The Last of Us đạt tới thành công nhờ chú trọng những điều giản đơn nhất sau đây - PC/Console

Nếu so sánh về bố trí nội dung, The Last of Us sử dụng những yếu tố đơn giản và trực quan nhất thay vì phức tạp và cầu kỳ, nhưng nó không hề thất bại.

Trong năm 2020 này, bên cạnh việc PlayStation 5 được công bố, người hâm mộ Sony và cộng đồng game thủ cũng cực kỳ mong ngóng The Last of Us 2 từ nhà phát triển Naughty Dog. Ra mắt từ năm 2013, The Last of Us đã mê hoặc game thủ trên toàn thế giới. Giới chuyên môn cũng không ngại ngần dành tặng những lời khen có cánh và điểm 10 tròn trĩnh cho tựa game này. Mặc dù vẫn còn những tranh cãi về việc game bị overrated, nhưng chúng ta không thể phủ nhận giá trị và thành công mà The Last of Us đã đạt được. Đây vẫn được coi là một trong những trò chơi xuất sắc nhất mọi thời đại.

The Last of Us đạt tới thành công nhờ chú trọng những điều giản đơn nhất sau đây

Nhưng chính xác thì điều gì đã khiến thương hiệu này trở nên thành công tới vậy? Rõ ràng nó không phải là trò chơi quá dựa trên điều gì đột phá hay mới lạ. Nó không phải trò chơi tạo được cảm giác điện ảnh đầu tiên bởi Uncharted 2 – được phát triển cũng bởi chính Naughty Dog, ra mắt vào 4 năm trước khi TLoU ra đời, đã khiến game thủ phát mê với chất điện ảnh được lồng vào video game. Đây cũng không phải tựa game đầu tiên tập trung vào cốt truyện và cách kể chuyện vì Metal Gear Solid, Mass Effect hay hàng tá trò chơi đã làm rất xuất sắc trước đó rồi.

Tôi nghiệm ra rằng thành công của The Last of Us tới từ 3 yếu tố chính. Xuyên suốt thời lượng trò chơi, 3 yếu tố này được đưa vào một cách khéo léo tới từng phút, liên tục phối hợp với nhau để mang lại một trải nghiệm game đơn giản nhưng hoàn hảo nhất có thể.

Yếu tố đầu tiên: xác định được trọng tâm

Trong nhiều năm trở lại đây, chúng ta có thể thấy dường như các hãng game đang cố gắng chuyển mình sang thể loại thế giới mở, với vô số các hoạt động và nhiệm vụ phụ. Với những trò chơi như vậy, game thủ sẽ phải tốn vài chục tiếng cho tới cả trăm tiếng đồng hồ mới có thể hoàn thành. Tuy nhiên, nhược điểm của cách làm này là có thể khiến các hãng không xác định được trọng tâm trong trò chơi của mình. Họ khiến game thủ cảm thấy loạn, không biết mình nên làm nhiệm vụ chính hay chơi các hoạt động phụ. Bạn đọc đừng hiểu lầm rằng tôi đang chê game thế giới mở, với tôi đây vẫn là một thể loại tuyệt vời để giải trí, nhưng đúng là có những hãng game muốn chuyển mình theo nhu cầu thị trường mà đã quên mất trọng tâm vốn có trong thương hiệu game của mình là gì. Quay lại với The Last of Us, Naughty Dog xác định thứ mình cần xây dựng từ cốt truyện ra sao, trọng tâm của nó như thế nào và trọng tâm đó phải đi xuyên suốt trong toàn bộ thời lượng.

The Last of Us đạt tới thành công nhờ chú trọng những điều giản đơn nhất sau đây

The Last of Us không phải một game có thời lượng ngắn. Khoảng thời gian 15 tới 20 tiếng vẫn được coi là dài cho một phần chơi Campaign tuyến tính. Nhưng quan trọng là trong suốt 15 tới 20 tiếng đó, The Last of Us biết chính xác điều nó muốn làm, biết chính xác câu chuyện mà nó muốn kể, và Naughty Dog hoàn toàn không lãng phí một giây phút nào cả. Đây là một trò chơi có phần mở đầu, phần giữa và phần kết rõ ràng.

