Trong thời buổi bây giờ thì hầu như trò nào cũng có tính năng save game. Dù rằng kiểu gì cũng có bạn quên save và công sức cày cuốc phút chốc bỗng tan vào mây khói, tính năng này vẫn có ở đó.Nhưng cái gì cũng có ngoại lệ các bạn ạ, vẫn có một số game không tích hợp tính năng save để tăng độ khó, hoặc là cho phép save nhưng nếu nhân vật chính mà chết là mất file save đó luôn.
Điều này có thể giúp game trở nên thú vị hơn, thử thách hơn, buộc game thủ phải chơi thật cẩn thận chứ không thôi là mọi thứ đều đổ sông đổ biển hết. Sau đây là top 10 tựa game tuy khó nhưng được cái… không cho save!
Amnesia The Dark Descent: Justine
Trong phần game gốc Amnesia: The Dark Descent, bạn được phép save game bất cứ lúc nào miễn là cảm thấy cần thiết. Đơn giản là bởi vì trong tựa game này, bạn chỉ là một con người bình thường, mong manh dễ vỡ đang bị săn đuổi bởi các sinh vật huyền bí, kinh tởm và không kém phần bao lực sẵn sàng đưa người chơi xuống mồ chôn nếu không chịu... chạy nhanh.
Một tựa game nơi con người bị bất lực như thế thì save game liên tục không có gì là lạ. Tuy nhiên, khi nhà phát triển tung thêm bản DLC tên Amnesia The Dark Descent: Justine với tính năng không cho save đã khiến cho nhiều game thủ có một pha sốc tận óc.
Nếu bạn là người chơi có kinh nghiệm thì có lẽ vấn đề này cũng chẳng gây mấy khó khăn cho bạn đâu. Còn nếu bạn xui thì sẽ phải tốn kha khá thời gian để phá đảo vì bạn cứ phải chơi đi chơi lại từ đầu game nhiều lần do cứ hở chút là xuống mồ sau khi bị mấy con quái rượt.
Ngoài ra, game còn có nhiệm vụ cứu các nhân vật NPS vô tội trên đường đi nữa. Và đương nhiên, yếu tố này càng khiến cho game thêm khó khăn và thử thách. Bởi lẽ, nếu bạn cứu hụt một nhân vật NPC và muốn biết cái kết thì chỉ còn 1 cách đó là… chơi lại từ đầu.
Left 4 Dead 2
Những người chơi thử L4D2 đã kêu gào với Valve rằng phiên bản game gốc quá khó: Cứ mỗi lần team chết thì cả team sẽ bị đưa về sảnh đợi. Kể từ đó, game đã có các điểm checkpoint xuất hiện thường xuyên trong game để khiến cho game trở nên "công bằng" và dễ thở hơn.
Tuy nhiên trong chế độ Iron Man của Left 4 Dead 2, chế độ khó của game càng trở nên khốc liệt. Bạn không chỉ bị Witches giết chết ngay lập tức khi nó phát hiện ra người chơi, đồng thời bạn còn bị đưa thẳng về sảnh chờ chứ không còn quay trở lại các điểm checkpoint nữa.
Nói chung thì chế độ này được coi là một thử thách để xem xem kỹ năng sinh tồn của bạn tới đâu. Và nếu như bạn không may sơ hở trong giây lát thì cũng đừng lo, một vé quay về sảnh đợi miễn phí mà không tốn 1 xu nào.
HerculesHercules chắc chắn là một tựa game gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều game thủ Việt Nam. Trò này thì rất vui nhưng bị cái là nó hơi kỳ cục ở chỗ cơ chế save và checkpoint của nó.
Tựa game sẽ giấu các chữ cái trong tên Hercules. Nếu bạn kiếm được đầy đủ các chữ cái này thì game sẽ cho phép bạn chơi lại khúc mà bạn chết. Cái cơ chế này nghe thì có vẻ hay ho đấy, nhưng nó có điểm trừ lớn là nó làm cho tựa game có xu hướng thành game tìm đồ. Nhiều người chơi thay vì thoải mái đi quẩy và chinh phục độ khó ngày càng tăng của game thì họ lại đi săn mấy chữ cái được giấu một cách tinh vi.
Việc này khiến cho nhiều người thậm chí còn không biết game có cho save (mặc dù nó hơi bất tiện). Và cho đến khi phát hiện ra thì họ cũng đã ăn hành ngập mặt hay thậm chí là không bao giờ biết luôn.
Grand Theft Auto
Tựa game GTA đầu tiên được phát hành năm 1997 có một vấn đề khá lớn. Đó là nếu muốn save game thì bạn sẽ chỉ được phép save giữa các nhiệm vụ mà thôi (tức là đi hết nhiệm vụ mới được save ấy).
Nghe thì có vẻ chẳng có chuyện gì to tát. Ừ thì đúng là vậy thật, nhưng trong đa số nhiệm vụ thôi, nhiệm vụ cuối lại là chuyện khác. Nó dài khủng khiếp và bạn có thể mất đến tận 6 tiếng để hoàn thành. Và trong 6 tiếng đó bạn sẽ không thể làm gì khác ngoài việc tập trung chơi cho xong cả, buông ra một chút thôi là nhiều khi bạn sẽ phải chơi lại luôn.
Đây là một chi tiết khá là… tàn nhẫn với game thủ bởi vì ngay từ đầu họ sẽ thấy có vẻ như việc không cho save giữa game không quá căng thẳng. Nhưng đến những nhiệm vụ oái oăm như nhiệm vụ cuối thì họ sẽ lãnh đủ, nhất là khi chơi lần đầu và chẳng biết chừng nào mới chơi xong.
Getting Over It
Con game siêu ức chế này cách đây mấy năm phải gọi là cực kỳ hot, từng làm biết bao streamer phải khóc thét, đập bàn phím trong bất lực. Chẳng ai chơi con game này lần đầu mà không té sấp mặt để rồi chứng kiến bao công sức leo trèo của mình đổ sông đổ biển cả (ít nhất là chưa ai thấy). Nhưng mà nhìn một cách tích cực thì con game này sẽ rất hữu ích cho những ai đang học cách kiềm chế cơn nóng giận của mình.
Quay lại với chủ đề bài viết, con game này "ứ cho save". Bạn leo được đến đâu không quan trọng, bạn cố gắng bao nhiêu không cần biết, bạn mà out game thì nó cho bạn leo lại từ đầu luôn. Một khi đã vào game thì chỉ có cách leo đến cùng hoặc từ bỏ giữa chừng mà thôi.
Tuy nhiên việc không cho save này tính ra cũng có cái hay của nó, vì thà không cho save còn hơn là save đã đời để rồi té sấp mặt chơi lại từ đầu. Hơn nữa việc không cho save cũng giúp bạn học cách chấp nhận thất bại và đứng lên sau những lần vấp ngã.
Nguồn What Culture biên dịch gearvn