Nếu bạn không thể tìm thấy một cuốn tiểu thuyết buồn, cảm động nào tại rạp sách gần nhà, không thể “cảm” được cái nỗi buồn trong những bộ phim xúc động nữa. Thì những tựa game dưới đây sẽ làm dòng nước mắt tuôn chảy.
Hãy chú ý Spoiler các bạn nhé, nếu chưa từng chơi những tựa game này bao giờ thì hãy lượt nhanh qua để lấy tên thôi rồi quay lại đây sau để xem và cảm nhận sự đồng cảm nhé.
I/ Brothers: A Tale of Two Sons
Ai mà nghĩ được rằng ngồi bấm phím có thể khiến đôi mắt của bạn nhòa lệ chứ? Ấy nhưng mà chơi Brothers: A Tale of Two Sons thì bạn sẽ như vậy đó, trong game bạn sẽ điều khiển hai người anh em họ cùng một lúc. Vâng, hai người một lúc thật đấy, với phần bên trái tay cầm để điều khiển một người còn phần bên phải để điều khiển một người. Mỗi người lại có những năng lực khác nhau, người anh lớn có thể kéo cần đẩy, đỡ em trai, bơi lội còn người em nhỏ có thể luồn lách qua những khu vực chật hẹp.
Cùng nhau, hai anh em phải lấy được nước từ Cây sự sống về để cứu người cha đang hấp hối của mình. Vậy nhưng nhiệm vụ lại không diễn ra theo kế hoạch. Trong khi phần lớn game, bạn sẽ phải dùng sức mạnh của hai anh em để trèo đèo lội suối, chống lại kẻ thù và những con boss khó nhằn. Thì con boss cuối, con nhện khổng lồ, lại quá khó để có thể giải quyết và trong trận đấu, người anh trai lớn bị đâm chết, Cây Sự sống không thể cứu được, người anh đã thực sự ra đi.
Và vì vậy, để tiếp tục thì người em phải học được những bài học mà anh trai đã dạy mình, thế vào vị trí người anh. Vậy nên để qua được những thử thách cuối cùng, người chơi phải dùng cả phần nút của người em đảm nhận lấy trách nhiệm của người anh trai quá cố của mình.
Đơn giản, hiệu quá, và thẳng ra mà nói, quá tài tình. Bởi chiếc tay cầm đóng vai trò như chiếc cầu trì gắn nối người em trai và anh trai lại với nhau. Mối liên hệ giữa các nhân vật cùng chiếc tay cầm đã giúp đưa những chàng trai về nhà. Đến lúc đó, ai mà không khóc được chứ?
Bạn sẽ không bao giờ có được cảm giác như vậy với chiếc tay cầm của mình nữa đâu.
II/ The Last of Us
Hầu hết mọi tựa game đều mang đến những gút thắt cảm xúc vào lúc cuối game, khi mà bạn đã bắt đầu gắn bó với nhân vật. Vậy nhưng The Last of Us lại mang súng to, pháo lớn đến giã vào trái tim game thủ vào ngay lúc đầu game. Khi mới vào game, mọi chuyện diễn ra có vẻ bình thường, bạn vào vai Joel, một ông bố độc thân bình thường, điển hình đang bước qua tuổi 30 của mình. Bạn có một cô con gái, Sarah, hôm đó là sinh nhật cô bé, cuộc sống thật là tốt và yên bình.
Và rồi vụ bùng nổ dịch bệnh diễn ra, những con người bình thường đột ngột biến thành lũ quái vật khát máu. Joel và Sarah phải lao vội vào một chiếc xe để cố chạy thoát, nhưng khu vực xung quanh nhanh chóng trở nên hỗn loạn. Xe đâm vào nhau, những kẻ bị lây nhiễm tấn công, sĩ quan quân đội càn quét khu vực, một sự hỗn loạn hoàn toàn. Sau khi vượt qua hàng loạt các khó khăn, trở ngại suýt chết một cách trot lọt, Joel không thể trách khỏi vận rủi được nữa. Sarah trúng phải đạn từ một người lính hoảng loạn đang nghe lời gã chỉ huy mất trí và chết trên vòng tay của Joel.
