Nhà tài trợ của đội tuyển T1 năm 2023 là Samsung Odyssey, Red Bull, DouYu, Nike, AfreecaTV, GOALSTUDIO, Hana Bank, Steelseries, OMEN, CELEBe, KLevv Memory, SecretLab, T/MEFL/K và SK Telecom.
1. Samsung Odyssey
Thương hiệu màn hình Samsung Odyssey chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, trang bị những công nghệ tiên tiến mới nhất để đáp ứng nhu cầu khắt khe của game thủ. Tiêu biểu như Samsung Odyssey NEO G9, Samsung Odyssey G8, Samsung Odyssey Ark.
Tập đoàn Samsung là tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có trụ sở chính ở Samsung Town, Seocho, Seoul. Samsung được sáng lập bởi ông Lee Byung-chul vào năm 1938, tham gia hoạt động đa ngành, chủ yếu là công nghệ cao và điện tử tiêu dùng. Giá trị thương hiệu của Samsung khoảng 95 tỷ USD, đứng thứ nhất châu Á và thứ năm trên thế giới.
2. Red Bull
Thương hiệu nước tăng lực nổi tiếng toàn cầu này rất tích cực trong việc quảng bá hình ảnh của mình thông qua các môn thể thao cường độ cao, mạo hiểm như đua xe, bóng đá, võ thuật. Những năm gần đây, Red Bull xuất hiện thường xuyên ở các giải đấu thể thao điện tử CSGO, LMHT, Dota 2, Rocket League, Street Fighter, Gran Turismo Sport, FIFA…
Red Bull được sáng lập bởi doanh nhân người Áo tên là Dietrich Mateschitz vào năm 1987, sản phẩm nước tăng lực này lấy cảm hứng từ một loại đồ uống Krating Daeng ở Thái Lan. Ngày nay, Red Bull có các dòng sản phẩm Red Bull Sugarfree, Red Bull Zero, Red Bull Energy Shot, Red Bull Editions.
Tập đoàn Red Bull GmbH có trụ sở chính tại Fuschl am See, một ngôi làng nhỏ ở Áo, chỉ có khoảng 1.500 cư dân sinh sống ở đây. Red Bull chiếm 38% thị phần, là nước uống tăng lực phổ biến nhất thế giới và đứng thứ 3 về giá trị thương hiệu nước ngọt, chỉ sau Coca-Cola và Pepsi. Năm 2022, Red Bull đã cung cấp cho người tiêu dùng hơn 11.5 tỷ lon.
3. DouYu
DouYu là nền tảng live stream lớn nhất Trung Quốc. Năm 2019, mỗi tháng nền tảng này có sự tham gia hoạt động của hơn 163 triệu người dùng, nhiều hơn cả Twitch chỉ có 140 triệu người hoạt động hàng tháng. DouYu thành lập năm 2016, hiện nay Tencent đang sở hữu khoảng 21% cổ phần của công ty này.
4. Nike
Nike thường tài trợ cho các hoạt động thể thao truyền thống như bóng đá, cầu lông, chạy bộ… Nhưng sự phát triển của thể thao điện tử đã làm cho Nike không thể ngó lơ, việc logo của nhà cung cấp giày, quần áo thể thao lớn nhất thế giới trên áo đấu của T1 sẽ nâng tầm cả 2 tổ chức.
Tập đoàn Nike hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quần áo, phụ kiện và dụng cụ thể thao. Nike được thành lập bởi Bill Bowerman và Phil Knight năm 1964, có trụ sở chính tại Beaverton, Oregon, Hoa Kỳ. Năm 2020, giá trị thương hiệu của Nike là 32 tỷ USD, đứng đầu mảng kinh doanh thể thao, nằm trong top 100 tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ.
5. AfreecaTV
AfreecaTV viết tắt từ Any FREE broadCAsting, một nền tảng live stream ở Hàn Quốc. Streamer trên nền tảng này có thể nhận được quà tặng bong bóng bay (balloon) từ fan, sau đó đổi thành thu nhập. Hiện tại, các thành viên đội tuyển T1 đang livestream trên AfreecaTV từ 2022 cho đến nay.
AfreecaTV thường xuyên tổ chức các giải đấu eSports (LMHT, Hearthstone, Overwatch, Tekken, Sudden Attack) cho các đội tuyển, tuyển thủ chuyên nghiệp và streamer thể hiện tài năng của mình.
AfreecaTV được ông Su Gil Seo thành lập năm 2005. Năm 2019, AfreecaTV xếp thứ 4 trong danh sách công ty có giá trị dưới 1 tỷ USD tốt nhất châu Á, do Forbes bầu chọn.
6. GOALSTUDIO
GOALSTUDIO là thương hiệu thời trang thể thao, mới hợp tác với đội tuyển T1 năm nay, thời hạn hợp đồng là 3 năm. Họ đảm nhận vai trò cung cấp áo đấu và phụ kiện cho T1.
Ông Kang Jeong-hoon, giám đốc điều hành của Goal Studio, nhà tài trợ của đội tuyển T1 chia sẻ: Chúng tôi rất vui khi trở thành đối tác của T1, một trong những tổ chức thể thao điện tử lớn nhất thế giới. Chúng tôi sẽ gửi gắm năng lượng tích cực đến T1 thông qua các sản phẩm chưa từng xuất hiện trên thị trường.
7. Hana Bank
Ngân hàng ngoại hối Hana Bank thành lập năm 1967, có trụ sở chính tại Seoul, Hàn Quốc. Ngân hàng này chuyên kinh doanh nhiều loại tiền tệ. Năm 2002, nhân dịp sự kiện Word Cup tổ chức tại Hàn Quốc, Nhật Bản. Hana Bank là ngân hàng đầu tiên của Hàn Quốc mang đồng won sang quốc gia khác, đó là tờ 10.000 won sang Nhật Bản.