Chuyện chống hack của “bác sĩ game thủ” và những kẻ từng định… ám sát anh - Cộng Đồng

Vì đạp đổ miếng ăn của những kẻ làm phần mềm gian lận nên "chuyên gia chống hack" GamerDoc có lần từng bị dọa giết hay gây quỹ thuê sát thủ làm thịt anh.

Ngày nay, các nhà phát triển game online liên tục đưa ra những biện pháp mới để chống hack, nhưng kẻ gian cũng làm ra những phần mềm ngày càng tinh vi, phức tạp hơn để vượt qua các biện pháp này. Đây là một cuộc đua mèo – chuột giữa nhà phát hành và kẻ gian, và kẻ gian thường có lợi thế bởi chúng không cần bận tâm đến những game thủ bình thường, trong khi phần mềm chống cheat đôi khi vẫn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía người không dùng cheat.

Game thủ thường thuộc về một trong hai phe: kẻ sử dụng gian lận hoặc những nạn nhân chỉ biết chấp nhận số phận rồi âm thầm bước vào trận đấu mới. Nhưng có một số rất ít game thủ quyết định chọn việc chống gian lận làm sự nghiệp của mình, chẳng hạn game thủ có nick ScriptKid mà đồng nghiệp của Mọt tui đã nhắc đến lúc trước. Giờ đây, Mọt tui lại tìm ra thêm một game thủ khác dấn thân vào cuộc chiến chống gian lận này, và xin được kể câu chuyện về anh cho các bạn được rõ.

GamerDoc – “bác sĩ của game thủ”

GamerDoc bắt đầu sự nghiệp chống hack, săn lùng những kẻ phát triển phần mềm hack và người sử dụng chúng vào khoảng năm 2018, khi anh thành lập server Discord có tên The O.W. Police Department (cục cảnh sát Overwatch) để lật mặt những game thủ Overwatch chơi trò “đổi chác thắng thua” nhằm nâng rank của mình. Những video bằng chứng mà anh nhận được càng lúc càng nhiều, khiến GamerDoc nghĩ rằng mình không thể chỉ lật mặt những kẻ chơi game gian lận, mà phải lôi ra ánh sáng cả những kẻ tạo ra các phần mềm hay các biện pháp để gian lận.

Chuyện về “Bác sĩ game thủ” chuyên chống hack và những kẻ từng định… ám sát anhChuyện về “Bác sĩ game thủ” chuyên chống hack và những kẻ từng định… ám sát anh

Những game thủ gian lận lấy phần mềm từ đâu? Ngày xưa, đó thường là những phần mềm trôi nổi mà kẻ nào đó viết cho vui (hoặc để troll những kẻ muốn gian lận như ScriptKid), nhưng ngày nay có hẳn những công ty được tổ chức một cách bài bản để “tiếp thị” hack, cheat đến game thủ – ững>

“Tôi đã cố gắng tìm cách phá hủy hack và ngành kinh doanh phần mềm hack, tìm kiếm công lý cho game thủ,” GamerDoc nói. Với anh, những kẻ gian lận đang phá hủy các trò chơi và được tiếp tay bởi những kẻ làm ra phần mềm hack để kiếm tiền nhanh chóng thay vì dùng kỹ năng của mình vào những phần việc có ý nghĩa hơn. “Người ta đi làm rồi về nhà để thưởng thức game, và rất tệ hại khi điều đó bị phá hủy vì vài thằng nhóc lấy thẻ tín dụng của mẹ nó đi mua cheat. Chưa hết, còn có những người cố gắng chơi như pro bằng cách dùng cheat và điều này bất công với những người đã luyện tập vô số giờ để trở thành người giỏi nhất.”

" alt=""

Và thế là công cuộc chống hack của GamerDoc ngày một lớn hơn. Vào thời điểm hiện tại, anh có hai server Discord với hơn 5.000 người tham gia, một cho Valorant và một cho Overwatch. Trong các server này, những người tình nguyện chia sẻ thông tin về kẻ gian, từ nick trong game đến thời điểm gian lận, bằng chứng của vụ gian lận. Tất cả chúng sẽ được kiểm chứng, tập hợp và gửi đến cho bộ phận chống gian lận của Riot và Blizzard. Giờ đây khi dịch COVID-19 khiến GamerDoc bị mất việc, chuyện chống cheat đã trở thành công việc toàn thời gian, dù anh từ chối tiết lộ liệu mình có nhận được đồng nào từ công việc mang tính tình nguyện này hay không.

