Lưu ý rằng những con số dưới đâ đã bao gồm cả phí phát triển lẫn Marketing, và giá cả đã được điều chỉnh cho sự lạm phát năm 2016.
Red Dead Redemption: 109 triệu USD
Hầu hết mọi studio làm game đều làm nên danh tiếng nhờ khoảng một hay hai thương hiệu video game. Với Rockstar Games thì chủ yếu là nhờ GTA, tất nhiên rồi, nhưng các đầu game chất lượng mà studio này đã phát triển thành qua năm thánh đã tăng lên nhiều và đáng chú ý nhất là series Red Dead, một tựa game cũng thế giới mở nhưng lấy bối cảnh Viễn Tây.
Trong khi bản Red Dead Revolver không gây được nhiều sự chú ý lắm lúc ra mắt thì hậu bản Red Dead Redemption lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.. Với 95/100 điểm đánh giá trên Metacritic, doanh số bán tới 14 triệu bản Copy từ khi phát hành. Red Dead Redemption đã chứng tỏ bản thân như một sự cải tiến lớn cả về chất lượng và doanh số cho Rockstar. Nhưng thành công đó không thể thành hiện thực nếu thiếu sự đầu tư từ Nhà phát hành.
Với phí phát triển 100 triệu USD, tựa game này có phí phát triển tốn kém hơn một bộ phim trung bình. Mà ấy là còn chưa tính đến phí Marketing, điều đến giờ vẫn không rõ nữa. Chỉnh sửa theo trượt giá lạm phát, Red Dead Redemption tốn 109 triệu USD tiền phát triển cộng thêm ít nhất là vài triệu USD nữa cho tiền Marketing nữa.
APB: All Points Bulletin: 109 triệu USD
Đôi khi các nhà phát triển game rời studio của họ để tự lập nên studio mới. Năm 2012, David Jones, cha đẻ của Lemmings và GTA rời studio Rockstar North để thành lập nên Realtime Worlds. Jones cùng studio khởi động thành công tựa game Crackdown vào năm 207 trước khi dấn thân vào làm tựa game chơi mạng thế giới mở APB: All Points Bulletin vào năm 2009. Nhiều sự mong đợi đã được đặt vào tựa game này, chủ tịch studio Colin McDonanld nói tựa game này đã được ấp ủ suốt 20 năm rồi.
Hẳn nhiên, APB là một dự án tham vọng mà tham vọng thì rất tốn tiền. Cụ thể là tốn tới khoảng 105 triệu USD, tính theo trượt giá hiện thời đã là khoảng 116 triệu USD rồi. Ban đầu họ dự tính tựa gmae làm chỉ tốn khoảng 50 triệu USD thôi nhưng giá phát triển nhanh chóng leo thang. Và chỉ 6 tuần sau khi game ra mắt, chi phí phát triển đã trở nên… không kham nổi cho Realtime Worlds nữa. Dẫn tới studio phải dừng hoạt động của tựa game để… chờ người mua lại, dẫn tới 130.000 người chơi tứ tán theo làn gió.Một thời gian sau, K2 Networks mua lại tựa game một thời 105 triệu USD với giá chỉ 1,8 triệu USD. Sau một thời gian tái cấu trúc, tựa game được tái phát hành dưới cái tên APB: Reloaded, một tựa game Free-to-play.
APB là một bài học rằng không phải mọi cuộc đầu tư nghiêm túc đều mang đến thành công, dù là có những cái tên lớn ở phái sau đi nữa.
Too Human: 110 triệu USD
Khái niệm “Qúa trình phát triển địa ngục” tồn tại hết sức rộng rãi tại Hollywood, – Nơi có những bộ phim phải gồng sức phát triển ròng rã hàng năm trời để có thể tiến triển. Nhưng không chỉ cho ngành phim ảnh mà cả game cũng vậy. Too Human của nhà phát triển Sillicon Knight được công bố phát triển vào năm 1994 trên hệ máy PlayStation của Sony, sau đó vài năm studio ngừng phát triển tựa game này và công bố thành lập quan hệ với hãng Nintendo, kình địch của Sony dù trước đó họ đã phát triển Too Human rất rất gần hoàn chỉnh rồi. Và thế là dự án đổi hướng đột ngột sang phát triển cho hệ máy GameCube làm lùi tiến độ rõ rệt.
