Pokemon và những chuyện đã kể nhưng có thể bạn chưa biết!!! – P.1 - PC/Console

Pokemon là thương hiệu lâu đời, thậm chí nó còn là biểu tượng văn hóa quen thuộc với hầu hết mọi người. Nhưng có vài chuyện hẳn là bạn nên biết...

Tới nay, thương hiệu Pokemon đã có mặt trên thị trường hơn 20 năm, trở thành một biểu tượng văn hóa được yêu quý ở rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Không chỉ là trò chơi điện tử, Pikachu, Ash cùng đồng đội đã có mặt ở rất nhiều lĩnh vực giải trí khác như phim ảnh, âm nhạc, truyện tranh,… Theo ước tính, quy mô thị trường của thương hiệu Pokemon tính tới tháng 3 năm 2017 là hơn 6 ngàn tỷ Yên, tương đương với hơn 54 tỷ USD. Điều này giúp Pokemon trở thành một trong những thương hiệu có giá trị lớn nhất thế giới.

Góc hư cấu: Pokemon và câu chuyện những thằng nhóc khỏe như siêu nhân
Tại sao Pokemon có năng lực bá quá cụ nó thần thánh lại phải nghe lệnh một thằng ranh 10 tuổi không, vì con người còn khủng bố gấp 10 lần thế nữa cơ.

Tuy nhiên, dù lớn mạnh là vậy nhưng thương hiệu này vẫn còn rất nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết, ngay cả với những người đã gắn bó với các loài Pokemon ngay từ khi còn bé.

Pokemon lấy cảm hứng từ tình yêu với côn trùng

Mặc dù tạo ra được một trong những thương hiệu game nổi tiếng nhất thế giới, nhưng cha đẻ của Pokemon – ông Satoshi Tajiri – dường như không để lại nhiều cảm hứng cho lớp người đi sau như những nhà làm game huyền thoại khác. Nếu nhìn lại số lượng các NSX thế hệ tiếp theo coi Miyamoto Shigeru hay Sid Meier như thần tượng thì tầm ảnh hưởng của Satoshi lại tỏ ra quá ít ỏi. Nguyên nhân cũng một phần bởi sự kín tiếng và có phần lập dị của ông. Tuy nhiên, một điểm chung giữa Satoshi Tajiri và các nhà làm game khác là ông cũng dựa vào đam mê thời thơ ấu của mình để làm game.

Những điều bạn có thể chưa biết về PokemonNhững điều bạn có thể chưa biết về Pokemon

Satoshi Tajiri lớn lên ở Machida, Nhật Bản. Vào năm 1960, đây vẫn là khu vực nông thôn và Satoshi Tajiri đã lớn lên cùng tình yêu vô bờ bến với những chú côn trùng xung quanh mình. Thậm chí các bạn cùng lớp cũng gọi Satoshi là “Ông Bọ”, ước mơ của ông khi lớn lên là trở thành một nhà côn trùng học. Tuy nhiên, vào những năm 70 và 80, thời điểm game arcade phát triển mạnh, niềm đam mê của ông đã chuyển hướng sang trò chơi điện tử. Satoshi Tajiri còn mua một chiếc Famicom về chỉ để tháo ra rồi xem cách thức nó hoạt động như nào.

Tới năm 1990, khi Satoshi nhìn thấy 2 người chơi Game Boy được kết nối với nhau bằng một sợi dây cáp, cả 2 niềm đam mê về côn trùng và trò chơi điện tử đã trỗi dậy mạnh mẽ. Đó chính là khoảnh khắc ông nghĩ về một trò chơi có thể cho phép mọi người đi sưu tầm những loài côn trùng ảo rồi cho bọn chúng chiến đấu với nhau. Sau 6 năm nghiên cứu, trò chơi Pokemon đầu tiên được phát hành, khởi đầu cho một thương hiệu video game gây bão trên toàn thế giới cho tới tận ngày hôm nay.

Pikachu không phải linh vật duy nhất của Pokemon

Pikachu, Pokemon đầu tiên của Ash, đã trở thành một biểu tượng của văn hóa đương đại. Tất cả mọi người trên thế giới đều biết tới Pikachu đáng yêu, kể cả khi họ chưa chơi hay xem bất cứ một phần game hoặc phim nào. Tuy nhiên, nếu nói về linh vật đầu tiên của thương hiệu Pokemon, đó phải là “Pippi”, hay tên tiếng Anh là Clefairy.

Những điều bạn có thể chưa biết về PokemonNhững điều bạn có thể chưa biết về Pokemon

Trong cuốn sách “Pikachu’ Global Adventure: The Rise and Fall of Pokemon”, tác giả Joseph Tobin đã viết rằng, trong bản chuyển thể manga gốc của Pokemon, Clefairy mới là Pokemon đầu tiên của Ash. Tuy nhiên, hình ảnh này không phù hợp với triết lý “thân thiện với gia đình” mà Nintendo muốn xây dựng từ loạt Pokemon (nếu bạn đã từng đọc manga về Pippi và Ash, bạn sẽ thấy con Pokemon này bẩn bựa như thế nào). Do đó, Pipi phải bị loại bỏ và Pikachu được lựa chọn thay thế làm bạn đồng hành cùng Ash.

