Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima – P.2 - PC/Console

Ngoài những bộ giáp cồng kềnh của samurai thì những trang phục đời thường và truyền thuyết trong game góp phần không nhỏ vẽ nên bức tranh Nhật Bản

Tiếp nối phần đầu tiên, văn hóa Nhật Bản trong Ghost of Tsushima không chỉ được thể hiện qua chiến tích của họ và những bộ giáp cầu kỳ mà chính con người và trang phục cũng phần nào góp sức vẽ nên bức tranh văn hóa dân tộc sống động của đất nước Phù Tang hồi thế kỷ 13. Hãy cùng Mọt tui điểm qua những chi tiết thú vị này nhé.

Ronin là ai, họ có vai trò gì?

Trong Ghost of Tsushima, lực lượng lính đánh thuê Strawhat Ronin (Lãng khách mũ rơm) cùng với sự phản bội thiếu danh dự của Ryuzo chính là điểm nhấn khó quên đối với game thủ. Có thể nói hình tượng ronin (lãng nhân) vốn đã gắn bó với người Nhật từ lâu thông qua bộ phim Yojimbo của cố đạo diễn Akira Kurosawa. Khi chọn chế độ hình ảnh đen trắng (Kurosawa Mode) nếu tinh ý game thủ có thể dễ dàng nhận ra sự tương đồng giữa Kuwabatake Sanjuro trong phim Yojimbo và trang phục ronin trong Ghost of Tsushima.

Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.2Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.2

Ronin có nghĩa là con người trôi dạt (lãng nhân) dùng để chỉ những samurai mất đi lẽ sống khi không còn chúa công (lẽ sống của samurai là trung thành phục vụ chủ giống như các hiệp sĩ thời trung cổ). Một khi chúa công của các samurai chết hoặc bị diệt tộc (điều này vô cùng phổ biến khi các lãnh chúa phong kiến Nhật thường xuyên đấu đá nhau dưới thời đại Mạc Phủ) thì họ chỉ có hai sự lựa chọn. Một là mổ bụng tự sát để tiếp tục phò tá chủ dưới cửu tuyền, hai là trở thành ronin cho đến khi tìm được một chủ nhân mới chịu thu nhận. Trong Ghost of Tsushima, những lãng nhân đội mũ rơm chính là lực lượng thiện chiến nhất nhưng lại nối giáo cho giặc, thường xuyên gây khó khăn cho Jin. Game thủ sẽ dễ dàng trải nghiệm cảm giác ăn hành khi Ryuzo, thủ lĩnh nhóm lãng nhân ra lệnh cho lục kiếm (6 tay kiếm mạnh nhất) của hội săn lùng Jin sau khi anh cứu lãnh chúa Shimura và giải phóng lâu đài Kaneda.

Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.2Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.2

Ryuzo đáng thương hơn đáng trách

Mặc dù đầu hàng Mông Cổ với lý do miếng cơm manh áo tuy nhiên theo Mọt động cơ chính khiến Ryuzo phản bội đó là sự tôn nghiêm. Rõ ràng ronin chính là thành phần bị khinh rẻ nhất trong xã hội phong kiến Nhật Bản thời bấy giờ. Trong mắt các samurai, ronin là những kẻ không có danh dự, không được hưởng bổng lộc và chẳng khác nào thành phần đầu trộm đuôi cướp. Ryuzo hoàn toàn có thể tin tưởng vào Jin nhưng do đã trưởng thành cùng nhau ở lâu đài Shimura nên anh thừa hiểu sự cố chấp của lãnh chúa Shimura về lời thề và danh dự samurai. Do đó anh chọn theo phe Mông Cổ để lật đổ chế độ samurai đồng thời đem đến một danh phận chính thức trong xã hội mới cho người của mình nhưng tiếc thay đây lại là con đường không thể quay đầu và Jin chỉ còn cách giúp người bạn của mình ra đi trong danh dự.

Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.1Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.1
Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.1
Đôi khi trong Ghost of Tsushima không ít lần game thủ bắt gặp những món đồ tưởng chừng như vô dụng nhưng thật ra lại mang ý nghĩa to lớn với samurai.

Ý nghĩa của trang phục hakama?