Hậu tận thế là bối cảnh đã quá quen thuộc trong ngành công nghiệp game. Vì vậy nó dễ dàng khiến The Last of Us chìm nghỉm trong hàng trăm trò chơi có đề tài tương tự. Tuy nhiên, khi các trò chơi khác cố gắng đưa vào nhiều vấn đề cần giải quyết nhất có thể, cố gắng tạo ra nhiều plot twist hay nhiều tuyến nhân vật để mở rộng câu chuyện thì The Last of Us chỉ tập trung vào bộ đôi Joel và Ellie. Joel và Ellie là 2 nhân vật chính trong câu chuyện nên tất cả những thứ xung quanh chỉ đóng vai trò phụ trợ. Fireflies, những kẻ nhiễm bệnh, nhóm ăn thịt người, hay tất cả những gì có trong trò chơi… đơn giản chỉ có nhiệm vụ làm nổi bật câu chuyện giữa Joel và Ellie mà thôi. Đó chính là trọng tâm mà Naughty Dog xác định được, và nó cũng giúp cho người chơi cảm thấy dễ ngấm được cốt truyện hơn.

Mặc dù The Last of Us chạm tới rất nhiều vấn đề nhưng chúng đều được truyền tải thông qua 2 nhân vật chính. Mọi tình tiết diễn ra trong game, kể từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc, sẽ dần xây dựng được hình ảnh của Joel và Ellie cùng mối quan hệ của họ trong đầu của người chơi.

Yếu tố thứ hai: những khoảng lặng

Hãy tưởng tượng một tựa game giống như một bản nhạc với các nốt cao, nốt trầm vậy. Nếu một ca khúc có quá nhiều nốt cao, hay ca sĩ chỉ đơn giản muốn phô cái giọng cao ngút của mình, chắc chắn khán giả sẽ thấy cực kỳ mệt mỏi. Do đó, một phần thành công của The Last of Us là do Naughty Dog đã lồng vào những nốt trầm một cách vô cùng tinh tế. Nó giúp người chơi có thể được nghỉ ngơi hợp lý khi câu chuyện ở mạch cao trào, lại không khiến chúng ta thấy cụt hứng.

The Last of Us đạt tới thành công nhờ chú trọng những điều giản đơn nhất sau đây

Điển hình nhất chính là phân cảnh Hươu cao cổ nổi tiếng. Khi Joel và Ellie ngắm nhìn đàn hươu cao cổ ở dưới sân, hai người họ sẽ không thao thao bất tuyệt về vẻ đẹp của cuộc sống, thiên nhiên, hay họ sẽ không tâm sự rằng mình cảm thấy ra sao,… Joel và Ellie chỉ đơn giản là im lặng đứng đó và ngắm nhìn đàn hươu cao cổ. Đó là một cách hay để người chơi có thể thư giãn và tự mình cảm nhận khung cảnh tuyệt vời đó trên nền nhạc du dương, nhẹ nhàng.

Khoảng thời gian cho phân cảnh này không dài, nhưng đủ để người chơi hiểu được mối quan hệ giữa Joel và Ellie đã tiến xa tới mức độ nào. Joel từ nỗi đau mất con, chỉ xem Ellie như một vụ giao dịch nhưng giờ ông đã coi cô bé như con gái của mình. Naughty Dog không cần để Joel phải nói ra điều đó, họ cũng không cần phải giải thích chuyện đó diễn ra như thế nào. Chính những khoảng lặng trong The Last of Us đã giúp cho game thủ cảm nhận được tình gắn kết ngày càng bền chặt hơn giữa 2 người.

The Last of Us 2 không có Multiplayer - Game thủ có phản ứng thái quá?
Tinh hoa của The Last of Us không nằm ở phần chơi mạng, vậy nên Naughty Dog không làm phần Multiplayer cùng lúc với The Last of Us 2 có lẽ cũng không có ảnh hưởng gì.

Bối cảnh hậu tận thế vốn dĩ đã rất căng thẳng nhưng The Last of Us chọn cách truyền tải nhẹ nhàng hơn, mà vẫn đầy tinh tế. Naughty Dog biết rằng những khoảng lặng như vậy sẽ giúp cho người chơi có thể tự cảm nhận cốt truyện tốt hơn là việc đưa vào quá nhiều lời thoại giải thích.

