Những tựa game hiện đại làm game thủ ngày càng “lười biếng” hơn - PC/Console

Không phủ nhận các tựa game hiện đại có rất nhiều thứ tiện dụng để hỗ trợ người chơi, nhưng theo đó nó cũng khiến chúng ta ngày càng “lười” đi đáng kể.

Thế giới game đã thay đổi rất nhiều sau từng đó năm, các tựa game hiện đại ngày càng trở nên hoàn thiện hơn với những thứ hỗ trợ cho người chơi từ đâu tới chân. Nhưng vô tình các công cụ này lại làm cho mọi thứ đơn giản quá mức, dẫn đến cảm giác “lười biếng” và phụ thuộc của game thủ vào chúng.

Những khẩu súng nổi tiếng trong game hơn là ngoài đời thực
Đây là những khẩu súng thực sự tồn tại, nhưng đã được các nhà làm game "buff" mạnh tay hoặc thay đổi tính năng để phục vụ gameplay trong trò chơi của mình.

Auto-save và quick save

Những tựa game hiện đại khiến người chơi ngày càng “lười biếng” hơn

Đây có lẽ là sự khác biệt lớn nhất giữa các game hiện đại và cổ lỗ sĩ lúc trước, bạn có còn nhớ những ký ức kinh điển về việc chạy lòi mắt để kiếm “chỗ save” trước khi quá trễ không. Những tựa game cũ đặc biệt là thể loại nhập vai hay phiêu lưu đều không cho chúng ta save mọi lúc mọi nơi, mà chúng giới hạn theo từng địa điểm với các điểm cố định, thường là trước khi gặp trùm, trong thành phố hoặc đang bên ngoài map thế giới.

Chính cái sự bất tiện này đã gây ra biết bao phiền phức cho game thủ, trước tiên hãy nói về việc bạn đang cày cuốc mửa mật hàng giờ đồng hồ bỗng nhiên có một thằng bạn chết toi nào đó gọi đi quẩy, nhưng cái điểm save gần nhất cách đó phải tám vạn dặm chạy bộ. Hay trực quan hơn đó là giành cho các fan của dòng game kinh dị, khi nhân vật chính lê lết trong tuyệt vọng tìm một cái phòng tối tăm nào đó để chui vào – hãy thử so sánh Resident Evil 2 Remake của dòng game hiện đại với phiên bản gốc, một sự khác biệt không hề nhẹ đấy.

Những tựa game hiện đại làm game thủ ngày càng “lười biếng” hơn

Những game hiện đại đã thêm vào tính năng auto-save hoặc quick-save, nó cực kỳ tiện dụng để tiết kiệm thời gian người chơi. Bạn sẽ ngay lập tức được đưa vào diện an toàn sau mỗi đoạn cắt cảnh, trong lúc đang khám phá thế giới và quan trọng nhất là trước khi đánh trùm. Tính năng này đưa tới một chân trời vô giá trong việc làm chúng ta đỡ ức chế hơn, thí dụ như bạn vừa ăn hành của trùm rồi lăn ra chết xong thì ngay lập tức được load quay trở lại với đầy máu ở khúc mở đầu, khác hẳn với việc hồi sinh ở điểm save sau đó chạy thêm tám vòng nữa + 10 đoạn cắt cảnh mới được đấu tiếp đấy.

Các biểu tượng trên mini map

game hiện đại

Ở đây cần lưu ý là chúng ta không nói chung chung toàn bộ bản đồ của game hay mini map thường trực trên màn hình, mà cụ thể là các biểu tượng và chú thích của chúng. Thực ra khái niệm này áp dụng nhiều nhất cho các game thế giới mở, khi mà niềm vui thường trực của người chơi là phải tự mình khám phá mọi thứ, với rất ít sự hướng dẫn cụ thể. Người viết vẫn còn nhớ những ngày chạy dọc khắp bản đồ để tìm bí mật trong Fallout 3, khi mà cảm giác bất cứ cái công trình đổ nát nào cũng có câu chuyện riêng của mình.