Phải tới năm 2005 mọi người mới lại nghe về Too Human nhưng… lại là trên một hệ máy khác. Đó là Xbox 360 của Microsoft, nơi studio Sillicon Knight đã kí hợp đồng phát triển hẳn một Trilogy ba phần liền. Qua đó đánh dấu một bước lùi vĩ đại nữa cho tựa game này, vốn đã được phát triển trong suốt 11 năm ròng rã.
Dù có chi phí phát triển tới 100 triệu USD, tính cả trượt giá là 110 triệu USD nhưng Too Human chỉ bán ra được có 700.000 bản copy, không đủ bù nổi chi phí phát triển do bản thân chất lượng game cả về lối chơi, đồ họa đều đã lạc hậu.
GTA IV: Hơn 110 triệu USD
Vào năm 2007, tuyệt phẩm FPS trên Console của Bungie, Halo 3 đã làm nên một cơn địa chấn thế giới game, ghi dấu là sản phẩm giải trí bán chạy nhất trong vòng 24h, đánh bật cả phim ảnh, ca nhạc và chứng tỏ thế giới game trên Console là một ngành công nghiệp đáng gờm, đáng kiềng nể. Ngành công nghiệp đó tiếp nối đà thành công ngay năm sau đó với siêu phẩm GTA IV của Rockstar. Thu về 310 triệu USD trong ngày đầu tiênm tựa game này lại xô đổ kỉ lục của Halo 3 – 170 triệu USD doanh thu ngay trong ngày đầu bằng việc ra mắt trên nhiều nền tảng khác nhau từ PS3, Xbox 360 tới cả PC. Trong khi Bungie chỉ giữ độc quyền Halo 3 cho Xbox 360 mà thôi.
Bởi lẽ GTA đã có lịch sử quá lâu trong lòng các game thủ rồi nên sự mong đợi đó buộc Rockstar phải đặt thật nhiều thời gian và nỗ lực vào việc đầu tư cho thương hiệu game này, vốn đã có hơn 1000 người cùng đồng lòng bắt tay vào phát triển trong nhiều năm liền. Để thu về số nhân lực phát triển khổng lồ đó, GTA IV cũng đã đạt kỉ lục là tựa game có chi phí phát triển đắt đỏ nhất vào thời bấy giờ. Dù không công bố tiền chi cho Marketing nhưng bản thân chi phí phát triển đã hơn 100 triệu USD, tính theo trượt giá lạm phát là hơn 110 triệu USD rồi.
GTA IV có thể coi như một quả bộc phá mở đường cho nhiều tựa game “đặt đỏ” vượt mức 110 triệu USD theo đuôi nó ngay sau này.
Star Citizen: Hơn 138 triệu USD
Các dự án nhỏ dựa trên sự đóng góp của cộng đồng đang là một xu hướng đang nổi đang được các ngành công nghiệp giải trí tiếp thu, trong đó bao gồm có các nhà làm phim, nhà phát triển game nhưg một hình thức gây vốn hợp lí. Vào năm 2015, Yu Suzuki cùng studio YsNet gây chú ý bằng việc triển khai dự án Kickstarter đã được mọi người mong đợi từ lâu cho Shenmue III, với kết quả vượt ngoài mong đợi của mọi người, Shenmue III trở thành dự án được góp vốn nhanh nhất, cao nhất trong lịch sử Kickstarter từ trước tới giờ với hơn 6,33 triệu tiền vốn phát triển được quyên góp.
Tuy nhiên, Shenmue III có thể giữ kỷ lục tiền quyên góp trên Kickstarter, nhưng không sản phẩm giải trí nào từng được đóng góp nhiều tiền phát triển bằng tựa game Star Citizen của Cloud Imperium Games. Tựa game này đã thu về tận 138 triệu USD tiền phát triển và vẫn đang tiếp tục tăng, vượt xa khỏi cái đích 2,14 triệu USD đặt ra vào năm 2012.
Trưởng studio, Chris Gate, nổi tiếng với việc phát triển Wing Commander vào đầu thập niên 1990 nói răng Star Citizen không phải là một tựa game thông thường, đó là lí do họ vẫn đang tiếp tục phát triển, kêu gọi vốn dù những gì đạt được đã vượt xa khỏi mục tiêu ban đầu. Robert nói với tạp chí Eurogamer rằng việc thêm vốn sẽ chỉ khiến tựa game “ Càng thêm đa dạng, hoàng tráng mà thôi.”. Cho tới giờ NPT vẫn chưa công bố một ngày phát hành “chuẩn” cho Star Citizen tuy nhiên qua các đoạn giới thiệu tiền phát hành đã được công bố thì có vẻ như dự án đang đi rất thuận lợi và đúng đường.
