Top những tựa game dở đến mức phát hay làm bạn chơi không thể dứt

Làm ra được game đã khó, làm ra được game hay lại còn khó hơn. Ngay cả những tựa game đơn giản nhất cũng cần có một nền đồ họa sáng sủa, âm thanh dễ nghe, điều khiển trực quan và một hệ thống gameplay dù dễ tiếp cận nhưng sâu sắc. Và sau cùng nhưng tối quan trọng, một nền tảng kĩ thuật tốt để thắt chặt các yếu tố đó lại với nhau. Với quá nhiều mảng, phần cần để tâm đến, có khá nhiều không gian cho các lỗi lầm xuất hiện.

Cứ hỏi bất kì nhà phát triển game nào xem, họ sẽ đều nói với bạn một điều mà thôi: Làm game rất khó khăn.

Và rồi đôi khi, dù rất cố gắng nhưng một tựa game vẫn không thể trở nên tử tế nổi. Không sao cả, một tựa game tồi… vẫn có thể tốt kia mà. Lỗi game, lồng tiếng tồi có thể tạo nên những tình huống hài hước đầy ngẫu hứng, các cơ chế gameplay sai lạc có thể mở ra những cách chơi hoàn toàn mới và một nhóm bạn có thể tạo nên những khoảng thời gian tuyệt vời dù là với tựa game nào đi nữa.

Và những tựa game dưới đây, dù dở, là nguồn cảm hứng vô tận cho niềm vui của mọi người.

I/ DESERT BUS

maxresdefault Top những tựa game dở đến mức phát hay làm bạn chơi không thể dứt 1

Hầu hết các nhà thiết kế game không bao giờ cố ý làm ra những tựa game tồi cả. Nhưng Penn và Teller thì lại như vậy, Desert Bus, như một phần của bộ đội game Smoke and Mirrors là game thì ít mà là một trò đùa thì nhiều. Nhiệm vụ của bạn là lái xe từ thành phố Tuscon này sang thành phố Las Vegas.

Có mỗi vậy thôi.

Đường thì thẳng, lại thông thoáng đến mức không có một chiếc xe nào khác trên đường cả, không có thẳng cảnh, không có cảnh vật gì cả, ngoài việc đến mỗi một trạm dừng chân thì bạn lại được thêm một điểm thưởng. Ở đời thực, lái xe từ Tuscon sang Las Vegas bạn tốn tận 8 giờ đồng hồ và trong Desert Bus bạn cũng tốn từng đó thời gian thậm chí hơn bởi chiếc xe bus chỉ được đi tới tối đa là 45km/h thôi mà dù đường thẳng nhưng chiếc xe lại có xu hướng… lạng sang phải, thành thử bạn cần phải giữ tay trên bàn lái mọi lúc.

Dù tất nhiên là game thủ bình htường chẳng mấy ai có hứng và có kiên nhẫn để chơi tựa game này. Nhưng các streamer thì khác. Vào năm 2007, ba streamer Morgan van Humbeck, Graham Stark và Paul Sanders quyết định chơi Desert Bus trong một buổi online stream để xin tiền donate. Càng được donate nhiều thì họ chơi càng lâu và cuối cùng họ nhận được ơtí 22.085 USD tiền Donate.

Thậm chí sau này, có hẳn cả một hội nhóm từ thiện thường niên mang tên Desert Bus for Hope chuyên chơi Desert Bus để thu tiền Donate làm từ thiện. Có lần nhóm này được donate nhiều tới nỗi họ phải chơi tới 6 ngày rưỡi liên tục nhưng bù lại, thu về được tới 700.000 USD cho quỹ từ thiện Child’s Play. Có lẽ hiếm có tựa game dở nào lại… có sức hút cao đến vậy.

II/ WAITING IN LINE 3D

waiting-in-line-3d Top những tựa game dở đến mức phát hay làm bạn chơi không thể dứt 2

Waiting in Line 3D không ấn tượng vì được làm cẩn thận. Nó ấn tượng vì các nhà làm game đã đầu nhiều trí óc làm sao để tựa game có thể… nhàm chán hết sức có thể như vậy.

Chơi trên nền tảng trình duyệt web, Waiting in Line 3D không có đồ họa đẹp, âm thanh hay. Chỉ có duy nhất một mẫu nhân vật, một bài hát chơi đi chơi lại suốt cả chiều dài tựa game. Về lý thuyết, bạn có thể di chuyển và nhảy nhót nhưng chỉ khi hàng lỗi di chuyển thẳng tắp mà thôi. Dù có bảng điểm nhưng thựuc ra bạn chẳng thể ghi được tí điểm nào cả. Trừ mây trôi lững lờ trên trời ra thì khung cảnh chẳng thay đổi tí tẹo nào cả.