Theo thời gian, các game hiện đại thế giới mở cũng ngày càng trở nên tối giản hóa việc này đi hoặc các nhà phát triển thấy đó là thứ không cần thiết. Một số tựa game như Days Gone hay Horizon Zoro Dawn sử dụng các “map pin” – tức là những điểm đánh dấu trên bản đồ, từ đó báo hiệu cho người chơi biết khu vực đó có gì, khiến họ không cần phải mất công đi tìm kiếm nữa cho mệt. Sự tiện dụng quá đáng của nó vô tình giết chết cảm giác hồi hộp của thể loại thế giới mở, khi mà mọi thứ có vẻ quá công nghiệp một cách khô cứng, cũng như làm game thủ “lười” khám phá tựa game đó đi.

Những tựa game hiện đại làm game thủ ngày càng “lười biếng” hơn

Không chỉ thế giới mở mà rất nhiều game hiện đại theo kiểu hành động có bản đồ rộng lớn cũng sử dụng đánh dấu như vậy, nó giúp người chơi tiếp cận game nhanh hơn, giảm bớt công đoạn lòng vòng vô ích và đưa họ trực tiếp đến cối lõi của lối chơi. Nói cho cùng thì người viết cho rằng đây giống như một kiểu “lười biếng” của những nhà phát triển, khi họ không muốn bỏ quá nhiều công sức vào việc xây dựng nên hàng tá bí mật ẩn – thứ có lẽ rất ít game thủ sẽ chịu bỏ công tìm kiếm.

Thực ra bản đồ rộng lớn không có chỉ dẫn vẫn luôn hấp dẫn theo cách đặc biệt riêng của nó, kể cả một bom tấn hiện đại như Red Dead Redemption 2 vẫn tuân thủ theo quy luật cổ điển, thậm chí nó còn cực đoan hơn khi bỏ luôn cả phần Fast Travel. Bạn chạy rong ruổi khắp nơi để tìm kiếm bí mật, chắc hẳn sẽ thú vị hơn là việc “lười” tới nỗi chỉ mở bản đồ ra nhìn đúng 3 giây rồi đóng nó lại rồi.

Bỏ qua các đoạn phim cắt cảnh và hội thoại

Lost Sphear, truyền nhân của I Am Setsuna chuẩn bị ra mắt cuối tháng 1

Cái này chắc chắn là đặc quyền của những game nhập vai cổ điển từ Nhật, nơi mà các nhân vật có thể diễn thuyết tràng giang đại hải nửa tiếng đồng hồ liền không biết mỏi. Người viết vẫn còn ấn tượng nhất khi lần đầu chơi The Legend of Dragoon, từ lúc bắt đầu game qua đoạn phim cắt cảnh lẫn một đống hội thoại nữa là ngót nghét gần 20 phút. Nếu như vào thời điểm này mà có một tựa game hiện đại nào đó mất 20 phút chỉ để giới thiệu râu ria bên ngoài, tôi bảo đảm nó sẽ bị tẩy chay ngay lập tức.

Có thể bạn nghĩ thời đó game thủ thật rảnh rỗi, khi mà họ có thể bỏ hàng chục phút để đọc những dòng hội thoại dài lê thê không dứt. Trên thực tế thì cơ bản là chúng ta không có sự lựa chọn nào khác, phim cắt cảnh lẫn hội thoại lúc đó là không thể bỏ qua được, bấp chấp người chơi có nhấn nút điên cuồng thế nào chăng nữa thì chúng cứ rề rề mà chạy. Ờ điều này thực ra cũng có một cái tốt, đó là khiến chúng ta hiểu rõ cốt truyện cái game đang chơi hơn.

Những tựa game hiện đại làm game thủ ngày càng “lười biếng” hơn

Ở thời điểm hiện tại thì khái niệm các đoạn hội thoại dài như vậy gần như đã tuyệt chủng, kể cả các tựa game nhập vai Nhật Bản cũng rất cố gắng để giảm bớt chúng nhằm hướng tới các khách hàng phổ thông hơn. Giờ đây chỉ với một nút bấm chúng ta có thể bỏ qua mọi thứ, ngay lập tức mặc kệ cốt truyện để lao vào quẩy luôn mà chẳng cần suy nghĩ. Thú thực thì người viết đôi khi cũng lạm dụng chức năng skip này, dẫn tới trường hợp chơi xong cả game mà vẫn chả hiểu cốt truyện của nó rốt cuộc có cái gì, có phải chúng ta đang càng ngày càng lười đi hay không?