Toàn tập về Call of Duty 2020 – Ai, cái gì, ở đâu, bao giờ và tại sao?
Toàn bộ những gì mà bạn biết lẫn chưa biết về Call of Duty 2020, bao gồm tên game, đội ngũ phát triển, phần chơi chiến dịch, ngày phát hành... đều có ở đây.

Làm thế nào để tìm ra kẻ bán đồ gian?

“Gian lận cũng giống như thuốc phiện,” GamerDoc cho biết. “Có cả một hệ thống hoàn chỉnh để kinh doanh phần mềm giúp gian lận, từ người phát triển, trợ lý, giám đốc bán hàng, quản lý bán hàng, người bán hàng, đại loại thế. Chúng làm việc của mình và hái ra tiền. Không game nào là không thể bị hack, và không phần mềm hack nào là không thể bị phát hiện. Vấn đề chỉ là làm thế nào và ở đâu.”

Việc tố cáo người sử dụng các phần mềm gian lận cho nhà phát hành chỉ là trị phần ngọn, nhưng GamerDoc muốn trị từ gốc. Để làm được điều này, GamerDoc tìm cách chui vào các diễn đàn và server Discord của những kẻ gian lận để thu thập thông tin. Đôi khi anh sẽ dùng “social engineering” – một thuật ngữ chỉ việc lợi dụng lòng tin hay các mối quan hệ giữa người với người để đạt được mục tiêu – để lừa kẻ gian cung cấp cheat cho mình, rồi chuyển phần mềm hack đó đến cho Riot, Blizzard hay các studio có game bị hack để họ tìm cách vô hiệu hóa nó.

Chuyện về “Bác sĩ game thủ” chuyên chống hack và những kẻ từng định… ám sát anhChuyện về “Bác sĩ game thủ” chuyên chống hack và những kẻ từng định… ám sát anh

Nhưng đôi khi “kẻ thù của kẻ thù là bạn” và GamerDoc thậm chí còn gặp những trường hợp mà kẻ làm phần mềm hack cung cấp hàng hóa của đối thủ cho anh nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đây là một điều dễ hiểu bởi ngoài những phần mềm hack được bán phổ biến với giá vài USD đến hơn chục USD, vẫn có những phần mềm được làm riêng và chỉ bán qua những kênh bí mật với mức giá từ hàng trăm đến hàng ngàn USD mà “dân đen” không hề biết đến!

“Chúng tôi luôn vui mừng khi nhận được thông tin từ mọi người, đặc biệt là những người có hiểu biết về cộng đồng làm gian lận,” ông Paul Chamberlain, trưởng nhóm chống gian lận của Valorant cho biết. “Thông tin mà những người như GamerDoc cung cấp giúp chúng tôi tăng tốc quá trình phát triển phần mềm chống hack và đuổi cổ cheater khỏi trò chơi nhanh hơn”. Một người phát triển phần mềm gian lận có nick Sadko2 nói rằng “GamerDoc không thể làm gì một mình, nhưng cộng đồng mạnh mẽ và tính năng tố cáo thủ công của anh ta là mối đe dọa lớn cho chúng tôi.”

Rủi ro khi tuyên chiến với hack

Gian lận trong game không phải là chuyện vui đùa – nó là cả một ngành công nghiệp có giá trị rất lớn. Hồi năm 2014, tờ PCGamer từng đăng tải rằng họ đã phỏng vấn Zero, một nhân viên chăm sóc khách hàng của một trong các trang web “cung cấp phần mềm hack” lớn nhất thế giới và nhân viên này tiết lộ rằng trang web đó gom về khoảng 1,25 triệu USD mỗi năm. Ước tính của Zero dựa trên mức giá 10.95 USD/tháng mà người dùng gian lận phải trả, nhưng thật ra con số này có thể cao hơn bởi nhiều kẻ sẵn lòng trả những mức giá trọn gói để mua các dịch vụ hack được nhiều game khác nhau!

Chuyện về “Bác sĩ game thủ” chuyên chống hack và những kẻ từng định… ám sát anhChuyện về “Bác sĩ game thủ” chuyên chống hack và những kẻ từng định… ám sát anh

36 người gom được 6.155 USD làm quỹ thuê sát thủ giết GamerDoc.