Hakama là trang phục truyền thống của Nhật Bản được thiết kế dưới dạng ống quần rộng hoặc váy, trên thực tế hakama xuất hiện lần đầu ở Nhật vào thế kỷ thứ 6 sau cuộc cải cách Taika và được cải tiến lại dựa trên loại quần ống cụt phổ biến trong văn hóa Tùy, Đường của Trung Hoa. Mặc dù là trang phục truyền thống và rất được băng lãng nhân mũ rơm ưa chuộng thế nhưng hakama không đơn thuần chỉ để mặc cho đẹp. Huyền cơ trong bộ cánh hakama chính là trang phục này giấu đi chuyển động của đùi và bắp tay khiến đối thủ khó nhìn ra động tác lẫn sơ hở của người mặc trong những trận so kiếm tay đôi.

Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.2Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.2

Trong Ghost of Tsushima, Mọt dễ dàng bắt bài bằng cách nhìn vào cử động chân và chém tan xác đám Mông Cổ trong những trận Standoff nhưng khi thách đấu với đám lãng nhân này lại khó quan sát hơn và thường bị lỡ nhịp do bộ hakama giấu chân quá khéo. Đặc biệt không chỉ thường xuyên được những ronin trong Ghost of Tsushima ưu ái, ngày nay bộ hakama Nhật Bản vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của những môn võ Nhật như Aikido hay Kendo… trong những giải đấu thể thao lớn. Ngoài ra hakama cũng ẩn chứa một thông điệp không kém phần ý nghĩa là “bảy nếp gấp dày của hakama, hai ở phía sau và năm ở phía trước đại diện cho bảy đức hạnh của võ sĩ đạo là những tín niệm mà một samurai không thể quên”

Ảnh hưởng từ tín ngưỡng tôn giáo

Cùng với việc văn hóa Trung Hoa du nhập vào Nhật Bản trong cuộc cải cách Taika ở thế kỷ thứ 6, Phật giáo cũng theo đó mà truyền vào quốc gia này từ năm 538 và được Nhật Hoàng chính thức công nhận vào năm 587. Thời điểm diễn ra trận chiến ở Đối Mã Đảo (Tsushima) vào năm 1247 cũng chính là lúc Phật Giáo Nhật Bản thịnh vượng nhất với những công trình đền chùa còn tồn tại cho đến ngày nay. Khác với Phật Giáo nguyên thủy hay Phật Giáo Trung Hoa, Phật Giáo Nhật Bản là sự kết hợp giữa đạo Phật, Thần đạo và tư tưởng Khổng Mạnh do đó lối tu hành của những nhà sư Nhật Bản cũng có phần khác biệt và đi theo hướng nhập thế hơn.

Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.2Văn hóa Nhật Bản được lồng ghép thú vị ra sao trong Ghost of Tsushima - P.2

Thậm chí trong văn hóa Nhật Bản, Thiền tông là tông phái được thành lập vào thời Mạc Phủ Kamakura, thể hiện sự tọa thiền trong thinh lặng để khai mở trí tuệ nhằm đạt tới sự đồng nhất con người với vũ trụ, đây là một phần không thể thiếu trong việc tu dưỡng đạo đức của samurai. Đặc biệt trong thời đại Mạc Phủ do tình trạng đạo tặc hoành hành (đám ronin cũng góp phần không nhỏ trong việc đánh cướp tài sản từ các lãnh chúa) những nhà sư Nhật Bản đã tổ chức một đội ngũ trị an riêng gọi là “tăng binh” để bảo vệ tự miếu đồng thời sẵn sàng chi viện cho các lãnh chúa khi cần thiết, Norio trong Ghost of Tsushima chính là ví dụ điển hình của tăng binh và văn hóa Phật Giáo Nhật Bản dưới thời Mạc Phủ Kawakura.

Lời kết

Ghost of Tsushima không chỉ đơn thuần là một bản anh hùng ca về tinh thần dân tộc. Bằng việc tham khảo những bộ phim cổ điển của cố đạo diễn Akira Kurosawa, các nhà phát triển tại Sucker Punch đã vô cùng thành công khi vẽ nên một bức tranh tả thực về samurai, những người bảo vệ cho giai cấp phong kiến Nhật Bản. Hy vọng với những chi tiết thú vị về văn hóa Nhật Bản này, bạn đọc của Mọt phần nào dễ hiểu hơn lý do phản bội của Ryuzo và có cái nhìn thông cảm hơn với anh chàng cùng những người anh em trong hội lãng nhân.