Halloween làng game: Sợ sệt gì tầm này khi mà cuộc đời còn ghê rợn hơn game kinh dị - PC/Console

Các màn dọa ma trong game kinh dị nếu làm tốt thì cũng hay thật đó nhưng chả có tuổi gì khi so với những pha hù dọa cuộc đời dành cho bạn, kể nghe chơi nhé!

Mỗi năm cứ đến mùa Halloween là thiên hạ lại đào lên các thể loại kinh dị các thứ từ game kinh dị cho đến phim ma, các cảnh tượng từ hãi hùng đến gớm ói cốt để khơi gợi cảm giác sợ hãi trong thâm tâm con người. Mọt tui thì thuộc cái loại khó ưu xa rời xã hội nên thấy các trò dọa ma ngày càng nhạt. Kiểu như “bé chẳng cần sex vì cuộc đời nó hiếp bé mỗi ngày”, khi chứng kiến đủ những màn nhát ma hù dọa thực sự của cuộc đời thì Mọt tui thấy chả có game kinh dị hay phim ma nào có thể sánh nổi.

Những đại dịch zombie trong đời thực – Không nên xem khi đang ăn uống
Những đại dịch zombie trong đời thực – Không nên xem khi đang ăn uống
Những đại dịch zombie trong phim hay game kinh dị thực ra lấy cơ sở những tư liệu có thật, chỉ là ngoài đời nó chưa tới mức quá nặng nên bạn chưa biết đến.

Thế nên có một thằng Mọt rất ngán đi coi phim kinh dị không phải vì sợ ma, mà vì sợ chán quá ngủ ngáy trong rạp hay ôm bụng cười nắc nẻ giữa phim khiến cả bầy người trố mắt ra dòm mà thôi. Bạn không tin? Để Mọt kể cho bạn nghe các kiểu dọa ma kinh điển còn hiệu quả hơn trong phim với game mà cái cuộc đời này dành cho bạn mà đôi khi bạn chả để ý tới lúc bị cho ăn hành.

Nỗi sợ từ hiểm họa vô hình

Một trong những nơi để khai thác sự sợ hãi chính là nỗi sợ với những thứ vô hình không rõ ràng và không nhận dạng được. Rất nhiều phim và game kinh dị khai khác cách hù dọa này. Nó là một sự thử thách về tâm lý đối với nỗi sợ cơ bản nhất trong tiềm thức một sinh vật, không chỉ con người mà hầu như mọi động vật đều tỏ ra sợ với thứ gì đó nó chưa từng thấy với biểu hiện e dè, giữ khoảng cách, thăm dò…

Một sự kinh dị đến từ những chuyển động kéo giò đơn giản

Paranormal Activity phần đầu tiên đã vận dụng nó rất xuất sắc khi khai thác mốc thời gian 3 giờ sáng với những biểu hiện kỳ lạ trong phòng ngủ của cặp đôi nhân vật chính. Bạn không hề thấy gì rõ ràng, chỉ là một số chuyển động không có nguyên nhân nhưng nó khiến bạn rợn tóc gáy lạnh sống lưng. Game kinh dị tâm linh F.E.A.R. cũng sử dụng phương pháp này khi vận dụng hiệu ứng đèn nháy và tín hiệu nhiễu radio. Mỗi khi đèn nhấp nháy và radio bị nhiễu ù ù là bạn biết có gì đó đang đến gần, bạn không biết nó là gì, chỉ biết mình đang ở trong tầm ảnh hưởng của nó và nó cứ tiến đến chầm chậm, ngày càng gần hơn và rồi một cái gì đó bùng nổ sẽ xảy ra.

Những đợt chớp đèn báo hiệu sự xuất hiện của Alma với nhiều hình thức

Nhưng nói thật, nó chẳng là gì với tình huống thật ngoài đời khi có lời nhắn “lên phòng giám thị gặp thầy X” hay sếp nhắn “vào phòng giám đốc gặp anh, anh cần nói chút chuyện với chú”. Bạn lê từng bước đến đó với một sự hoang mang cực độ không biết cái gì đang chờ mình ở sau cánh cửa kia, bạn tự vác xác tới đó, từng bước từng bước với một nỗi sợ ngày càng nhân lên cho đến khi bạn biết về lý do của cuộc gặp. Có thể là chẳng có gì nhưng cũng có thể là một thông báo “hết hồn chim én” khiến bạn hóa đá ngay tại chỗ.

