Top những vụ bùng tiền góp vốn của game thủ đình đám nhất trên Kickstarters

Với sự ra đời của hệ thống phân phối, chơi và mua bán game online, Steam của Valve. Thế giới game đã có một cuộc cách mạng to lớn nơi các bạn có thể mua game trực tuyến đầy tiện lợi. Chơi mạng trên chung một nền tảng đầy giản đơn và ai cũng có thể xuất bản game của mình trên nền tảng Steam chứ không nhất thiết phải có một nhà phát hành đỡ đầu để quảng bá, in đĩa nữa. Từ đó tạo ra một thế giới game sống động, căng tràn sức sống hơn, nơi ai cũng có cơ hội hiện thực hóa giấc mơ của mình. Đưa tựa game yêu dấu mình làm ra đến tay các game thủ.

Ấy vậy nhưng, vấn đề về vốn làm game vẫn chưua hề được thay đổi. Không có tiền làm game, nhiều cá nhân tài năng, nhiều đội ngũ giỏi giang, nhiều ý tưởng thú vị sẽ không bao giờ được mang đến với thế giới của chúng ta.

Nhưng hệ thống “cộng đồng quyên góp – Crowdfunding” của Kickstarter đã thay đổi hoàn toàn những điều đó. Bỏ qua các nhà đầu tư truyền thống để tìm đến thẳng người chơi, các đội ngũ nhỏ, khiêm tốn vẫn có thể nâng vốn lên đủ nhiều để hiện thực hóa ý tưởng game của mình.

Ấy vậy nhưng phàm là dự án làm game, phàm là đầu tư thì có thành có bại thì đã đành. Nhưng mà là một cộng đồng mang tính mở như vậy, các game thủ của chúng ta còn phải chứng kiến những vụ… bùng tiền vô cùng đâu đầu, với các dự án quyên góp được tiền rồi… biến mất cùng hàng ngàn USD, bỏ lại sự giận dữ, mệt mỏi của những nhà đầu tư, các game thủ của chúng ta.

Và dưới đây là những vụ việc nổi cộm nhất, là top những vụ bùng tiền quyên góp của game thủ nổi tiếng nhất trên Kickstarters.

I/ Mansion Lord: Ông chủ “biệt phủ” từ chối trả tiền mua đất.

2 Top những vụ bùng tiền góp vốn của game thủ đình đám nhất trên Kickstarters 1

Mansion Lord mang đầy tiềm năng trong mình như một sự kết hợp hoàn hảo giữa các thể loại game khác nhau: Một vụ án mạng bí ẩn mang màu sắc game phiêu lưu, một chút “cày cuốc” RPG, một chút quản lý, một chút phong cách 16 bit hoài cổ. Hứa hẹn ra mắt trên nhiều nền tảng game khác nhau. Thậm chí còn được Steam kiểm duyệt thành công và đóng dấu “Duyệt” trên hệ thống Steam Greenlight của mình.

Hứa hẹn nhiều là vậy mà nhận lại chẳng được bao nhiêu.

Golgom Games, đơn vị chịu trách nhiệm phát triển Mansion Lord vốn là một công ty vô danh và bản update cuối cùng cho dự án là lời kêu gọi quyên góp thêm tiền qua PayPal. Sau bài post đó vào tháng 8 năm 2014, dự án này cũng bặt vô âm tín cùng 31.000 USD quyên góp luôn.  Và số tiền mà dự án thu được trên PayPal, vốn không công khai như trên KickStarter thì còn có thể nhiều hơn nữa.

Không còn update, trang web của nhà phát triển thì đã dừng hoạt động. Có vẻ như Mansion Lord từ đầu đã là một vụ lừa đảo rồi.

II/ Project Phoenix: Chú phượng hoàng không bao giờ tung cánh

project-phoenix-2-470x3102x Top những vụ bùng tiền góp vốn của game thủ đình đám nhất trên Kickstarters 2

Là một dự án quyên góp vốn đại thành công trên Kickstarter, với hơn 1 triệu USD tiền vốn quyên được. Bởi lẽ team phát triển Project Phoenix là tập hợp của những “cựu chiến binh” ngành công nghiệp game, từng làm trong cách dự án game bom tấn lớn như Diablo III, Halo 4… Nhưng Project Phoenix được định hướng phát triển như một tựa game JRPG với các yếu tố chiến thuật, thế nên cũng chẳng có gì lạ gì toàn bộ các thành viên nhóm phát triển đều có sự hiểu biết sâu sắc với series Final Fantasy. Bởi đến cả Nobuo Uematsu, nhà soạn nhạc đại tài của series Final Fantasy cũng có cộng tác với dự án Phoenix kia mà.