Yếu tố cuối cùng: gameplay đơn giản nhưng được tận dụng tốt

Một trò chơi vẫn chưa thể gọi là xuất sắc nếu chỉ có một cốt truyện hay và các kể chuyện tốt. Một trò chơi đúng nghĩa vẫn cần phải dựa vào lối chơi. Và đây cũng là yếu tố cuối cùng làm nên thành công của The Last of Us, khiến nó trở thành độc nhất trong ngành công nghiệp game. Trên thực tế, lối chơi của The Last of Us hoàn toàn không có gì nổi bật, đây mới là điều đáng nói.

The Last of Us đạt tới thành công nhờ chú trọng những điều giản đơn nhất sau đây

Tuy nhiên, mặc dù không nổi bật nhưng nó lại bổ sung tốt cho tầm nhìn của toàn bộ game. Naughty Dog kết hợp rất chặt chẽ lối chơi hành động và lối chơi stealth. Họ quá tài tình trong việc tạo ra được mức độ căng thẳng khi chạm chán với lũ Infected hay các băng đảng. Chính các lối chơi “không có gì nổi bật đó” lại luôn đặt game thủ trong trạng thái đầy căng thẳng, luôn bắt chúng ta phải đổ mồ hôi và suy nghĩ làm thế nào mới vượt qua được.

Gameplay của The Last of Us không quá nhiều cơ chế phức tạp nhưng trò chơi lại biết cách tận dụng và phát huy chúng khi cần thiết nhất, và bắt người chơi phải suy nghĩ tối đa xem làm thế nào mới có thể tìm ra cách để tận dụng cơ chế đó. Game cho phép người chơi được lựa chọn cách chơi hành động hoặc lén lút, và cách nào cũng đều có ưu – nhược điểm riêng. Chỉ riêng việc Naughty Dog làm tay của nhân vật bị run khi ngắm bắn thôi cũng có thể khiến người chơi thấy căng thẳng và phải suy nghĩ đổi hướng tiếp cận ngay lập tức.

Nhìn chung, không phải tựa game nào cũng có thể tận dụng lối chơi đơn giản đó để làm nên một siêu phẩm.

Tạm kết

The Last of Us đạt tới thành công nhờ chú trọng những điều giản đơn nhất sau đây

Có lẽ hiện giờ tất cả chúng ta đều đang cầu mong The Last of Us 2 sẽ không bị delay thêm một lần nào nữa bởi chúng ta đã phải đợi ròng rã 7 năm trời rồi. Mặc dù hiện giờ với dự án The Last of Us 2, Naughty Dog gặp nhiều áp lực và khó khăn hơn nhưng tôi tin đây sẽ tiếp tục là một siêu phẩm để đời nữa của studio này.

Nhân dịp Sinh Nhật Lazada, Logitech tung chương trình khuyến mãi với các phần quà hấp dẫn khi mua các combo:
  • Combo1: G103 + G213 + A10 sẽ nhận được 1 thẻ Starbucks trị giá 100.000vnđ
  • Combo 2: G402 + G512 + G Pro Gen 2 sẽ được discount lên tới 15% và nhận được 1 thẻ Starbucks trị giá 100.000vnđ kèm túi đựng bàn phím. Ngoài ra với combo này bạn sẽ có thể được hoàn trả lên đến 200.000vnđ khi làm theo những bước sau:
    1. Mua cả combo trong 1 lần bằng link Lazada ở cuối bài
    2. Chụp ảnh sản nhận nhận được từ Lazada kèm hóa đơn
    3. Gửi hình ảnh cho Kênh Tin Game qua fanpage kèm Mã đơn hàng
    4. Chỉ áp dụng cho khách mua hàng bằng link cuối bài và cho 10 Khách Hàng đầu tiên.
  • Combo 3: Khi mua sản phẩm Pro Gen 1 sẽ được tặng sản phẩm chuột Pro Hero, 1 thẻ Starbucks trị giá 100.000vnđ và 1 áo Logitech (số lượng có hạn)

Nhanh chân mua sắm thôi nào các bạn ơi, vì số lượng quà tặng chỉ có hạn: Nhấn vào đây để chuyển đến shop Logitech nhanh nhất nhé.