Việc duy nhất tạo nên gameplay của Waiting in Line 3D đó là bạn phải tự đấm vào mặt mình. Tự đấm bản thân quá nhiều sẽ khiến bạn chết và hiển nhiên là dẫn đến Game Over nhưng nếu không đấm đủ thì bạn sẽ ngủ gật mất và cũng dẫn đến Game Over nốt. Hiển nhiên, đó là một tựa game kinh khủng nhưng đó là sự kinh khủng trong… tính toán. Bởi theo lời Nhà phát triển Rajeev Basu, mục đích của anh ta là tạo ra Waiting in Line 3D nhằm  tạo ra “một tựa game làm xói mòn ý niệm rằng một tựa game là gì.” Nghĩa là một tựa game “không thể thú vị, lôi cuốn hay vui vẻ.” Trên tinh thần đó, Waiting in Line 3D là một thành công to lớn và quả thực đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều người – Nhưng vậy không có nghĩa là chúng ta sẽ chơi lại tựa game này thêm một lần nào nữa sau khi đã trót chạm tay vào.

III/ I AM BREAD

youtube_banner-for-website Top những tựa game dở đến mức phát hay làm bạn chơi không thể dứt 3

Hệ thống điều khiển tồi thường được coi là dấu chấm hết cho một tựa game, nhưng Bossa Studios đã biến chúng thành môt điều gì đó gần như là nghệ thuật vậy. Tiếp nối thành công từ Surgeon Simulator 2013, buộc người chơi phải điều khiển cả 10 ngón tay người bác sĩ phẫu thuật, một điều vốn đầy bất khả thi. Sau khi tựa game đạt được một số thành công đáng kể, studio nối tiếp thành công đó với I Am Bread và kết quả thật đáng kinh ngạc.

Trong I Am Bread bạn vào vai một lát bánh mì phải tìm đường trở lại máy nướng bánh nhanh, gọn lẹ, ít chạm phải chướng ngại vật nhất có thể để tránh bị giảm “độ ngon miệng” của chiếc bánh. Vì bản chất không chân, không xương nên việc di chuyển lát bánh mì đó chẳng dễ dàng gì. Rất nhanh chóng bạn sẽ nhận ra quá trình di chuyển đầy vật lộn của mình đã biến cả cái căn bếp thành một đống hổ lốn tùm lum đầy lộn xộn.

Nhưng chưa hết, các fan nhận ra rằng với hệ thống mô phỏng vật lý kì công của game, bạn có thể chơi trong vai một chiếc bánh mì tròn, bánh quy phô mai hay bánh mì dài… đều được. Dù có bối cảnh kì cục, hệ thống điều khiển rắm rối đầy khiên cưỡng nhưng trải nghiệm mà I Am Bread mang đến thì rất thú vị chứ không mệt mỏi chút nào cả. Vì như đồng sáng lập của Bossa Studios, Henrique Olifiers nói đó, nếu bạn thất bại thì “Đó là lỗi của bạn. Không thể là lỗi của game được.” Bởi cũng giống như một huyền thoại khác về khoản khó chơi: Dark Soul. Nếu thực sự chịu khó thì bạn có thể làm chủ được trò chơi dù nó có tốn lắm thời gian đi nữa.

IV/ WWE 2K

gl Top những tựa game dở đến mức phát hay làm bạn chơi không thể dứt 4

Năm nào cũng vậy, đều như vắt chanh: 2K Sports lại ra mắt một tựa game WWE mới, fan lại thất vọng vì 2K có vẻ như muốn biến thế giới lộn xộn đậm tính trình diễn của WWE thành một môn thể thao nghiêm túc, cứ như thể các nhà đô vật WWE thành công vì quyết tâm trau dồi kĩ năng chiến đấu chứ không phải vì doanh số bán áo phông vậy. Mà có một thứ đặc sản rất thsu vị với WWE 2K đó là năm nào game cũng có một mớ lỗi đồ họa cực kì “xoắn não”, cho ra các hình ảnh quái đản đến phát thú vị.

Những lỗi game đó có thể khiến người muốn thực sự chơi game một cách nghiêm túc thấy khó chịu, nhưng với những thành phần quái tính, muốn tạo ra các “siêu phẩm đồ họa” thì tựa game này thực sự là một món quà trong mơ.

