Phim vs Games: Các đạo diễn phim bom tấn đều chơi game“siêu gà” - PC/Console

Các đạo diễn nổi tiếng có thể tạo ra những tác phẩm để đời, nhưng nếu đem Phim vs Games thì bọn họ chắc chỉ tầm cỡ bọn game thủ “gà mờ” nhất mà thôi

Chào các đồng bào, cho những ai đã đọc bài viết game lịch sử và nỗi niềm tự nhục thì hôm nay lại tiếp tục là tôi đang trong thời kì chán nản, khi mà chẳng muốn làm gì dù deadline nó vẫn đang đuổi ngay sau ass. Tôi lại tiếp tục mở Phim vs Games coi và lần này thử qua một tác phẩm của bác Trương (Trương Nghệ Mưu) là Tử chiến trường thành (The Great Wall), sau khoảng hơn 1 giờ 30 phút coi cái thứ nhảm nhí và sida tràn lan này, tôi nhận ra một điều là có vẻ như rất nhiều các vị đạo diễn phim chiến tranh – hầu hết đều… chưa được phổ cập vỡ lòng cân bằng game thủ.

Khi tôi chơi game lịch sử và nỗi niềm “tự nhục”
Nói câu hơi bị nhục là số tư liệu mà tôi học được khi chơi các game lịch sử, có lẽ nhẽ đâu còn nhiều hơn là thời gian mài ass ở nhà mà mở sách ra đọc nữa.

Trong phạm trù một bài viết nhảm nhí trong lúc rảnh rỗi sinh nông nổi, chúng ta không nói tới vấn đề thực tế hay ý đồ kịch bản của Phim vs Games, mà người viết chỉ muốn bàn về độ giống nhau cũng như việc các tình huống trong phim nếu so sánh với game sẽ tức cười đến mức độ nào. Vì sao người viết lại đặc biệt nhấn mạnh về các phim chiến tranh (đặc biệt là thể loại fantasy), vì nó có sự tương đồng cực lớn với game cả về cốt truyện, các đơn vị lính, chiến trường cũng như nhân vật… từ đó cho chúng ta sự so sánh rõ nét nhất khi đặt cả hai song song với nhau.

Trở lại với vấn đề bộ phim Tử chiến trường thành, thì ngắn gọn đây là câu chuyện về các chiến binh Trung Quốc lãnh trách nhiệm phòng thủ Vạn Lý Trường Thành, bảo vệ nhân loại khỏi sự xâm lược của một đội quân quái vật có tên là Thao Thiết. Về cơ bản thì có thể coi đây là một dạng game gần giống như Tower Defense, với việc con người đứng sau các bức tường thành khổng lồ, chống lại một đàn quái vật đông như kiến tấn công theo từng đợt và tất nhiên bạn sẽ thua khi để chúng ùa vào bên trong.

Có một chi tiết trong phim mà hầu hết mọi người chắc cũng sẽ cảm thấy khó hiểu, đó là hình như các chỉ huy ở đây đây nướng lính theo kiểu rất cm nó hãm tài. Tôi đang nói muốn nói tới trường đoạn khi đội quân Phi Hạc chơi trò nhảy Bungee từ trên thành xuống đám Thao Thiết phía dưới, dùng thương hai đầu để đâm từng con một và kết quả là hầu hết đều một đi méo bao giờ quay trở lại luôn.

Phim vs Games: Các đạo diễn phim bom tấn đều chơi game“siêu gà”

Phi Hạc quân trong Tử chiến trường thành

Với các game thủ chuyên chơi những trò RTS, thì việc thả vài ba unit vào giữa một mả lính luôn là hành động tự sát, bất kể nó có mạnh tới đâu. Phi Hạc trong phim có thể tính là Elite Unit dạng đặc nhiệm, trách nhiệm sẽ là ám sát, đột kích hoặc làm cái mọe gì đó hữu ích hơn chứ không phải quấn dây vào người rồi nhảy xuống tự sát như một lũ ngố. Cái này làm tôi liên tưởng tới SS 8 của Game of Thrones tập 3 The Long Night, trận chiến Winterfell khi mà con người tử thủ trước đám xác sống – đây cũng là tập bắt đầu cho chuỗi chửi bới điên cuồng của các fan, vì mức độ hãm lòi của nói, cả trên phương diện Phim vs Games.

Tạm thời bỏ qua những chi tiết quái thai dị dạng kiểu như con người bỏ thành ra ngoài đứng, máy bắn đá xếp trước bộ binh, kị binh xung phong đầu tiên… thì có một thứ mà Game of Thrones làm y chang The Great Wall, đó là đem nướng đơn vị mạnh nhất của mình mà méo vì một cái lý do gì cả. Trường đoạn đạo kị binh Dothraki được buff lửa xông thẳng về phía trước, sau đó bị tiêu diệt hàng loạt có lẽ là thứ mà hầu hết game thủ nào cũng phải buột miệng chửi đậu xanh hoặc rau má gì đó, vì độ ngu của nó đã vượt ngoài ranh giới vũ trụ rồi.

Bất kỳ game thủ nào đã chơi qua các game RTS, thì đều hiểu vai trò của kị binh là là đột kích, tạt sườn, xung phong vào tuyến sau… đại loại là kiểu đơn vị không phải lao thẳng tới khi trận chiến diễn ra. Nếu tính theo phương diện Phim vs Games thì Dothraki có thể coi là Shock Cavalry – tức là những đơn vị đánh theo kiểu đột kích, xông vào từ sườn hoặc tuyến sau để gây sát thương lớn nhất khi bộ binh hai bên đang lao vào nhau. Có lẽ “game thủ” điều khiển Dothraki trong Game of Thrones chưa chơi qua một game RTS nào, khi hắn nướng đơn vị mạnh nhất của mình ngay lúc khởi đầu cuộc chiến, hệt như một con gà công nghiệp.

