Thời đại kì lạ: Các ông lớn không muốn làm game mà chỉ muốn bán game - PC/Console

Doanh thu từ việc bán các vật phẩm phụ đã khiến rất nhiều ông lớn không quan tâm tới việc làm game nữa, đây là điều không tốt một chút nào.

Nói tới các ông lớn như Square Enix hay Activision Blizzard thì chúng ta sẽ nghĩ ngay tới nhiều tựa game đình đám ra mắt liên tục, nhưng mọi việc có vẻ như đã dần dần thay đổi, ngày nay rất nhiều các hãng game lớn không còn mặn mà lắm với việc làm ra game nữa, thay vào đó họ tìm cách kiếm lời từ những sản phẩm cũ và việc mua bán vật phẩm bằng tiền thật hơn (microtransaction).

Tổng doanh thu của tháng đầu đạt gần 250 triệu USD, Genshin Impact đã làm nên lịch sử!!!Tổng doanh thu của tháng đầu đạt gần 250 triệu USD, Genshin Impact đã làm nên lịch sử!!!
Tổng doanh thu của tháng đầu đạt gần 250 triệu USD, Genshin Impact đã làm nên lịch sử!!!
Là một quả bom tấn trên dòng Game Mobile được ra mắt vào 28/9 năm nay, Genshin Impact của Mihoyo đã nhanh chóng có báo cáo doanh thu tháng đầu tiên vào ngày hôm nay.

Mới đây trong báo cáo tài chính trong giai đoạn từ tháng 7 tới tháng 9, Activision Blizzard đã cho cộng đồng thấy một sự thật rất phũ phàng, đó là số tiền mà bọn họ kiếm được tới hơn 60% là đến từ việc bán vật phẩm trong game, cụ thể là 1,2 tỷ trên 1,95 USD tổng lợi nhuận và nó đến hầu hết từ Call of Duty: Warzone, khi tăng trưởng của việc microtransaction đã là gấp gần 4 lần so với năm ngoái.

Con số này cao hơn cùng kì năm 2019 tới 69% (709 triệu USD), bất chấp việc những năm gần đây Activision Blizzard ăn chửi nhiều hơn ăn cơm và hầu hết các vụ lùm xùm về phát hành game đều có mặt họ. Những người đứng đầu Activision Blizzard đã rất tự tin nói về việc sẽ đưa toàn bộ game của hãng lên mobile, phát triển song song tất cả các phiên bản cũng như mở rộng toàn bộ những seri sẵn có.

Một ví dụ khác là Square Enix cũng có con số khủng bố như Activision Blizzard, như một báo cáo trong tháng 10 vừa rồi cho thấy lợi nhuận từ các app mobile là 104 triệu USD. Còn nếu tính tổng năm tài khóa cho tới tháng 3/2020 thì lợi nhuận từ các nguồn microtransaction của hãng là 1,8 tỷ USD, thậm chí còn thấp hơn nếu so với năm 2019 là 1,9 tỷ USD.

Vượt mốc 60 triệu người chơi, Call of Duty: Warzone đang bước lên ngai vàng?Vượt mốc 60 triệu người chơi, Call of Duty: Warzone đang bước lên ngai vàng?

Có một điều rất dễ nhận thấy là vào thời điểm này rất nhiều nhà phát hành game đã tập trung vào việc bán hoặc trung gian game, vì số lợi nhuận mà họ có thể kiếm được còn nhiều hơn gấp vài lần. Nói đơn giản thì đã bao lâu rồi Valve không ra một tựa game mới và đã từ lúc nào con số 3 huyền thoại đã trở thành meme bất tử, giờ đây thì chúng ta khó có thể nói Valve là một công ty game truyền thống được, vì rõ ràng chính Steam chứ không phải thứ gì khác mới làm nên thành công của bọn họ.

Cũng giống như Valve thì Epic Games cũng là một ví dụ, kể từ sau khi Fortnite Battle Royale trở thành một hiện tượng toàn cầu, tiếp theo đó là dòng tiền được đổ vào Epic Games Store thì chúng ta cũng thấy hãng game này không còn mặn mà lắm với việc phát triển game nữa. Trong vài năm trở lại đây Epic Games Store dồn toàn lực vào việc để cạnh tranh với Steam, cũng như gần đây là việc kiện tụng để độc lập ăn chia trong Fortnite.

