Thay vì trở nên thành công trên mặt đánh giá lẫn doanh số, Marvel’s Avenger đã để mất số lượng lớn người chơi và khiến nhà phát hành Square Enix lỗ lớn.
Marvel’s Avenger được phát triển bởi studio Crystal Dynamic và là trò chơi siêu anh hùng của thương hiệu Marvel được mong đợi nhất sau sự thành công của Spider-Man PS4.
Với việc bộ phim bom tấn Avenger: End Game đã mang tên tuổi của biệt đội siêu anh hùng lên tầm cao mới, việc trò chơi về Avenger thành công tưởng chừng là điều hiển nhiên.
Tuy nhiên sự thật đã không như dự đoán. Chỉ sau 1 tháng ra mắt, số lượng người chơi Marvel’s Avenger trên PC giảm từ 30.000 xuống xấp xỉ 1.000. Ngoài ra, theo báo CBR.com cho biết, trò chơi này đã khiến cho Square Enix lỗ 63 triệu USD.
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự thất bại của Marvel’s Avenger chính là glitch. Chỉ trong tuần đầu tiên, đã có nhiều Youtuber tổng hợp được số lượng lớn lỗi trong game. Bên cạnh những lỗi nhỏ như texture không chịu tải, còn có những lỗi lớn khiến người chơi bị kẹt một chỗ, không thể tiếp tục nhiệm vụ. Đáng chú ý là một vài lỗi đã được báo cáo khi game còn ở giai đoạn Beta nhưng vẫn không được khắc phục. Ấn tượng đầu tiên là yếu tố rất quan trọng và Marvel’s Avenger đã không thể để lại ấn tượng tốt nhất.
Nguyên nhân thứ hai chính là cosmetic. Một trong những điểm khiến game RPG thú vị đó là trang bị người chơi thu thập được sẽ thay đổi ngoại hình của nhân vật. Điều này sẽ cho phép người chơi cảm thấy nhân vật của mình tiến hóa dần sau thời gian, với các trang bị trên cơ thể dần xịn hơn. Thậm chí yếu tố trang bị thay đổi ngoại hình của nhân vật cũng đã tạo nên cái meme "gear đẹp, theo set thì không mạnh, trong khi đó gear có thiết kế không ăn nhập với nhau thì lại stat cao".
Trò chơi có hệ thống gear đa dạng nhưng lại không hề thay đổi ngoại hình nhân vật
Marvel’s Avenger lại không hề thực hiện điều này, gear chỉ có tác dụng nâng stat, trong khi đó ngoại hình của nhân vật theo set cố định và chỉ có thể unlock set mới bằng cách cày liên tục hoặc nạp tiền. Điều này đã khiến nhiều người thất vọng vì Injustice 2, tuy là game đối kháng, lại có hệ thống gear cực kì đa dạng để cho các siêu anh hùng của DC có thể thay đổi ngoại hình sau mỗi trận đấu.
Injustice 2, tuy là một game đối kháng, lại có hệ thống gear đa dạng, vừa ảnh hướng đến stat, vừa thay đổi ngoại hình và còn cho phép người chơi mix các trang bị với nhau.
Yếu tố cuối cùng chính là post-game content. Ở E3 2019, khi nói về các nhân vật DLC của game, Marvel đã đưa ra Người Kiến (Ant Man) – Hank Pym. Với sức mạnh có thể phóng to và thủ nhỏ hầu hết mọi vật cũng như bản thân, Ant Man hứa hẹn sẽ là một nhân vật thú vị.
Tưởng chừng Hank Pym sẽ là nhân vật DLC đầu tiên, hóa ra anh bị đẩy xuống làm nhân vật phụ.
Tuy nhiên khi game ra mắt, Ant-Man không hiểu vì lí do gì đã bị đẩy ra rìa làm nhân vật phụ với lí do "cơ thể đã bị sửa đổi, chỉ cần xài hạt Pym một lần nữa sẽ chết". Nhân vật DLC đầu tiên chúng ta sẽ nhận được là hai Hawkeye: Clint Barton và Kate Bishop.
Hầu hết các game thủ biết đến Clint Barton thông qua sự xuất hiện của anh trong MCU. Tuy nhiên ở vũ trụ điện ảnh này anh cũng không có nhiều cơ hội tỏa sáng vì anh không có siêu sức mạnh ngoài trừ khả năng "bách phát bách trúng" với cung. Trong khi đó, trừ phi người chơi đọc truyện tranh comic, họ sẽ không quan tâm đến Kate Bishop.
Kate Bishop và Clint Barton không phải là những nhân vật đủ sức hút để giữ người chơi.
Trong một biệt đội bao gồm một siêu chiến binh, một tỉ phủ mặc giáp titanium, một vị thần, một gã khổng lồ, một điệp viên Nga và một cô gái có khả năng co giãn, sự bổ sung của hai nhân vật chỉ sử dụng cung tên không đủ khả năng nán chân người chơi lại. Nếu nhân vật DLC đầu tiên là có sức mạnh ấn tượng như Ant Man hoặc Captain Marvel, người chơi sẽ còn có động lực để tiếp tục.
Nếu chỉ 1 trong 3 nguyên nhân này tồn tại, Marvel’s Avenger vẫn sẽ là một game hút khách với số lượng người chơi cao, tuy nhiên sự kết hợp của cả 3 đã khiến cho trò chơi này thất bại. Hiện tại nhân vật Hawkeye cũng đã bị delay hơn một tháng so với ngày hẹn ra mắt, có thể thấy tương lai của Marvel’s Avenger đang khá mịt mù.