Ubisoft và những phi vụ đáng quên trong chặng đường phát triển – P.1 - PC/Console

Trên chặng đường phát triển, Ubisoft cũng có những pha xử lý “đi vào lòng đất” tương đối khó hiểu và khiến người hâm mộ ngán ngẩm.

Trong vài thập kỷ qua, từ một studio nhỏ ở Pháp, Ubisoft đã phát triển thành một trong những hãng game lớn nhất thế giới. Công ty sở hữu nhiều thương hiệu game hấp dẫn như Rayman, Assassin’s Creed hay Far Cry,… Có thể nói hầu hết các trò chơi của Ubisoft đều ghi lại dấu ấn đậm nét trong lòng người hâm mộ, mang lại những trải nghiệm cực kỳ đáng nhớ.

Tuy nhiên, cũng giống với bất cứ hãng game nào khác, Ubisoft cũng có nhiều tai tiếng trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của mình. Trên chặng đường phát triển, công ty cũng có nhiều quyết định tương đối khó hiểu và khiến cộng đồng game thủ phẫn nộ. Và đôi khi, chính tham vọng quá lớn đã khiến Ubisoft tự đưa mình vào những giai đoạn nguy hiểm.

Hạ cấp đồ họa của trò chơi khi phát hành chính thức

Việc hạ cấp đồ họa một trò chơi khi được phát hành chính thức là điều thường thấy trong ngành công nghiệp game. Chúng ta đều có thể hiểu được nếu một trò chơi có đồ họa không bằng những đoạn trailer gameplay, bởi nhà phát triển buộc phải làm điều đó nếu muốn sản phẩm của mình chạy mượt mà trong toàn bộ thời lượng game. Hay như họ buộc phải cường điệu hóa một chút các đoạn demo giới thiệu để gây ấn tượng với cộng đồng.

Ubisoft và những phi vụ đáng quên trong chặng đường phát triển - P.1Ubisoft và những phi vụ đáng quên trong chặng đường phát triển - P.1

Tuy nhiên, người hâm mộ có thể thông cảm nếu đồ họa của trò chơi chính thức bằng khoảng 90% trở lên so với bản demo giới thiệu. Còn Ubisoft lại là một trong những hãng khiến game thủ cảm tưởng như họ bị lừa vậy. Trong nhiều năm, hãng đã cho ra mắt nhiều tựa game có chất lượng hình ảnh gần như khác xa (nếu không muốn nói là xấu tệ hại) so với bản demo giới thiệu như: Tom Clancy’s The Division, Rainbow Six Siege, Watch Dogs hay Far Cry 4. Một số game còn sở hữu chất lượng bù lại cho phần đồ họa bị thụt giảm, nhưng cũng có những trò khiến game thủ không thể nào chịu được cách làm việc của Ubisoft.

Quá lạm dụng các công thức làm game chung

Có một câu nói vui về Ubisoft như thế này: “Nếu bạn đã chơi một game của Ubisoft, tức là bạn đã chơi tất cả các trò chơi của hãng”. Câu nói này ám chỉ tới việc Ubisoft quá lạm dụng một công thức gameplay chung cho nhiều sản phẩm của mình. Có lẽ một phần vì họ muốn tận dụng hết những gì trước đó là thành công, một phần khác bởi có một thời gian lịch phát hành game của Ubisoft quá sát sao.

Ubisoft và những phi vụ đáng quên trong chặng đường phát triển - P.1Ubisoft và những phi vụ đáng quên trong chặng đường phát triển - P.1

Lối chơi của các loạt game khác nhau như Assassin’s Creed, Far Cry hay Watch Dogs đều tuân theo một công thức chung của Ubisoft. Và chính việc quá lặp đi lặp lại các công thức chung đều khiến game thủ bắt đầu cảm thấy ngán ngẩm. Nhiều người tự hỏi phải đợi tới bao giờ mới có thể được chơi một trò chơi mang tính đột phá từ Ubisoft.

Ngăn chặn vi phạm bản quyền quá hà khắc

Việc vi phạm bản quyền phần mềm từ lâu đã là một vấn đề nan giải đối với các nhà phát triển. Nó khiến doanh thu game của họ bị ảnh hưởng nặng nề. Việc nghĩ ra một phương pháp bảo vệ bản quyền luôn được các hãng ưu tiên đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, có một số công ty, bao gồm cả Ubisoft, đã có những hành động bảo vệ bản quyền trò chơi của mình tới mức quá đáng. Thậm chí công ty còn xâm phạm quyền riêng tư cũng như quyền truy cập mua game hợp pháp của khách hàng.