Với nhiều game thủ, cái chết đó là quá khó để có thể chịu đựng nổi, nhưng cái chết đó, sự hỗn loạn đó là nút thắt phát triển nhân vật tối quan trọng và giải thích tại sao Joel lại quá bảo bọc, cẩn thận với Ellie như vậy. Cái chết của Sarah là mảnh ghép mang tính định hình nên câu chuyện đời của Joel và để người chơi sống qua kí ức đau đớn nhất của người anh hùng của chúng ta, một kí ức thật khó chịu đựng nổi.
III/ To the Moon
To the Moon là một tựa game nhập vai nhưng lại không giống một tựa game nhập vai chút nào. Không có combat trừ một pha combat “cho vui” đầu game. Nó cũng không có đội nhóm, không hệ thống đồ đạc, không có các tay phản diện tai to mặt lớn cần phải bị đánh bại để giải cứu thế giới.
Thay vào đó, To The Moon là một trải nghiệm vô cùng cá nhân, các nhà khoa học Eva Rosalene và Neil Watts đi sâu vào tâm trí của một người đàn ông đang hấp hối, Johnny, để điều chuyển kí ức của ông theo phong cách Inception để ông hoàn thành ước mơ của cuộc đời mình, được đặt chân thăm Mặt Trăng. Nhưng có một bước ngoạt: Johnny không biết vì sao anh muốn thăm Mặt Trăng khiến Rosalene cùng Watts phải vén màn bí ẩn trước khi quá trình này có thể thành công.
Bằng việc tìm ra những mảnh ghép quan trọng từ quá khứ của Johnny, Rosalene, Watts và người chơi phải thay đổi tâm trí của Johnny, và cuối cùng khám phá ra quá khứ của ông. Cuộc hôn nhân của ông với một người phụ nữ tên River dù tràn ngập tình yêu nhưng cũng đầy trắc trở do bà chịu đựng từ Hội chứng Asperger. Người em trai sinh đôi của ông, Joey, chết trong một tai nạn, ông đã sống một cuộc đời vô cùng vất vả.
Và rồi, Watts và Rosalene khám phá ra câu chuyện, hồi còn nhỏ, Johnny gặp River tại một buổi Carnival. Hai người mến nhau ngay lập tức và hứa với nhau rằng sẽ gặp nhau trên mặt trăng – tâm điểm của cả một vũ trụ họ cùng nhau vẽ nên – nếu có ai trong hai người quên không trở lại nơi đây để gặp nhau. Không lâu sau đó, Joey qua đời và mẹ của Johnny cho ông uống thuốc kìm chặn kí ức. Làm ông quên đi mọi chuyện về Joey và River, và dù sau đó ông lại gặp lại River, hẹn hò với bà suốt cấp 3, ông vẫn không thể nhớ được về cuộc gặp đầu tiên của họ dù River có cố nhắc lại đến ra sao nữa. Cuối cùng bà cắt tóc, làm cho ông một con thỏ giấy như thuở xưa và chỉ khi đó Johnny mới nhớ lại mọi việc, nhưng tiếc thay, bà đã qua đời trước khi ông kịp nhớ lại mọi chuyện.
Tất nhiên, Johnny có một cái kết “đẹp”, ông là một nhà du hành của NASA đi du hành đến Mặt trăng cùng River ở bên. Nhưng đó, cũng là một cái kết cay đắng, trong khi Johnny chết một cái chết hạnh phúc. Thì đã quá muộn cho River, bà đã qua đời với tình cảm cả cuộc đời mình vẫn nằm trong bóng tối.
IV/ The Walking Dead: Season 1
Telltale Games, hãng game chuyên về thể loại game “kể câu chuyện” đúng như cái tên mình, đã làm ra hàng loạt các tựa game phiêu lưu. Nhưng tựa game đầu tiên, Back to the Future thì không được chau chuốt, chỉn chu cho lắm; Game of Thrones thì mang lại cảm giác quá “công thức”, quen thuộc ít đổi mới và thậm chí engine game lúc này cũng đã bắt đầu cho thấy dấu hiệu “có tuổi”.