Trường đoạn Dothraki đâm đầu tự tử

Bỏ qua các vấn đề kiểu như trường đoạn đâm đầu vào kít của Game of Thrones để nhấn mạnh vào cao trào, kiểu như cho khán giả thấy mức độ no-hope của con người, thì việc đẩy một đám lính mạnh nhất vào chỗ chết không bao giờ là thứ hay ho cả – ít nhất cũng phải tận dụng hết khả năng của nó chứ. Bạn có thể sẽ nói rằng vốn dĩ Phim vs Games vốn đã khác nhau, nhưng thực tế thì 2 thứ này rất liên quan như anh em ruột vậy, bạn không tin ư – vậy hãy thử xem 300 đi nhé.

Trong các game RTS, chuyện một đội lính ở cấp cuối cùng, được trang bị tận răng và lên max level có thể đấu với kẻ địch với số lượng đông gấp vài lần là rất bình thường. Trong 300 bạn có thể thấy ngay ở cảnh chiến đấu đầu tiên, khi lính của Leonidas thủ trong một cái hốc núi bé tí để dàn đội hình. Bất cứ game thủ nào từng chơi Rome: Total War cũng nhận ra đây là bài chồng Phalanx thủ cửa nhỏ huyền thoại, đã được ghi trong sách giáo khoa mà ai cũng phải học thuộc lòng.

Halloween làng game: Những bộ xương trong game đáng nhớ nhất
Nói tới lễ hội Halloween thì hiển nhiên không thể bỏ qua các thứ kinh dị, trong đó thì các bộ xương trong game cũng là thứ rất thú vị khó phai.

Một khi đội hình được che chắn bởi các bức tường, không còn bị đánh thọc sườn hay tạt sau thì Phalanx là vô đối 100% cả ở trên Phim vs Games. Ưu thế về quân số hoàn toàn bị loại bỏ và đối thủ sẽ bị tàn sát đúng nghĩa vì lính của phe Phalanx (trong 300 là Sparta) là đơn vị mạnh nhất, bạn hoàn toàn có thể thử trò này trong Rome: Total War, kết quả nó cũng chẳng khác trong phim là mấy đâu. Khi các đám lính tuyến đầu của đối thủ đã bị hủy diệt, toàn bộ hàng đằng sau sẽ chạy như vịt, cho thấy là “người điều khiển” trong 300 đã học rất tốt lý thuyết game thủ.

Sparta trong game và độ bá đạo của nó

Nhưng nếu nói về khoảng Phim vs Games nào là đúng nhất, chắc chắn chúng ta phải nói tới siêu bom tấn Lord of the Rings (3 phần đầu), khi nó không những làm đúng như sách giáo khoa game thủ là tận dụng quân đội mà còn kết hợp một thứ cực kỳ quan trọng nữa đó chính là Heroic Unit. Trong các game dàn trận thì Heroic Unit có thể coi là tướng hoặc một đơn vị nào đó siêu mạnh, có tầm quan trọng đủ để xoay chuyển một trận đấu. Những ai đã chơi Total War: Warhammer hay mới đây nhất là Total War: Three Kingdoms chắc chắn đều hiểu điều này, khi một đội quân có tướng chỉ huy sẽ mạnh gấp nhiều lần bình thường.

Chúng ta có thể lấy trường đoạn kị binh Rohan cứu thành Helm’s Deep hay Minas Tirith làm ví dụ, luôn luôn có những nhân vật số má như Gandalf hay Eomer. Cảnh tượng khi kị binh Rohan tràn tới hủy diệt đám Orc như chặt gà, khi mà Eomer dẫn đầu đoàn quân mà quẩy như đúng rồi, thẳng cho tới khi đám voi Mumakil tiến ra thì anh trai này vẫn một giáo giết 2 con cùng lúc, tương tự Legolas về sau cũng một mình leo lên solo hạ gục nguyên một con. Hơn nữa những “game thủ” điều khiển kị binh Rohan cũng đủ thông minh để nhận ra là phải bắn vào đầu và chân voi Mumakil, chứ không phải làm giống như bên Game of Thrones là xông thẳng vào rồi chết như mấy thằng ngố.

Có một seri game rất hay là The Lord of the Rings: The Battle for Middle-earth, tái hiện khá hoàn hảo thế giới Chúa nhẫn, cũng như đặc biệt khắc họa độ bá đạo của các Heroic Unit vì tất cả bọn họ đều có aura ảnh hưởng những đơn vị xung quanh. Điều này lý giải tại sao cả trên Phim vs Games thì cả về phần nhìn lẫn thực tế đều rất mãn nhãn, kể cả một game thủ dày dạn kinh nghiệm chơi RTS thì chắc cũng chỉ làm tốt được như các nhân vật trong phim là cùng.

Tất nhiên Phim vs Games thì vẫn chỉ mang tính tương đối, cũng như bài viết này thuần túy chỉ là do một kẻ rảnh rỗi sinh nông nổi làm ra thôi nhé. Nhưng ít nhất thì bà con cũng có thể tự hào một phần, vì nếu như bạn là chỉ huy của các bộ phim về đề tài chiến tranh, thì ít nhất chúng ta có thể điều khiển đám lính của mình không “kém cỏi” như các vị đạo diễn chứ nhỉ.

Siêu phẩm kiếm hiệp hot nhất cuối năm 2019 – Bấm liền tay nhận ngay quà tân thủ: https://go.onelink.me/WOzv/MotGame