Thông báo yêu cầu được truy cập vào ảnh và thư viện mỗi khi khởi động một phần mềm mới cài đặt đã trở thành chuyện bình thường và không còn đáng chú ý đối với game thủ. Thế nhưng đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc, những phần mềm này sẽ đòi hỏi truy cập vào tất cả những thông tin cá nhân trên máy, bao gồm cả những thông tin không cần thiết để vận hành chương trình như tin nhắn SMS, nhật ký cuộc gọi, quản lý cuộc gọi…
Đa phần người chơi sẽ không để ý lắm đến những thông báo này, đặc biệt khi phần mềm đó chưa có tiếng Việt, tiếng Anh và sử dụng tiếng Trung thuần tuý. Và họ cũng sẽ không một chút nghi ngờ về việc ứng dụng đó đã có quyền kiểm soát gần như toàn bộ hoạt động cũng như thu thập hết thông tin cá nhân.
Đơn cử như ứng dụng CF Mobile với phiên bản Crossfire Legends tại Việt Nam, người chơi sẽ bị ứng dụng truy cập gửi và xem tin nhắn SMS, truy cập vào nhật ký cuộc gọi,truy cập vào ảnh, phương tiện và tệp trên thiết bị, thực hiện và quản lý cuộc gọi điện thoại.
Có thể bạn muốn xem: PUBG Mobile có nguy cơ bị cấm vĩnh viễn tại Ấn Độ vì lo ngại rò rỉ bảo mật
Vẫn chưa rõ bên những thông tin được truy cập sẽ bị dùng vào mục đích gì, tuy nhiên Trung Quốc trước giờ vẫn nổi tiếng là một quốc gia có tiếng là quản lý hành vi và kiểm soát cuộc sống của người dân thông qua các ứng dụng điện thoại, đơn cử như ứng dụng “Study the Great Nation”- một ứng dụng trên điện thoại được Trung Quốc sử dụng để tuyên truyền chính sách – có khả năng theo dõi được hành vi của hơn 100 triệu công dân nước này. Ứng dụng này cho phép chính quyền có khả năng truy cập vào điện thoại như kiểu “siêu người dùng (superuser)”, có thể toàn quyền làm bất cứ điều gì trên thiết bị, gồm theo dõi vị trí, kích hoạt ghi âm, tải phần mềm, sửa chữa nội dung tập tin hoặc thay người dùng gọi một số điện thoại bất kỳ.
Thêm vào đó, giữa căng thẳng leo thang về mặt chính trị giữa Ấn Độ và Trung Quốc, 59 ứng dụng của Trung Quốc đã bị Ấn Độ ra lệnh gỡ bỏ do lo ngại về rò rỉ bảo mật và đánh cắp thông tin bao. Và trước đó, nhóm hacker nổi tiếng Anonymous cũng đã lên tiếng kêu gọi người dùng trên toàn thế giới hãy xóa TikTok khỏi thiết bị của mình ngay lập tức vì ứng dụng này giống như một phần mềm gián điệp để thu thập thông tin người dùng.
Anonymous cũng dẫn chứng thêm các thông tin mà TikTok đã thu thập mỗi khi người dùng truy cập vào ứng dụng này, bao gồm những thông tin về smartphone người dùng đang sử dụng, những ứng dụng đã được tải (và xóa), tất cả các thông tin liên quan đến hệ thống mạng… và hơn thế nữa.