Ấy vậy nhưng dù thu được số vốn lớn, chiêu mộ được nhiều nhân tài nhưng nhiều năm trời trôi qua và Project Phoenix vẫn chưa thấy bóng dáng đâu cả. Thế rồi một tin tức kém vui lại xuất hiện, Hiroaki Yura, chỉ đạo phát triển của Project Phoenix dù chưa làm xong tựa game này đã công bố phát triển dự án game khác mang tên Tiny Metal. Làm các nhà đầu tư của Project Phoenix đắn đo xem liệu tiền mình đổ vào cho dự án này có bị mang “đắp” sang dự án nọ không. Thậm chí sau đó còn có một nguồn tin cáo buộc nội bộ từ chính giám sát PR của dự án game Tiny Metal, Tariq Lacy; cáo buộc rằng Yura, trưởng dự án đang lừa tiền của người ủng hộ.

Dù sau đó Yura vẫn luôn tự biện hộ rằng Tiny Metal phải được phát triển trước vì lí do kinh tế, và tiền của dự án Project Phoenix vẫn chưa bị động vào, game cuối cùng sẽ ra mắt thôi. Nhưng sau 5 năm mà chẳng có tí dấu hiệu tiến triển nào của tiến độ làm game, có lẽ ai cũng phải nghĩ rằng đây chắc chắn là một vụ lừa đảo rồi.

III/ LA Game Space: Không gian làm game… không làm ra nổi dù chỉ một tựa game.

be6c66b799aa9ad0a7cb32862234a78a_original Top những vụ bùng tiền góp vốn của game thủ đình đám nhất trên Kickstarters 3

Trường hợp này có lẽ hơi dị, thay vì kêu gọi quyên góp để làm một tựa game thực nhất định, dự án kêu gọi vốn này là để tạo ra môi trường làm việc. Nơi các nhóm làm game nhỏ không đủ tiền chi trả cho một chỗ làm việc tử tế có thể đến môi trường “làm việc chung” này để cùng nhau hợp tác, làm công việc của mình. Nói đơn giản, dự án này là để tạo ra “môi trường làm game” chứ không phải để làm game.

Một ý tưởng không tồi chút nào, và thực tế nó đã thành công. Chiến dịch quyên tiền trên Kickstarter thành công vang dội, mang về 300.000 USD. Giúp đội ngũ tổ chức qua đó bắt đầu tổ chức các sự kiện, diễn đàn, băng rôn, môi trường thử nghiệm… cho mọi người thấy xem rằng dự án này khi thành hiện thực sẽ ra làm sao. Mọi chuyện diễn ra rất sôi nổi và đầy hứa hẹn.

Rồi đùng một phát, tất cả dừng lại, không một sự kiện mới nào kể từ năm 2016 và cũng không có chút update nào về tình hình góp vốn kể từ năm 2014.

Kể ra thì với giá thuê văn phòng đắt đỏ ở Los Angeles, 300.000 USD cũng không thể giúp dự án tồn tại lâu được. Dẫu thế nhưng đó vẫn là tiền thật, việc thật, mà không có không gian làm việc chung nào từng được thực hiện ra để sử dụng mà tiền thì không hoàn về được cho các nhà đầu tư.

Nếu đây không phải là một trò lừa đảo thì ai mà biết được.

IV/ Stomping Land: Mảnh đất khắc nghiệt ăn sống tiền của game thủ

the_stomping_land-0-0 Top những vụ bùng tiền góp vốn của game thủ đình đám nhất trên Kickstarters 4

Sau một thập kỉ im ắng, gần đây, khủng long đã bắt đầu xuất hiện trở lại trong thế giới giải trí với những tựa game như Ark: Survival Evolved và những bộ phim như Jurassic World, tất cả đều thành công vang dội về mặt doanh thu. Tiếp bước cha anh, The Stomping Land hứa hẹn đưa bạn đi thậm chí còn sâu hơn vào thế giới giả tưởng của những chú khủng long, bằng việc tạo ra những chú khủng long thực sự “sống”, không chỉ về mặt đồ họa lộng lẫy mà còn về cử chi, hành vi khi chúng phản ứng khác nhau với các thay đổi xung quanh về môi trường. Nếu bạn giết một con khủng long, lũ khủng long ăn xác thối sẽ đến hôi của. Nếu bạn “lure” cả một lũ khủng long ăn thịt lại gần nhau, mọi chuyện có thể biến thành một trận chiến khổng lồ đầy khốc liệt.

Tất cả sẽ diễn ra trong một thế giới game sinh tồn đầy cuốn hút và dĩ nhiên, bạn có thể cưỡi khủng long rồi.