Lý do khác, đối với đa số mọi người thì ngoại hình dễ thương của Pikachu phù hợp hơn với hình ảnh một chú thú cưng mà mọi đứa trẻ trên thế giới đều muốn nuôi, chứ không phải hình dáng vừa kỳ lạ, trong khi tính cách lại thô bỉ như Pippi. Màu vàng sáng của Pikachu cũng giúp sinh vật này trông nổi bật và gây thiện cảm hơn hẳn.

Trông giống chuột nhưng Pikachu không phải là chuột

Đây là điều mà tôi đã nhầm lẫn suốt từ thời thơ ấu. Do hình dáng của nó luôn khiến tôi liên tưởng tới một con chuột. Tuy nhiên, trên thực tế, Pikachu lại được thiết kế dựa trên hình ảnh một chú sóc.

Những điều bạn có thể chưa biết về PokemonNhững điều bạn có thể chưa biết về Pokemon

Nhà thiết kế Atsuko Nishida đã chia sẻ rằng: “Vào thời điểm đó, tôi rất thích loài sóc và tôi muốn nhân vật của mình có một đôi má phúng phính. Đuôi sóc trông cũng rất dễ thương, nhưng hình ảnh tia sét bỗng nhiên hiện trên trong đầu tôi. Vì vậy tôi đã làm cho chiếc đuôi có hình dáng của một tia sét. Vì tôi nghĩ các di chuyển của những chú sóc trông rất hài hước và ngộ nghĩnh, nên tôi luôn muốn tạo ra một nhân vật như vậy.

Sau khi Nishida trình bản thiết kế lên và đặt tên Pikachu, cha đẻ Pokemon, ông Satoshi Tajiri đã thực hiện một số thay đổi nhỏ, để mọi người thấy dễ nhận biết hơn. Cuối cùng, Pikachu đã được yêu mến trên toàn thế giới nhưng rõ ràng nó không phải là chuột.

Gần 700 trẻ em đã phải nhập viện bởi một tập Pokemon

Pokemon vốn là thương hiệu gắn liền với trẻ em trên toàn thế giới, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng đúng như vậy. Một tập anime Pokemon có tên “Electric Soldier Porygon” từng khiến gần 700 bạn nhỏ phải nhập viện khẩn cấp, gián tiếp khiến bộ phim hoạt hình phải dừng chiếu trong 4 tháng.

Những điều bạn có thể chưa biết về PokemonNhững điều bạn có thể chưa biết về Pokemon

Trong tập phim này, Ash cùng Pikachu và các thành viên khác trong nhóm phải bước vào một thế giới ảo để giải quyết một vấn đề mà thế giới đó đang gặp phải. Pikachu phải liên tục phóng ra những tia sét để chống lại cơ chế phòng thủ của thế giới ảo đó. Đáng nói là ở trường đoạn này, các nhà làm phim lại sử dụng hiệu ứng nhấp nháy màu đỏ và xanh để tái hiện lại các vụ nổ. Hệ thần kinh của trẻ em còn rất yếu, các hiệu ứng đó đã gây ra hiệu ứng kích thích như nôn mửa, bất tỉnh, thậm chí một số trường hợp còn bị co giật và mù tạm thời.

Chính xác có 685 trẻ em đã phải nhập viện do bị “sốc hiệu ứng hình ảnh trong Pokemon”, trường hợp này nổi tiếng đến mức người ta phải nhanh chóng đặt tên riêng cho nó. Về số phận của tập phim thì nó chưa bao giờ được phát sóng trở lại ngay cả khi đã được chỉnh sửa để loại bỏ mấy hình ảnh xanh đỏ nhấp nháy kia.

Thế giới Pokemon dựa trên các địa điểm ngoài đời thật

Pokemon là một thế giới được sáng tạo nhờ vào trí tưởng tượng phong phú của nhà làm game, nhưng nó cũng được dựa trên rất nhiều địa điểm có thật. Bốn thế hệ trò chơi Pokemon đầu tiên là Red/Blue, Gold/Silver, Ruby/Sapphire và Diamond/Pearl đều được dựa trên các địa danh có thật tại Nhật Bản. Ví dụ như Kanto được lấy cảm hứng từ thành phố Tokyo và các khu vực lân cận; Hoenn dựa trên vùng Kyushu; Sinnoh lại là khu vực được lấy cảm hứng từ phía bắc vùng Hokkaido.

Những điều bạn có thể chưa biết về PokemonNhững điều bạn có thể chưa biết về Pokemon

Về sau, các địa điểm trong Pokemon được mở rộng ra, lấy cảm hứng từ các địa danh trên thế giới. Unova trong Black and White là dựa trên thành phố New York. Khu vực Kalos được mô phỏng theo nước Pháp và Anh. Alola của Pokemon Sun and Moon lại được làm dựa theo thiên đường nhiệt đới Hawaii.

Còn tiếp…