Ninja Gaiden 4 đang là dự án bí mật của Koei Tecmo theo những gì mà các game thủ đồn đoán, vậy nếu ra mắt tựa game chặt chém này cần phải cải thiện những điều gì?
Tựa game Ninja Gaiden mới nếu ra mắt cần thay đổi gì?
Người hâm mộ vẫn trông ngóng một tựa game Ninja Gaiden mới, nhưng nếu Team Ninja muốn đem Ryu Hayabusa trở lại, họ phải chỉnh sửa một số điều ở loạt game này trước khi ra mắt. Ninja Gaiden là một trong những loạt game định hình nên thể loại game hành động nhân vật bằng hệ thống chiến đấu cực kì máu me và cuồng loạn. Dù là phiên bản reboot của cả dòng game nhưng không thể bám những giá trị vốn đã quá cũ kĩ để làm phần kế tiếp.
Cũng đã 8 năm trôi qua từ khi một game Ninja Gaiden mới ra mắt, Team Ninja đã tiếp bước và tập trung vào những dự án mới. Điều đó có nghĩa là tựa game này đã vắng bóng suốt vòng đời của PlayStation 4 và Xbox One. Trong khi thế hệ máy chơi game mới chuẩn bị ra mắt, đây cũng là lúc để đánh giá và nhìn nhận lại giá trị của thương hiệu này. Dù chưa có thông tin gì chính thức, Team Ninja vẫn biết người hâm mộ luôn thèm khát một phiên bản Ninja Gaiden mới. Bản thân tựa game Ninja Gaiden 4 nên thực hiện nhiều cải tiến vượt bậc khác, vốn đã được những thương hiệu khác đưa ra làm ví dụ như God of War, Devil May Cry,…
Ninja Gaiden 4 cần góc quay hiệu quả hơn và điều khiển nhạy hơn
Lối chơi của Ninja Gaiden luôn mang đậm tính hành động chặc chém tốc độ cao, vì vậy mà góc nhìn camera trong game luôn là một vấn đề phải khắc phục. Cả ba tựa game trước của Ninja Gaiden đều mắc phải lỗi này, nhưng nặng nhất phải kể đến vẫn là Ninja Gaiden 3, khi mà đối phương liên tục tấn công từ bên ngoài tầm nhìn. Góc quay là điều tối quan trọng cần khắc phục trong Ninja Gaiden 4, vì đó là vấn đề sống còn trong bất kì tựa game hành động hiện đại nào. Nhiều tựa game như Devil May Cry 5 hay Astral Chain dùng hệ thống góc quay linh hoạt giúp theo sát diễn biến trò chơi nhưng vẫn cho người chơi điều chỉnh khi cần thiết. Ninja Gaiden thật sự cần một hệ thống tương tự, liên tục điều chỉnh theo nhịp độ của trận đấu và số lượng kẻ địch, để không thu quá gần vào Ryu Hayabusa.
Vấn đề người chơi điều khiển không nhạy cũng làm góc quay trong game trở nên tệ hại hơn. Devil May Cry 5 cho người chơi toàn quyền kiểm soát đến từng cử động nhỏ nhất, tự hoãn hủy động tác tấn công, hoặc Dante có thể ngay lập tức đổi vũ khí ngay giữa chuỗi tấn công. Ninja Gaiden cần phải làm lối chơi và điều khiển chặt chẽ hơn, giúp Ryu bớt đi những động tác thừa thãi, và cho người chơi kiếm soát động tác tấn công được thuẩn thục hơn. Đặc biệt là khi người chơi dùng lưỡi hái, món vũ khí có những động tác lướt quét dài dòng. Cho Ryu sử dụng nhiều chuỗi tấn công hơn đa dạng và phá cách điên loạn cũng là một giải pháp lâu dài nếu họ áp dụng cho hệ thống combat mới trong Ninja Gaiden 4, và Team Ninja nên tập trung vào một hệ thống thay đổi vũ khí khi kết hợp với Ninpo trong tích tắc.
Tecmo phải khiến nhân vật Ryu trở nên phải gần gũi hơn với người chơi trong Ninja Gaiden 4
Ninja Gaiden chưa bao giờ quá tập trung vào cốt truyện, sở dĩ Ninja Gaiden 3 thất bại là vì lại có một cốt truyện quá nhạt nhẽo và dài dòng. Một phần vấn đề là do Ryu chưa bao giờ là một nhân vật chính gần gũi dễ cảm thông. Anh là một người hùng hành động mang vẻ ngoài rất nghiêm nghị, không khác gì một cỗ máy giết chóc, nhưng cũng chỉ có thế người chơi sau khi hoàn thành tựa game cũng không cảm nhận được tính cách và phần người của anh chàng này một chút nào.
Ryu rất ít khi nào để lộ cảm xúc, và dù Team Ninja đã tiết lộ cốt truyện quá khứ của anh, người chơi vẫn chưa thấy mình đủ để hiểu được anh. Anh đã đối diện với đủ loại quái thú, hay các hiểm họa tận thế đe dọa đến nhân loại, nhân cách của anh lý ra phải phản ánh được điều đó. Ryu mà có nhiều cảm xúc và sự quan tâm dành cho diễn tiến trong cốt truyện thì sẽ khiến người chơi quan tâm đến anh nhiều hơn. Nói không xa, chính God of War đã nhân hóa thành công Kratos bằng cách để ông tự suy ngẫm về quá khứ bạo lục, và dù Ninja Gaiden 4 không nhất thiết phải lặp lại thành công đó, họ cũng có thể lấy cảm hứng trong cách kể chuyện mới mẻ hơn. Ngay cả cốt truyện lớ ngớ như DMC5 cũng khiến người chơi quan tâm về những nhân vật chính và quan hệ thù địch giữa họ.
Ninja Gaiden 4 nên tham khảo thêm từ series Nioh
Nioh trình làng game thủ vào năm 2017 như là một sự kết hợp tuyệt vời giữa lối chơi chiến đấu của Ninja Gaiden và phong cách thiết kế của Souls. Với việc Nioh tiếp nối những yếu tố chiến đấu của Ninja Gaiden, hiển nhiên Ninja Gaiden 4 cũng nên làm vậy. Cách chiến đấu của Nioh luôn đa dạng, cho phép kết hợp chuỗi tấn công và hệ thống thế đánh có chiều sâu, buộc người chơi phải điều chỉnh cho phù hợp với tư thế của đối phương. Nhịp độ vẫn rất nhanh, nhưng yêu cầu nhiều suy tính từ phía người chơi hơn lối chặt chém của Ninja Gaiden. Bằng cách học hỏi từ Nioh, Ninja Gaoden 4 có thể áp dụng những hệ thống phòng thủ hoặc phản công yêu cầu người chơi tiếp cận đối phương một cách cẩn thận và đánh giá cách họ sẽ tấn công, hơn là chỉ cho Ryu đâm đầu vào đánh xối xả như một cỗ máy giết chóc vô định.