Star Wars: The Old Republic – Hơn 200 triệu USD
Chuyện một bộ phim Star Wars có kinh phí phát triển hơn 200 triệu USD thì cũng chẳng có gì là lạ cả.
Nhưng để mà một studio bỏ ra tới ngần đấy tiền để phát triển ra một tựa game Star Wars thì có vẻ khá là phi thực tế. Dẫu vậy, bản Knight of the Old Republic được các fan hâm mộ và game thủ đặc biệt yêu thích nên thay vì phát triển một tựa game chơi đơn trên nền tảng của hai bản game đầu tiên. Bioware tiền bước với Star Wars: The Old Republic, một bản sequel MMORPG tới giờ vẫn được coi là một trong những tựa game online chất lượng nhất mọi thời đại và hay nhất cả series.
Và nếu tính thêm cả phí Marketing thì tổng chi phí để làm ra siêu phẩm này là 211 triệu USD.
Final Fantasy VII: 214 triệu USD
Series Final Fantasy là một trong những series game dài hơi nhất và cũng là thành công nhất của ngành công nghiệp game. Tạo ra bởi Hironobu Sakaguchi, series bắt đầu với bản Final Fantasy vào năm 1987 và tới giờ, khi bản Final Fantasy XV ra mắt là đã được 30 năm rồi.
Thế nhưng dù nhiều phiên bản sau này có đồ họa khủng hơn, đầu tư về hình âm, cốt truyện, lối chơi… thì chi phí phát triển lại vẫn không nhiều nổi bằng bản Final Fantasy VII ra đời đã được 20 năm.
Sau thành công to lớn của FFVI, Sakaguchi cùng đội ngũ Square Enix nhanh chóng bắt tay vào phát triển FFVII với mục tiêu ban đầu là một tựa game 2D cho hệ máy SNES. Nhưng do sự phát triển nhanh chóng của các tựa game 3D thời bấy giờ, đội ngũ phát triển buộc phải cắt đứt quan hệ với Nintendo cùng hệ máy SNES để phát triển series lên bằng một phiên bản mang tính cách mạng với nền đồ họa 3D cho hệ máy PlayStation của Sony.
Dù có phí phát triển chỉ 45 triệu USD mà thôi nhưng FFVII lại tốn tới 100 triệu USD cho tiền marketing, chủ yếu là cho thị trường Bắc Mỹ. Tính theo trượt giá lạm phát là đã tốn tới 214 triệu USD tính theo thời giá bây giờ rồi.
Đắt đỏ, nhưng đáng giá. Bởi FFVII đã đạt được thành công to lớn và qua đó trở thành tựa game thu hút sự chú ý, yêu thích của các game thủ Châu Âu cho không chỉ series Final Fantasy của mình mà toàn thế giới game Nhật Bản nói chung.
Destiny – 501 triệu USD
Bungie được biết đến nhiều nhất với vai trò nhà phát triển của series game được yêu thích, Halo. Nhưng khi Studio bán đi tựa game của mình cho Microsoft để 343 Industries phát triển thì họ phải khởi đầu với một ý tưởng mới hoàn toàn. Và thế là Destiny ra đời, tựa game FPS online với quy mô khổng lồ, bao gồm cả chế độ PvP và PvE hoành tráng. Vì tính kì cựu của studio nên khi Destiny đang trong quá trình phát triển, tựa game này thu được rất nhiều sự chú ý.
Bởi lẽ được chống lưng bởi ông lớn Activision, một nhà phát triển kì cựu đứng sau sự thành công của series game FPS huyền thoại Call of Duty. Vậy nên tổng cộng 501 triệu USD đã được rót cho tựa game này. Trong đó bao gồm 140 triệu USD tiền phát triển và còn lại là tiền marketing. Với số tiền đó, Destiny đã trở thành sản phẩm giải trí đắt đỏ nhất từng được làm nên trong tất cả các loại hình giải trí như Phim ảnh, show TV, video game. Đó rõ rành làm một ván cược lớn nhưng đã chứng tỏ sự xứng đáng của mình một cách đầy rõ ràng.