GamerDoc nói rằng kể từ khi bắt đầu sự nghiệp chống hack vào năm 2018, có thể mình đã khiến 50.000 đến 70.000 kẻ gian lận trong Overwatch và Valorant bị xử phạt. Nhiều đợt xử phạt khác cũng đã xảy ra dựa trên những gì mà các nhà phát triển tìm ra từ các phần mềm hack mà anh gửi đến cho họ. Các đợt xử phạt này có thể khiến hàng ngàn đến hàng chục ngàn kẻ gian bị khóa tài khoản hoặc nhận các biện pháp trừng phạt khác nhau tùy vào mức độ và số lần vi phạm của chúng.

Những kẻ làm cheat cũng bị ảnh hưởng bởi hoạt động của GamerDoc. Một phần mềm hack Valorant vừa bị Riot xóa sổ gần đây nhờ sự giúp đỡ của GamerDoc vốn được cho thuê trên trang web Applecheats.cc với mức giá 15 Euro/ngày, 70 Euro/tuần, 150 Euro/tháng hoặc 500 Euro trọn đời. Tác giả của phần mềm này với nick Bukky nói rằng vào thời điểm bị Riot phát hiện, phần mềm của hắn ta có khoảng 10.000 người sử dụng thường xuyên và nó đem lại một khoản tiền khổng lồ. “Thằng đó chỉ là một kẻ khốn nạn chuyên đi ton hót với Riot chứ có cái quái gì đặc biệt đâu” Bukky hằn học khi nói về GamerDoc.

Chuyện về “Bác sĩ game thủ” chuyên chống hack và những kẻ từng định… ám sát anhChuyện về “Bác sĩ game thủ” chuyên chống hack và những kẻ từng định… ám sát anh

Mở chiến dịch thuê sát thủ trên một server Discord cho game thủ khoái chơi hack.

Với những hoạt động chống hack của mình, GamerDoc đã tạo ra không ít kẻ thù. Từng có thời điểm những kẻ bị ảnh hưởng bởi hoạt động chống gian lận của anh lập ra hẳn một chiến dịch GoFundMe để… thuê sát thủ ám sát GamerDoc. Chiến dịch này dù bị GoFundMe xóa sổ sau đó, nhưng nó cũng kịp thu về hơn 6.100 USD như bạn có thể thấy trong hình trên. Có lúc kẻ gian chơi đường vòng khi tìm cách thuyết phục sếp cũ GamerDoc tiết lộ địa chỉ nhà riêng của anh. Trong khi đó, những lời dọa giết qua mạng là chuyện thường ngày và game thủ này nói rằng dù chúng có ảnh hưởng đến anh nhưng chúng không thể ngăn anh tiếp tục làm công việc mà mình yêu thích.

Sự nghiệp chống hack chưa dừng lại

Ngoài việc hỗ trợ các nhà phát hành chống gian lận, từng có lúc GamerDoc cũng bị đưa ra đầu sóng ngọn gió vì hơi quá khích. Số là hồi đầu năm nay, khi anh đăng mẩu Twitlonger (nay đã bị xóa) dọa Blizzard rằng sẽ tung ra một phần mã nguồn của Overwatch cũng như mã nguồn của các phần mềm hack nổi tiếng nếu đội ngũ phát triển Overwatch không đưa ra một câu trả lời nghiêm chỉnh cho vấn đề gian lận trong game. Nhiều game thủ – trong đó có cả những game thủ Overwatch chuyên nghiệp, chỉ trích GamerDoc lạm dụng vị trí của mình trong cộng đồng, “thêm dầu vào lửa” và chỉ đang tìm kiếm sự chú ý.

Trong tương lai, GamerDoc đang có dự định mở một diễn đàn để game thủ khắp thế giới có thể cùng nhau chống hack bằng cách tố cáo kẻ gian. Các mod của diễn đàn sẽ xem xét các tố cáo đó, gửi các lời tố cáo có bằng chứng xác thực đến công ty phát hành game và đăng tải danh sách những kẻ gian đã bị phát hiện. “Tôi luôn luôn hạnh phúc khi khiến một kẻ gian bị khóa tài khoản hay khiến phần mềm của chúng bị vô hiệu hóa”, GamerDoc cho biết. “Tôi có danh tiếng để giữ gìn và tôi sẽ không gửi những tố cáo sai lầm, vì nó sẽ rất tệ cho game thủ còn tôi mất uy tín với công ty phát hành game. Tôi không muốn làm mất thời gian của họ”.