Việc phỏng vấn tham khảo ý kiến của tới 1045 người chơi từ 18 tới 45 tuổi cho thấy, tới 65% game thủ trải nghiệm những lời miệt thị, dọa đánh, xúc phạm liên miên trong khi chơi game. Cụ thể hơn:
- 53% người chơi nói họ bị miệt thị bởi xu hướng tính dục, màu da, khu vực sinh sống hay dân tộc
- 38% người chơi nữ bị châm biếm bởi giới tính của họ
- 35% người chơi thuộc giới tính thứ 3 bị bêu riếu
Thậm chí, nhiều người chơi thú thật đã bị đe dọa tiết lộ thông tin cá nhân và nhiều mối nguy hại khác ngoài đời nữa. Game giả đôi khi lại gây ra mối lo ngại thật. Những lời công kích công khai không hềhết sau khi game đấu kết thúc, nó còn lưu lại và gây ám ảnh đố với nhiều người chơi, khiến trải nghiệm chơi game của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đáng lo ngại nhất, những game nổi tiếng nhất lại chứa chấp số lượng những người chơi “toxic” nhiều nhất.
Theo như nghiên cứu này, trong tổng số 15 game được theo dõi, cứ 2 người chơi lại có ít nhất 1 người bị quấy rối trong game. Tệ hơn, tựa game hiện đang có giải đấu với mức tiền thưởng lớn nhất thế giới – Dota 2 – đứng đầu danh sách đen với 79% người chơi gặp phải vấn đề khi trải nghiệm tựa game. Theo ngay sau đó cũng là tựa game Free to play phát hành bởi Valve – CS:GO, một tựa game bắn súng. League of Lengends nắm vị trí thứ 5 khi 3/4 số người chơi cảm thấy bị công kích khi chơi game, trong tổng số khoảng 118 triệu người chơi hiện nay trên thế giới.
Những kẻ “toxic” dường như có rất nhiều phương thức để bắt nạt người chơi khác, nhờ vào những phương pháp giao tiếp trong game mà các nhà phát hành đã đầu tư với mục tiêu “nâng tầm” tựa game của mình.
Voice chat phổ biến ở các trò chơi FPS khi người chơi phải dùng mic để có thể giao tiếp chiến thuật với đồng đội mình một cách nhanh nhất. Ngoài ra tệ hơn, sau khi hết game rồi, những kẻ phá rối vẫn không buông tha cho đồng đội hay đối thủ mà vẫn tiếp tục kiên trì chửi bới qua các phần chat sau game. Vậy nội dung chính mà những kẻ toxic này nhắm vào là gì?
Nhiều nhất trong danh sách này chính là việc đặt những cái tên mang tính độc địa, công kích, trêu chọc. Đáng sợ hơn, những lời đe dọa và xúc phạm giới tính, quấy rầy cũng chiếm gần một nửa. Các người chơi dường như rất hả hê khi làm bẽ mặt đồng đội và đối thủ của mình, thậm chí còn rình rập tài khoản game và mạng xã hội của họ nữa. Thậm chí, các vấn đề lịch sử – chính trị – xã hội cũng không được buông tha và những điều này gây tổn thương sâu sắc đến một bộ phận người chơi không nhỏ.
Tác động của những lời mạt sát đó là gì? Ngoài việc có những trải nghiệm tồi tệ và cảm xúc tiêu cực sau trận đấu, những lời độc địa trong game còn có nhiều tác động đến cuộc sống bên ngoài của người chơi nữa. Có nhiều người chơi còn cảm thấy stress, có những suy nghĩ tự tử, hoặc ít nghiêm trọng hơn là khép mình lại, đối xử tệ hơn với người khác.
Đâu là nguyên do của sự “toxic” này? Thường những kẻ bắt nạt có xu hướng có cuộc sống bên ngoài không mấy vui vẻ và hạnh phúc. Thậm chí, game online là mục tiêu lớn nhất trong cuộc sống của họ nên thường họ yêu cầu đồng đội phải… làm theo ý mình. Một phần lí do có thể là do đối tượng chơi game mà một số tựa game hướng đến còn quá trẻ, chưa nhận thức được sự nghiêm trọng của bắt nạt trên mạng. Thêm vào đó, việc các tựa game là free to play khiến cho nhiều người không đặt nặng tâm lý nghiêm túc khi chơi game.
Các nhà phát hành có những động thái gì để ngăn chặn điều này? Phần lớn game có phần “report” để các người chơi báo cáo với “chính quyền” nhưng dường như, điều này chưa quá hiệu quả khi có nhiều kẻ toxic lọt lưới. Microsoft phân biệt rõ ràng những lời châm chọc nào là chấp nhận được, và thế nào là đi quá giới hạn. Xboct One cũng có những hướng dẫn cụ thể giúp người chơi báo cáo khi gặp những vấn đề như vậy. Tương tự, Playstation cấm các người chơi quá “ác khẩu” không được tiếp cận với các tựa game và cộng đồng nữa. Hi vọng, các nhà phát hành sẽ tập trung hơn về khía cạnh này của game để đem lại những trải nghiệm tốt hơn cho người chơi