Các lỗi đồ họa càng về sau càng trở nên quái đản. từ việc người đô vật bị cứng đờ rồi bay vào khán giả như trong WWE 2K14, tới các món đồ biết… đánh lại đô vật thay vì chịu chấp nhận phận bị dùng làm vũ khí bất đắc dĩ. Thậm chí trong bản WWE 2K16, chúng ta còn được thấy John Cena bị người ngoài hành tinh bắt cóc. WWE 2K17 thì biến Samoe Joe thành một con quái thú nửa người nửa… thùng rác roam khắp cả sàn đấu như một cái máy ủi vậy.

Còn bản WWE 2K18 thì sao? Chúng ta phải chờ xem sao thôi.

V/ DEADLY PREMONITION

deadly-premonition Top những tựa game dở đến mức phát hay làm bạn chơi không thể dứt 5

Tham vọng lớn không làm nên thành công, có một cơ số những ý tưởng thú vị từ Resident Evil, Shenmue, GTA và Twin Peaks trong Deadly Premonition như chính NPT Hidetaka Suehiro đã thừa nhận. Nhưng kéo theo đó là cũng hàng đống vấn đề nữa, ví dụ như là lời thoại vô nghĩa, đồ họa cổ lỗ, cốt truyện nhảm nhí, lồng tiếng xàm xí, điều khiển cứng gượng… đủ thứ điểm trừ khiến Deadly Premonition trở thành một tựa game nhảm nhí đích thực.

Và như, Suehiro đã nói “Đó là một tựa game không tồn tại ở đâu khác trên thế giới này cả.” Và kể cả mang trong mình cả đống lỗi lầm, Deadly Premonition vẫn thu hút được cả đống fan hâm mộ nhờ bối cảnh thú vị của nó. Nói ngắn gọn thì Deadly Premonition có thể không phải là một tựa game cho giới phê bình. Nó không cửa so sánh với những tựa game mang lối chơi, không khí tương tự như GTA hay Silent Hill… Nhưng nếu bạn có thể chịu đựng được các vấn đề kĩ thuật thì rất có thể bạn sẽ là fan của tựa game này đó. Bởi ít nhất, Deadly Premonition đã thử làm điều gì đó mới mẻ, mà trong một thị trường game đầy những lối mòn thì có vẻ vậy thôi là đã đủ rồi.

VI/ GALACTIC DANCE-OFF

maxresdefault-1 Top những tựa game dở đến mức phát hay làm bạn chơi không thể dứt 6

Xem Star Wars ai cũng muốn trở thành Jedi mà chẳng ai muốn làm Oola, Jabba… cả Ấy vậy mà nếu tựa game đầy “nghiêm túc” Kinect Star Wars chơi dở như hạch với các pha vung kiếm Ánh sáng đầy lố bịch thì Galactic Dance-Off, với lối chơi vô cùng “lầy lội” lại rất có sức cuốn hút to lớn đến lạ thường.

https://www.youtube.com/watch?v=W7bmXywWus8

Trong Galactic Dance-Off, thay vì vào vai các vị anh hùng nhàm chán đi trừ gian diệt bạo. Bạn sẽ thoải mái vào vai đủ các nhân vật từ Han Solo, Jabba, Landa và thậm chí là cả Oola bằng việc dùng máy cảm ứng Kinect để nhảy theo các bài nhạc Pop. Nhưng chúng không chỉ là nhạc Pop mà là nhạc Pop cover theo chủ đề Star Wars, từ đó đưa game lên một tầm cao mới hoàn toàn. Ví dụ như bài Ridin’ Solo của Jason DeRulo giờ chuyển thành “I’m Han Solo”. Hay bài YMCA của The Village People’s chuển thành “The Empire Today.” “Bulletproof” của La Roux chuyển thành Blasterproof chẳng hạn.

Dù game có đồ họa lòe loẹt, cử động khiên cưỡng cùng lối chơi lặp lại. Tuy nhiên bằng việc dám chơi, dám chịu, chấp nhận lầy lội và có một cách khai thác chủ đề sáng tạo. Galactic Dance-Off sẽ thiêu đốt hàng giờ đồng hồ của các bạn liền. Và nếu tình cờ, bạn là một fan của Star Wars thì sẽ khó có thể cưỡng lại trò chơi này được.

Còn với các bạn, tựa game nào bạn thấy dở mà vẫn không thể cưỡng lại việc chơi nó liên tục được? Hãy chia sẻ với KenhTinGame qua phần comment nhé.