Top 3 hay nhất
Shadow of the Colossus (remake 2018 cho PS4)
Ban đầu được phát triển cho PlayStation 2, rồi được remastered cho PlayStation 3, và cuối cùng là làm lại cho PlayStation 4, Shadow of the Colossus vẫn là một sản phẩm hành động phiêu lưu chất lượng hàng đầu trong những năm qua.
Phiên bản mới nhất của trò chơi ra mắt vào ngày 6 tháng 2 năm 2018 tiếp tục được ca ngợi không tiếc lời bởi nền tảng đồ họa tuyệt vời và tái hiện lại hoàn hảo các trận chiến hoành tráng đậm chất sử thi. Sau hơn 12 năm ra mắt, Shadow of the Colossus vẫn là tiêu chuẩn vàng cho các trò chơi cùng thể loại học hỏi.
Cốt truyện sẽ đưa bạn vào vai một thanh niên tên là Wander du hành trong vùng đất cấm. Anh được giao nhiệm vụ phải đánh bại bằng được 16 thực thể colossi vĩ đại, để có thể hồi sinh cô gái tên là Mono.
Fe
Fe là một tựa game phiêu lưu giải đố platforming có khả năng tường thuật câu chuyện mà không cần dùng lời nói. Có rất nhiều phẩm chất trong Fe khiến cộng đồng bị thu hút, từ gameplay độc đáo đến bầu không khí huyền ảo, và đặc biệt là phần nhạc nền xuất sắc của nó sẽ khiến bạn phải chìm đắm trong thế giới huyền ảo.
Sở hữu cơ chế điều khiển đơn giản dễ nắm bắt, cùng sự pha trộn thú vị giữa tính hành động sự lén lút, bay nhảy giải đố, và trải nghiệm kỳ diệu, Fe chắc chắn xứng đáng nhận một đề cử cho hạng mục Game của Năm.
Crossing Souls
Crossing Souls có bối cảnh được thiết lập vào năm 1986 ở California, nơi một nhóm bạn vô tình khám phá nên một bí mật khổng lồ, dẫn họ vào một âm mưu của chính phủ và khả năng vượt qua các chiều không/thời gian.
Trò chơi phiêu lưu này mang lại một cảm giác hoài cổ rất khó tả, sở hữu một câu chuyện sâu sắc, và có lối chơi nhịp nhàng. Crossing Souls thực sự là một sản phẩm đầy sức lôi cuốn, hài hước, và lối chơi đa dạng đủ để làm cho nó nổi bật giữa đám đông.
Bạn sẽ điều khiển 5 bạn trẻ Chris, Matt, Charlie, Big Joe và Kevin – mỗi người đều sở hữu kỹ năng và phong cách đặc biệt để chiến đấu cũng như giải quyết các câu đố. Thay đổi nhân vật khi đang chơi và tận dụng điểm mạnh của mỗi nhân vật để vượt qua bất kỳ trở ngại và khai thác điểm yếu của kẻ thù.
Top 3 tệ nhất
Hứa thật nhiều, thất hứa cũng thật nhiều là những gì có thể nói về bom xịt hack’n’slash của Koei Tecmo. Môi trường thế giới mở rộng lớn nhưng tẻ nhạt, đồ họa trung bình nhưng yêu cầu phần cứng cao, dẫn đến hiệu suất trồi sụt bất ổn, cùng gameplay chiến đấu thiếu đột phá – thậm chí có phần thụt lùi- so với các phiên bản tiền nhiệm.
Dynasty Warriors 9 thực sự mang lại cảm giác của một sự thử nghiệm, để nhà sản xuất có thêm nền tảng phát triển các hậu bản vững chắc hơn trên khung sườn thế giới mở.
Nếu bạn thích phong cách hành động dồn dập và quần thảo giữa hàng nghìn quân địch, đây vẫn là một sản phẩm có thể cân nhắc. Nhưng hãy cố đợi cho đến khi Koei tung patch cải thiện hiệu suất hoàn chỉnh đã. Còn nếu bạn thích sự đổi mới, đột phá và chất lượng, hãy bỏ qua.
Metal Gear Survive
Thành thật mà nói, Metal Gear Survive không phải là một trò chơi quá tệ hại. Nhưng việc sử dụng thương hiệu Metal Gear nổi tiếng cho một sản phẩm hành động sinh tồn – không có nhiều sự liên hệ với các phiên bản tiền nhiệm – rõ ràng không nhận được thiện cảm từ phía cộng đồng.
Về cơ bản, Survive khá ổn trong vai trò của một sản phẩm survival action và phần hình ảnh dựng từ FOX Engine vẫn trông rất đẹp. Nhưng vấn đề lớn nhất là nó không mang lại cảm giác của một tựa game Metal Gear.
Ngoài ra, sau những phút giây dạo đầu đầy kích thích, bạn sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng nó không có nhiều chiêu trò để giữ sự hưng phấn trào dâng.
Lối chơi nhanh chóng trở nên nhàm chán, lặp đi lặp lại, sự xuất hiện của hệ thống buôn bán vật phẩm bằng tiền thật tinh vi, yêu cầu phải kết nối internet 24/24 và chẳng liên quan gì đến các phiên bản Metal Gear chính, ngoài việc tích hợp một số vũ khí như Metal Gear Ray để kéo fan.
Secret of Mana
Nếu Shadow of the Colossus được ca ngợi là hình mẫu chuẩn mực về việc làm lại một trò chơi xuất sắc, thì Secret of Mana là một thí dụ ở chiều ngược lại.
Âm nhạc là một bản phối âm gây khó chịu so vơi bản gốc, lồng tiếng thật sự tệ, dù là bản remake nhưng nhân vật không hề động đậy khuôn miệng theo thoại và cử động cứng nhắc. Chưa kể hiện tượng văng game liên tục do tối ưu chưa thật sự tốt.
Bên cạnh đó, phần gameplay vẫn giữ gần như nguyên vẹn từ bản gốc, kể cả những khuyết điểm vẫn còn tồn tại chứ chưa được chỉnh sửa hay lược bỏ bớt.