Thời trang trong thế giới game và những thảm họa khó ai ngờ tớiThời trang trong thế giới game và những thảm họa khó ai ngờ tới
Thời trang trong thế giới game và những thảm họa khó ai ngờ tới
Óc sáng tạo của con người quả nhiên là vô hạn, khi bọn họ có thể tạo ra những thảm họa thời trang nhìn là muốn đui cả mắt trong game luôn.

Game thủ cũng dần dần trở nên quen thuộc với xu hướng này, giờ đây thì việc Valve có thể ra một tựa game nào đó gần như là việc ban ơn nhiều hơn là lẽ tất nhiên. Cứ mỗi lần có một tin gì đó liên quan tới mấy cái con số 3, là cộng đồng sẽ cầu trời khấn phật nó sẽ là một cái meme chất lượng – vì hiện tại chẳng còn ai hi vọng Valve sẽ có kế hoạch ra mắt game mới nữa.

Epic tiếp tục phá luật bằng sức mạnh và tiền của từ FortniteEpic tiếp tục phá luật bằng sức mạnh và tiền của từ Fortnite

Như trường hợp của Genshin Impact là ví dụ cho thành công của một tựa game sẽ kiếm tiền ra sao khi bán vật phẩm, doanh thu 1 tháng của nó là đã tới 250 triệu USD và thậm chí doanh thu từ thị trường Trung Quốc chỉ chiếm 33%, số còn lại là từ các dân cày tại Nhật (24%) và Mỹ (18%). Tất nhiên nói đi nói lại thì chi phí sản xuất của Genshin Impact cũng rất lớn (được đồn là tới 100 triệu USD), nhưng thành quả mà nó thu lại thực sự đáng nể. Với tiến độ hiện tại có thể thấy game sẽ còn hot ít nhất trong vài tháng tới, đặc biệt là khi có một đợt cập nhật mới xuất hiện.

Xu hướng này thực sự về lâu dài không phải là ý hay, vì nó sẽ khiến các nhà phát hành đầu tiên là “lười” suy nghĩ những game mới mà sẽ chú trọng vào việc bào tiền từ microtransaction càng lâu càng tốt – điều dễ hiểu là khi 50% lợi nhuận của bạn đến từ việc bán đồ ảo, thì đúng là chỉ có bị thần kinh mới không kéo nó lên. Các bản cập nhật của game về đồ đạc, tướng, trang trí và những thứ tương tự luôn dễ hơn là nội dung mới.

Vòng xoay các game ra đời sẽ từ từ ít đi, thí dụ như Activision Blizzard đang tập trung hoàn toàn vào mảng mobile, bọn họ sẽ không phải quá quan tâm tới việc game thủ chê bai những sản phẩm khác của mình vì rõ ràng chúng đâu phải nguồn thu chính. Người ta có câu “kít trâu để lâu hóa bùn”, khi mà mọi thứ vào khuôn lâu dài thì những thế hệ game thủ mới cũng sẽ cảm thấy điều đó là dĩ nhiên, vì họ bắn Warzone là chính chứ cần quái gì quan tâm tới Diablo là cái gì.

Những sai lầm cơ bản mà game thủ dễ gặp phải trong Genshin ImpactNhững sai lầm cơ bản mà game thủ dễ gặp phải trong Genshin Impact

Tuy vậy thì dù muốn hay không thì đây chắc chắn sẽ còn là xu hướng trong tương lai của ngành game, kể cả là bạn có thích microtransaction hay không thì nó chắc chắn sẽ thành một phần không thể thiếu trong các tựa game mới. Cuối cùng vài năm trước chúng ta đều đồng lòng chửi EA như chưa từng được chửi vì mấy màn bào tiền bằng microtransaction, nhưng mà có lẽ điều đó cũng chẳng còn quan trọng nữa khi bất cứ hãng game nào cũng làm mà thôi.