra mắt hoàn chỉnh mà phải chia thành nhiều episode theo thời gian. Thậm chí khi đã làm như thế trò chơi vẫn dính cả một trời lỗi khiến game thủ không thể chơi được, tất cả là do quá trình mất source game khi Satellaview đột ngột đóng cửa. Phải sau đó khá lâu cùng khá nhiều bản vá lỗi được cộng đồng fan hâm mộ góp sức, trò chơi mới có thể vận hành một cách ổn thỏa.

Resident Evil GBC

Vào những ngày này nếu có ai đó đưa ra ý tưởng về một bản Resident Evil trên handheld như Game Boy Color, đó cầm chắc là một trò đùa ngu ngốc nhưng từng có thời điểm đây là kế hoạch hoàn toàn nghiêm túc. Từ ý tưởng đó Resident Evil Gaiden, một game bắn súng dạng top-down đã trở thành một cái tên hiện hữu trong gia phả của thương hiệu nổi tiếng này. Tất nhiên công cuộc chuyển hóa từ ý tưởng sang hành động thực tế chưa bao giờ là câu chuyện dễ dàng và không phải trò chơi nào cũng có mệnh tốt như Resident Evil Gaiden. Vào năm 1999, HotGen là một nhà sản xuất giàu kinh nghiệm đã được giao một nhiệm vụ gần như bất khả thi khi phải chuyển thể Resident Evil, một trò chơi từ đĩa CD có dung lượng 700Mb sang băng cartridge Game Pak của hệ máy GBC với khả năng lưu trữ dữ liệu thấp hơn rất nhiều.

Những source game “mất tích” được giải cứu bởi người hâm mộ – P.1

Tất nhiên HotGane không dễ dàng đầu hàng như vậy họ đã rất cố gắng khi chuyển thể nhiều thứ như bọn xác sống, các câu đố lẫn khung cảnh trong game nhưng mọi thứ vẫn tiến triển rất chậm chạp. Mặc dù được mang đi khoe hàng ở vài sự kiện game thế nhưng sau chuỗi trì hoãn không hồi kết, cuối cùng dự án Resident Evil cho GBC đã chính thức treo máy vào năm 2000. Sau khi dự án đóng máy đã có hai nguyên mẫu của trò chơi bị rò rỉ lên mạng trong vài năm sau đó, bản thứ hai khiến nhiều người kinh ngạc khi đã gần hoàn chỉnh. Ấn tượng về tiến độ đó, một dự án Kickstarter nhanh chóng được kêu gọi và thành công mỹ mãn. Với nguồn vốn đó, bản dựng hoàn chỉnh với 90% nội dung của trò chơi đã được tung ra, những thiếu sót còn lại nhanh chóng được cộng đồng fan hâm mộ lao vào chỉnh sửa và fix bug ngay sau đó.

Secret Of Mana

Khi Secret Of Mana được phát hành trên SNES vào năm 1993 nó nhanh chóng giành được thành công to lớn về mặt thương mại. Vào thời đó, dân tình Nhật Bản còn đang mê đắm cùng JRPG của Final Fantasy và không nhiều tựa game dạng action-RPG – cho phép người anh hùng sử dụng cả vũ khí lẫn pháp thuật theo thời gian thực, để game thủ được chọn. Không chỉ mang đến thể loại mới mẻ, Secret Of Mana còn đưa ra nhiều cải tiến mới mẻ tiêu biểu là thiết bị đầu cắm Multitap, hỗ trợ cùng lúc đến 3 tay cầm trên một máy SNES. Điều này đồng nghĩa với việc các màn chơi sẽ sống động hơn khi cùng lúc có đến 3 người chơi trong một bản đồ. Sự thành công của Secret Of Mana lớn đến nỗi nó trở thành một trong vài game nhập vai hiếm hoi trên SNES được phát hành chính thức tại thị trường châu Âu. Đừng quên những thương hiệu lớn như Final Fantasy III/VI hay Chrono Trigger vẫn phải chơi lụi với hệ region PAL và chỉ có thể ló mặt công khai nếu thị trường hải ngoại có như cầu nhập khẩu.

Những source game “mất tích” được giải cứu bởi người hâm mộ – P.1

Có một điểm mà các fan hâm mộ Secret Of Mana sẽ cảm thấy bi kịch chính là phần tiếp theo còn hay hơn cả phần đầu tiên. Được phát hành tại thị trường Nhật với tên gọi Seiken Densetsu 3, game sở hữu những cải tiến cực lớn như các nhân vật có nhiều class và người chơi có thể thay đổi class tùy thích. Nội dung cốt truyện cùng các sự kiện chính trong game cũng được nâng cấp khi có thể thay đổi tùy theo tổ hợp ba nhân vật mà game thủ lựa chon lúc ban đầu. Điểm bi kịch của mọi sự tốt đẹp này là gì? Là trò chơi không bao giờ được phát hành ngoài biên giới của Nhật Bản. Mãi đến năm 2000, nhờ công sức của một nhóm game thủ ẩn danh, mã nguồn của game này mới được công bố và nhóm fan hâm mộ chẳng tốn bao nhiêu thời gian để chuyển thể nó sang tiếng Anh cho bàn dân thiên hạ cùng xâu xé.

Chrono Trigger

Trong tiềm thức của những game thủ kỳ cựu, hẳn Chrono Trigger là thứ gì đó tuyệt vời nhất mà các NSX game từng thực hiện. Là đứa con tinh thần của những bộ óc lỗi lạc nhất nền công nghiệp game vào thời điểm đó, hẳn không sai khi gọi Chrono Trigger là một siêu phẩm trong mơ được thực hiện bởi một Dream Team mà các thành viên trong nhóm sẽ không bao giờ có cơ hội đứng cùng đội lần thứ hai trong đời. Nhóm all-star này bao gồm Hironobu Sakaguchi và Nobou Uematsu (Final Fantasy), Akira Toriyama (Dragon Ball Z) và Yuji Horii (Dragon Quest). Trong số đó chỉ cần đi ra riêng rẽ bất kỳ cái tên nào cũng đủ bảo chứng cho thành công của một sản phẩm và Chrono Trigger có tất cả trong số đó, nghĩ thôi đã thấy ghê rồi đó.

Những source game “mất tích” được giải cứu bởi người hâm mộ – P.1

Mặc dù sau đó vài năm Chrono Trigger sẽ có một “phần tiếp theo gây tranh cãi” trên PlayStation mang tên Chrono Cross nhưng thực tế trò chơi còn có một phần tiếp theo hàng thật giá thật được phát hành độc quyền trên thiết bị Satellaview dành cho SNES tại thị trường Nhật Bản. Phần tiếp theo này có tên Radical Dreamers bao gồm các nhân vật như Magus từ Chrono Trigger lẫn Serge/Kid từ Chrono Cross. Hai thanh niên này sẽ có cơ hội chạm trán sau khi đột nhập vào một ngôi biệt thự để trộm Frozen Flame. Không còn kiểu RPG truyền thống Radical Dreams lại mang đến cho game thủ phong cách chơi visual novel tương tự cuốn sách Choose Your Own Adventure trong tựa game gốc. Không nhiều người có hộ khẩu ngoài Nhật Bản biết đến phần hậu truyện này, mãi cho đến năm 2003 khi toàn bộ source game được chuyển ngữ hoàn chỉnh và tung lên mạng internet.

(Còn tiếp)