Điều thú vị ở đây là hệ thống DRM gây tranh cãi lại không được liệt kê trong trang Steam Store và cả thỏa thuận người dùng cuối (EULA) của nó. Điều này đang khiến không ít người cảm thấy khó chịu vì sự thiếu minh bạch của nhà sản xuất.
Đây là bằng chứng cho thấy Sword Art Online Fatal Bullet sử dụng công nghệ Denuvo.
Việc yêu cầu nhập mã phản hồi (response code) này cũng từng xuất hiện trong các trò chơi khác, có tích hợp phần mềm bảo vệ bản quyền do Bandai Namco sản xuất. Gần đây nhất là Dragon Ball Fighter Z.
Động thái này thực sự gây nhiều bất ngờ, bởi Bandai Namco đã liệt kê công khai việc sử dụng hệ thống Denuvo cho Dragon Ball FighterZ trước thời điểm phát hành. Vì vậy, cộng đồng cảm thấy khó hiểu tại sao nhà xuất bản lại làm điều tương tự với Sword Art Online Fatal Bullet.
Điều này cũng khiến cho những ai đang mong chờ các sản phẩm mới của Bandai Namco trong tương lai thấy “hoang mang”. Sắp tới là Ni no Kuni II: Revenant Kingdom – một tựa game hành động nhập vai sở hữu phần hình ảnh đậm chất nghệ thuật ra mắt vào cuối tháng 3. Trò chơi vẫn không có trong danh sách sử dụng Denuvo của nhà sản xuất. Nhưng qua vụ việc lần này, không chắc là nó sẽ hoàn toàn bỏ qua hệ thống DRM nhiều tai tiếng.
Hiện tại, việc sử dụng Denuvo vẫn gây rất nhiều tranh cãi. Từ phản hồi gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất, cho tới việc có thật là nó giúp cho nhà sản xuất bán được thêm nhiều bản game?
Theo Dsogaming