Ubisoft và những phi vụ đáng quên trong chặng đường phát triển - P.1Ubisoft và những phi vụ đáng quên trong chặng đường phát triển - P.1

Vào năm 2006, Ubisoft bị phát hiện sử dụng phần mềm chống vi phạm bản quyền của Starforce. Tuy nhiên, công ty Starforce đã lợi dụng điều này để đăng liên kết download các sản phẩm khác một cách bất hợp pháp. Cuối cùng họ bị khởi kiện với cáo buộc phần mềm này của họ tạo ra lỗ hổng bảo mật cho thiết bị của người dùng.

Tới năm 2010, Ubisoft bắt đầu sử dụng DRM, yêu cầu kết nối internet khi chơi game để ngăn chặn vấn nạn crack. Tuy nhiên, giả sử kết nối internet của người dùng bị ảnh hưởng thì trò chơi sẽ bị đóng băng ngay lập tức và tiến trình chơi game sẽ không được lưu. Chính sự phàn nàn và khó chịu của game thủ đã khiến Ubisoft phải dừng việc sử dụng DRM vào năm 2012.

“Vắt sữa” hàng năm

Có một thời điểm Ubisoft đưa ra lịch phát hành các game quá vội vã. Gần như hàng năm họ đều cho ra các phần tiếp theo trong series game ăn khách của mình. Tuy nhiên, người hâm mộ không vui về điều này bởi họ cho rằng hãng đã quá vội vã khi phát hành cả những trò chơi đưa thực sự được hoàn thiện.

Ubisoft và những phi vụ đáng quên trong chặng đường phát triển - P.1Ubisoft và những phi vụ đáng quên trong chặng đường phát triển - P.1

Chính lịch phát hành dày đặc hàng năm khiến thương hiệu game của Ubisoft bị loãng dần. Cuối cùng phải sau tận 7 năm, Ubisoft mới hiểu được họ cần phải để Assassin’s Creed nghỉ ngơi một năm rồi mới ra mắt phần tiếp theo. Kết quả là sau khi được nghỉ ngơi, chất lượng trò chơi của Ubisoft tăng lên đáng kể, hãng dần lấy lại được vị thế của mình trên bản đồ ngành game. Sau cùng, Ubisoft thông báo họ sẽ không phát hành game hàng năm nữa để chuyển trò chơi của mình sang hướng dịch vụ. Dù cách làm này cũng bị gièm pha nhưng ít nhất các trò chơi của họ có thời gian để hoàn thiện.

Assassin’s Creed: Unity – Thảm họa nhấn chìm Ubisoft

Năm 2014 có thể coi là một năm hạn của Ubisoft với trò chơi Assassin’s Creed: Unity. Đây là trò chơi được người hâm mộ hi vọng sẽ làm sống lại những gì được coi là tinh hoa nhất của dòng game Assassin’s Creed. Tuy nhiên, những gì xảy ra sau khi game phát hành lại trở thành cơn ác mộng cho cả Ubisoft lẫn người chơi.

Ubisoft và những phi vụ đáng quên trong chặng đường phát triển - P.1Ubisoft và những phi vụ đáng quên trong chặng đường phát triển - P.1

Assassin’s Creed: Unity có quá nhiều lỗi ngớ ngẩn, ảnh hưởng nặng tới trải nghiệm của game thủ. Nhưng đáng nói là thay vì nhận lỗi và khắc phục hậu quả, Ubisoft lại đổ cho card màn hình AMD của người chơi. Sau đó, họ quyết định tặng game để xoa dịu cơn thịnh nộ của dư luận. Nhưng cộng đồng vẫn chẳng thể nguôi ngoai được khi tới tận bản vá thứ ba, Unity vẫn chưa được xử lý hết lỗi. Bên cạnh đó, trò chơi cũng bị đánh giá là có cốt truyện chưa tương xứng với kỳ vọng của người hâm mộ.

Có thể nói Assassin’s Creed: Unity thể hiện quá nhiều tham vọng của Ubisoft. Và cũng chính họ lại tự đặt mình vào thế nguy hiểm khi có những pha xử lý…”đi vào lòng đất”. Còn công bằng mà nói, AC: Unity không phải là một game có chất lượng tệ, nhưng chính cách hành xử của Ubisoft khiến người dùng có ác cảm với sản phẩm.

Còn tiếp…