Nhưng rồi sự đột phá đến cùng The Walking Dead: Season 1, một thành công tuyệt đối của studio Telltale Games. Dù cốt truyện không có nhiều lắm các bước ngoặt, các nút thắt, nút mở làm người chơi phải “ồ”, “à” nhưng tổng thể cốt truyện thực sự đã bắt được hoàn hảo cái không khí chậm rãi, ghê rợn, kinh hoàng của bộ Comic gốc của Robert Kirkman.
Vào vai Lee, một phạm nhân đang bị áp tải đến nhà tù nhưng may mắn thoát ra trong trận đại dịch này, anh nhanh chóng bắt thân được với cô gái tên Clementine, có cha mẹ đang đi du lịch ngay trước khi cuộc bạo phát dịch bệnh Zombie bắt đầu. Lee thề sẽ giúp Clementine tìm lại cha mẹ mình và chẳng mấy lâu sau họ kết team với một nhóm người sống sót khác trong chuyến hành trình tìm nơi an toàn trước khi bầy zombie tăng lên vượt số lượng có thể. Và trong chuyến hành trình đó, Clementine dần trở thành người con gái nuôi tinh thần của Lee, và cuối cùng thứ cảm xúc đó nở rộ thành thực tế.
Rồi cuối cùng Lee bị cắn bởi một con Walker, nhưng anh vẫn cố sức cứu sống bằng được Clementine đang gặp hiểm cảnh. Khi The Walking Dead: Season 1 đi đến hồi kết, Lee đã cứu thành công Clementine nhưng phải ra một quyết định đầy khó khăn. Hoặc là bảo Clementine bắn vào đầu để giải thoát mình, hoặc bảo cô cứ bước đi để mình biến thành một con quái vật. Hoặc là để Clementine tự ra quyết định, một quyết định mà cô bé sẽ dựa trên những lựa chọn của người chơi từ trước đó để đưa ra. Một việc mà một đứa trẻ không đáng phải trải qua một chút nào; và dù bạn chọn gì đi nữa. TUựa game cũng kết thúc với Clementine lầm lũi bước đi trong cô độc, buộc phải sinh tồn một mình trong thế giới hoang tàn hậu tận thế này.
V/ Life is Strange
Life is Strange, là một câu chuyện viễn tưởng vô cùng “tiêu chuẩn” cho lứa tuổi mới lớn: Một cô nữ sinh sống nội tâm phát hiện ra mình có thể tua ngược thời gian, sử dụng năng lực đó để giúp đỡ bạn bè và tìm ra chỗ đứng của mình trên thế giới. Chơi lâu hơn một chút, bạn sẽ nhận ra Life is Strange kì lạ hơn ấn tượng ban đầu của nó rất nhiều. Ví dụ như nhà biên kịch không hề ngần ngại bập vào những vấn đề nhạy cảm như Nghiện ngập, quấy rối tình dục, chứng tự sát tuổi teen, nạn bắt nạt, bạo lực học đường… Và rõ rang ngay từ đầu game, các quyết định trong game luôn có kết quả rất bất ngờ. Dù cô bé Max có thể tua ngược thời gian tuy nhiên điều đó có hẳn là điều tốt và nên làm hay không? Các quyết định đó thường có những kết quả bất ngờ và có phần đen tối.
Trái tim của Life is Strange nằm ở hai trọng tâm: Max và cô bạn thân thuở thơ ấu, Chloe. Rõ ràng là Max và Chloe có thể vượt ra ngoài giới hạn tình bạn; dù lựa chọn của bạn có là gì đi nữa thì cả hai cũng yêu quý nhau rất nhiều. Vậy nên khi game buộc Max phải chọn giữa Chloe và thành phố của cô, Arcadia Bay, đó hẳn là một lựa chọn xé lòng đầy khó khăn. Và dù các lựa chọn của bạn có là gì đi nữa thì nước mắt chắc chắn sẽ tuôn chảy trên đôi má ấy, đôi má của các game thủ.