Ban đầu, mọi chuyện diễn ra khá là suôn sẻ; vào năm 2014, tựa game đến với Steam theo hình thức Early Access. Dù vẫn còn thiếu sự chau chuốt, mài giữa; bản Early Access này đã mang đến cho các game thủ, các nhà đầu tư chính xác những gì mà họ mong muốn và được hứa hẹn. Nhưng cuối năm đó, bản Early Access này đột nhiên bị rút ra khỏi Steam và bặt tăm biệt tích từ đó tới giờ. Trang Kickstarter cũng đóng băng, các nhà đâu tư bó tay không biết tựa game này sống chết ra sao từ đó cho tới giờ.

Không thông tin, không hoàn tiền, có vẻ như tựa game sinh tồn The Stomping Land đã… thất bại trong việc sinh tồn mất rồi.

V/ Forsaken Fortress Strategy: Một chiến lược lừa đảo tinh vi

maxresdefault Top những vụ bùng tiền góp vốn của game thủ đình đám nhất trên Kickstarters 5

Lai giữa thể loại nhập vai RPG nổi tiếng và thể loại game sinh tồn, Forsaken Fortress Strategy hứa hẹn mang đến các nhân vật được xây dựng sâu sắc, thử thách về quản lý tài nguyên. Với hàng đống đoạn Video Demo, mẫu soundtrack vô cùng thuyết phục được đăng tải lên trang quyên góp Kickstarter. Các “nhà đầu tư” của chúng ta có được cái nhìn rõ ràng về những gì nhóm phát triển đang làm và vốn quyên được tăng nhanh lên 120.000 USD.

Ban đầu, việc phát triển diễn ra khá là tốt đẹp, game ra mắt trên Steam dưới dạng Early Access và đến giờ vẫn hoạt động như vậy. Tuy nhiên bản Early Access này còn thô mộc, kém ổn định hơn PUBG rất, rất nhiều. Và cũng kể từ năm 2015, chưa có một phiên bản mới nào của game được ra mắt, không một lời từ đội ngũ phát triển.

Sau 3 năm ròng rã chờ đợi trong trống vắng, có vẻ như phiên bản Early Access đầy dang dở này là sản phẩm cuối cùng của game. Nghĩa là 120.000 USD quyên góp được đã trở thành một sản phẩm không hoàn thiện, không hay, không vui và không giống như được hứa hẹn tí nào. Đó là “nếu” số tiền thực sự được dành vào việc phát triển game đó nhé, còn thực tế các nhà phát triển của chúng ta chắc đã cao chạy xa bay với số tiền đó rồi.

VI/ ROAM: Một pha roam ngắn ngủi

4 Top những vụ bùng tiền góp vốn của game thủ đình đám nhất trên Kickstarters 6

Đồ họa đẹp, animation combat mượt mà, trôi chảy, demo thuyết phục, video giới thiệu hấp dẫn. Roam quả đúng là một dự án game đáng kinh ngạc với một sản phẩm chỉ mới được phát triển có 6 tuần. Đoạn miêu tả hứa hẹn một tựa game có quy mô lớn hơn nhiều, kết hợp các yếu tố thu thập tài nguyên của game sinh tồn; loot đồ đạc, khám phá của game RPG và xây nhà def căn cứ của game Tower Defense. Thêm nữa, map game được tạo ra để có trải nghiệm chơi random tươi mới cho giá trị chơi lại vĩnh viễn.

Vì tương lai sáng lạn đến như vậy nên số tiền quyên góp cho Roam nhanh chóng tăng chạm đinh mong muốn của đội ngũ phát triển, 100.000 USD.

Vậy nhưng sau khi tiền được chuyển, các bản update cho Roam trở nên càng ngày càng xa cách và đứt quãng. Trong bản update gần đây nhất vào năm 2015, nhóm phát triển tuyên bố một lượng đáng kể công việc đã được thực hiện dù chưa có gì để show ra với công luận.

Và rồi mọi chuyện trở nên rối rắm hơn khi một thành viên trong đội ngũ phát triển tự tiện lấy tới 30.000 USD tiền vốn ra để tiêu xài mà chưa có sự phê duyệt của trưởng nhóm, người có trách nhiệm quản lý số tiền trên. Việc đó dẫn tới lôi nhau ra vành móng ngựa. truy tố, kiện tụng… một vòng xoáy pháp lý loằng ngoằng rối rắm hao tiền tốn của.

Mà tiền đó thì ở đâu ra, từ tiền vốn Kickstarter chứ ở đâu ra, chính trưởng nhóm Ryan Sharr đã thừa nhận điều đó mà.