Nỗi sợ từ hiểm họa đuổi bắt sinh tồn

Một trong những bản năng mạnh mẽ nhất của một sinh vật là sinh tồn, vì thế một cái gì đó quá mạnh đe dọa sự sinh tồn của bạn xuất hiện cũng mang đến một nỗi sợ tối thượng. Đây là một đòn tra tấn tâm lý rất khác so với cái vô hình bên trên. Cái lần này là hữu hình hoặc ít ra bạn biết rõ nó là gì, thậm chí biết cách nó sẽ giết bạn ra sao nếu nó túm được cái thân xác vô dụng của bạn.

Cuộc săn đuổi sinh tồn qua trailer Texas Chainsaw 3D

Hầu hết các phim về đề tài sát nhân hàng loạt như Texas Chainsaw Massacre, Wrong Turn, The Hills Have Eyes… đều khai thác khía cạnh này. Khi kẻ sát nhân gần như có lợi thế tuyệt đối và nạn nhân chỉ có 1 cách là bỏ chạy chứ không thể chống cự thì cuộc chạy trốn là một màn hù dọa dai dẳng và tra tấn tinh thần cực độ. Và một trong những ứng dụng hay nhất của loại hù dọa này áp dụng vào game phải kể đến… Mr.X trong Resident Evil 2 Remake. Nếu chơi Claire và tất nhiên không cheat bạn sẽ thấu hiểu cái cảm giác cực kỳ khó chịu khi nghe tiếng giày bốt của hắn lộp cộp đi theo bạn khắp tòa nhà sở cảnh sát. Dù bạn có chạy đi đâu và nấp chỗ nào thì tiếng lộp cộp đó vẫn vang lên đều đều và hầu hết là nghe rõ dần biểu hiện của việc hắn đang đến ngày càng gần bạn hơn.

Halloween làng game: Sợ sệt gì tầm này khi mà cuộc đời còn ghê rợn hơn game kinh dị

Chào chị, em đến từ công ty bảo hiểm nhân thọ…

Phải công nhận Mọt tôi đã cực kỳ ức chế với tiếng giày bốt đó, nhưng ngoài đời có một thứ đe họa hiện hữu không âm thanh, không tín hiệu rõ ràng mà vẫn làm bạn cực kỳ ức chế tinh thần như vậy. Bạn có từng nghe đến cụm từ “chạy deadline”?

Đúng vậy, deadline là một thứ bạn biết rõ nó tồn tại, biết rõ nó đang đến ngày một gần và nó dí theo bạn từng phút từng giây khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên, đi chơi Halloween cũng chả thanh thản được. Cục deadline treo trên đầu là một màn tra tấn tinh thần mạnh mẽ nhất mà cuộc đời dành cho bạn. Nếu đi học thì đó là hạn nộp bài tập, thời hạn làm thuyết trình; còn nếu đi làm thì đó là hạn nộp báo cáo, deadline chỉ tiêu công việc, ngày chốt doanh thu hàng tháng… Tin tôi đi, nó đáng sợ hơn đống phim và game kinh dị gấp mấy lần luôn ấy chứ!

Nỗi sợ bất ngờ từ jump scare

Jump Scare là chìa khóa vạn năng của việc hù dọa, chả ai có thể đỡ được sự hù dọa này ngay cả với những người thần kinh vững nhất. Bạn có thể ngáp dài với 2 hỗi sợ trên nhưng chẳng thể tránh được cái giật nảy mình khi bị jump scare.

Light Out và sự pha trộn của jump scare tạo ra một pha kinh điển

Tất nhiên các phim và game kinh dị vận dụng chiếc chìa khóa này rất tốt. Các pha jump scare thường được dùng như một chất xúc tác hoặc chất dẫn để phụ họa cho màn dọa ma chính hơn là dùng chính nó làm yếu tố chính. Các màn giật mình này thường được dùng làm một báo động giả trước khi hiện tượng hù dọa thật xuất hiện. Bạn có thể gặp rất nhiều tình huống đại loại như nhân vật chính đi điều tra tiếng động lạ trong nhà nhưng khi vừa quay đầu đi về phòng thì gặp ngay anh bạn thân đứng lù lù phía sau lưng hay đụng mặt bất ngờ ở góc khuất. Trong game thì những màn dọa kinh điển kiểu này không thiếu, đơn cử như con Linker huyền thoại nhảy ra từ tấm kính trong phòng hỏi cung sở cảnh sát Raccoon trong Resident Evil 2 bản cũ.