VI/ Valiant Hearts: The Great War
Là một câu chuyện tình yêu trong bối cảnh Đệ nhất Thế chiến, Valiant Heart mang lại cảm xúc tột bậc vượt ngoài mọi dự đoán khi ra mắt bởi lối tiếp cận khôn khéo, mới lạ trong chuyện lột tả sự kinh hoàng của chiến tranh.
Không giống như những tựa game chiến tranh khác, Valiant Heart không phải là một tựa game bắn súng quân sự. Đó là một tựa game phiêu lưu trỏ và ấn. Tất nhiên bạn vẫn thường thường phải đối phó với quân địch để có thể qua màn nhưng bạn không giết họ. Bạn dọa họ, đánh lạc hướng họ, đánh ngất họ hay chỉ đơn giản là lẻn qua họ mà thôi, à đôi khi bạn cũng phải tránh né làn đạn quân thù nữa. Mọi nhân vật trong Valiant Hearts đều mang lại cho bạn những khoảng khắc kịch tính và đáng nhớ. Và nếu câu chuyện đời của họ còn chưa chạm đến trái tim của bạn thì cái chết bi tráng của một trong những nhân vật chính, một kết cục “tất yếu” của chiến tranh, sẽ làm bạn phải thấy thắt tim lại.
Nếu đó vẫn là chưa đủ thì Valiant HeartsL The Great War trích dẫn hình ảnh in-game với những bức ảnh, lá thư, dẫn chứng thực tế ngoài đời thực từ những người lính thời đệ nhất thế chiến. Nó vừa mang tính giáo dục, vừa là mối liên hệ chắc chắn giữa game với những người đàn ông, phụ nữ đã hiến dâng mạng sống cho cuộc đại chiến hơn 100 năm trước. Vượt lên hết thảy, Valiant Hearts là tựa game đã lột tả tuyệt vời nhất cái giá quá đắt mà con người phải trả cho chiến tranh. Một tựa game “phải chơi” cho mọi game thủ.
VII/ Firewatch
Giống như bộ phim UP của Pixar, dù toàn bộ tổng thể bộ phim mang màu sắc tích cực nhưng chỉ 10 phút đầu thôi cũng đã đủ để đẩy cảm xúc người xem đến cực hạn. Hầu hết thời lượng game đặt bối cảnh tại Khu rừng Quốc gia Shoshone nơi nhân vật chính Henry, tạo nên một mối quan hệ với Deliah qua chiếc Radio cầm tay để nhằm phá vụ án mạng trong game. Đoạn đầu game đã giải thích lí do vì sao Henry lại quyết định dành cả mùa hè giữa khu rừng quạnh hiu vắng vẻ.
Đó là một câu chuyện đượm buồn và có chút tiếc nuối, qua các hiệu ứng âm thanh và những đoạn Text, bạn theo dấu chân Henry từ khi anh gặp đến khi cưới vợ mình, Julia. Một cuộc hôn nhân không hề suôn sẻ chút nào. Khi Julia được hứa hẹn giao cho công việc tốt trong mơ, Henry phải lựa chọn giữa việc níu giữ cô ấy ở lại hoặc chuyển tới một nơi mà ông không hề ưa thích. Mọi chuyển trở nên tồi tệ hơn khi vợ anh đến tuổi 41, bị chẩn đoán mắc bệnh mất trí giai đoạn đầu và phải quyết định giữa bận rộn tự chăm sóc cô hay gửi gắm vào một cơ sở y tế rồi chịu cảnh sống vợ chồng xa cách.
Không có quyết định nào là đúng hay sai, cũng không có cách nào vượt qua Firewatch một cáhc hoàn toàn trọn vẹn cả. Và dù quyết định của bạn có là gì đi nữa thì nó cũng đưa bạn đến khu rừng cả. Đoạn Intro không phải chỉ để thêm cảm xúc thuần túy, mà để bạn nhập vai vào cuộc sống của Henry, qua đó hiểu được vì sao anh lại chọn cuộc sống “ẩn dật” này. Vì xét cho cùng, nó vẫn ít đau đớn hơn nơi anh từng ở.
Hi vọng các bạn tìm kiếm được những giọt nước mắt qua những tựa game ở trên.