Bạn gái streamer bị một vố giật m…ình

Công bằng mà nói thì jump scare có thể sánh ngang được với các màn hù dọa cùng loại ngoài đời thực vì tính chất của chúng đơn giản nhưng cùng 1 cơ chế không thể phòng vệ. So với một con ma nhảy vào mặt bạn thì con mèo nhảy từ trên nóc tủ xuống mặt bạn cũng tạo ra tình huống hú hồn như nhau. Và bạn biết màn kinh nhất của thể loại này ngoài đời là gì không? Đang chạy xe trên đường thì một chị ninja “naruto run” từ trong hẻm phóng vèo ra.

Nỗi sợ từ chuyện đã rồi

Thực ra Mọt muốn kết thúc ở phần trên vì phần này khá ít được áp dụng, nhưng dù sao nó cũng khá “thốn” và có thể bạn đã từng gặp nhiều trong cuộc sống nên cũng kể luôn cho vui. Đó là nỗi sợ tự chuyện bạn từng trải qua nhưng lúc đó thấy bình thường, cho đến khi sự thật phơi bày là nó chả bình thường chút nào. Phim và game kinh dị rất ít khi áp dụng điều này vì nó làm tăng tính ly kỳ hơn là sự sợ hãi, trừ khi chính bạn trải nghiệm nó thực sự.

Các câu chuyện kiểu như bạn gặp một người bạn mất liên lạc đã lâu, nói chuyện vui vẻ cho nhau lời khuyên cuộc sống, để rồi ngày hôm sau bạn nhận được tin người đó đã chết… một tháng trước vì tai nạn giao thông. Có một mẫu chuyện ngắn thể hiện rất rõ yếu tố này như sau:

Con trai 5 tuổi của tôi không chịu ngủ, tôi lên dỗ nó và nó bảo có quái vật dưới gầm giường. Tôi liền trấn an nó bằng cách chứng minh không có quái vật dưới đó và thò đầu xuống gầm giường. Tôi thấy con trai tôi đang ngồi co rúm dưới gầm giường, nó nói rằng có cái gì đó đang ngồi trên giường.

Một trong những game tiêu biểu nhất áp dụng yếu tố này chính là Dead Space. Isaac đã gặp, nhìn thấy và trò chuyện với cô bạn gái Nicole mà mình đang tìm kiếm suốt cuộc hành trình để rồi sau đó sự thật được phơi bày. Nicole đã chết trước khi Isaac đặt chân lên tàu Ishimura, cái anh thấy là một ảo ảnh do ảnh hưởng của con dấu, lợi dụng và dẫn dắt anh giúp nó kích hoạt.

Halloween làng game: Sợ sệt gì tầm này khi mà cuộc đời còn ghê rợn hơn game kinh dị

Nicole thực đã chết, Nicole đi cùng Isaac là do con dấu cài vào

Trong cuộc sống bạn hiếm khi gặp sự kiện kinh dị dạng này, nhưng khi gặp thì cũng… rất kinh khủng và để lại vết thương sâu sắc trong tâm hồn bạn. Như tấm ảnh dưới đây chẳn hạn:

Halloween làng game: Sợ sệt gì tầm này khi mà cuộc đời còn ghê rợn hơn game kinh dị

Tất nhiên con nhiều vố khác cũng kinh khủng không kém như húp đến đáy bát canh mới thấy con sâu bẹp dí còn lại một cái vỏ, đi xét nghiệm biết mình nhiễm giun sán lâu năm và nghĩ về việc sống từng ấy thời gian với một hay vài con vật ngọ nguậy trong bụng.

Và thú thật rằng Mọt viết bài này lúc 12 giờ khuya và không hề xem hết tất cả các clip chèn bên trên. Nếu bạn có thể xem hết thì cũng là một tay “cứng cựa” rồi đấy!

Siêu phẩm kiếm hiệp hot nhất cuối năm 2019 – Bấm liền tay nhận ngay quà tân thủ: https://go.onelink.me/WOzv/MotGame