Khi các tác giả truyện tranh lại là những game thủ “gà mờ” bậc nhất - Cộng Đồng

Truyện tranh hay tiểu thuyết rất giống game nhất là các thể loại dành cho con trai, nhưng những tác giả của chúng thì toàn là bọn game thủ “gà mờ” mà thôi.

Truyện tranh hay tiểu thuyết hiện đại có rất nhiều yếu tố dính tới game, nhưng nếu so sánh một bộ manga nổi tiếng với một game AAA, thì bạn sẽ thấy đôi khi những “nhà phát hành” của nó (tác giả) lại chỉ là những game thủ gà mờ cực kỳ không hiểu biết tí gì về cách xây dựng nhân vật, lên cấp cũng như thiết kế trùm sao cho đúng chuẩn.

Valorant: Phát hiện dấu tích của điệp viên mới kế tiếp KilljoyValorant: Phát hiện dấu tích của điệp viên mới kế tiếp KilljoyChú ý: Như bao bài viết của tôi mà các bạn cũng biết chắc sẽ nói về cái gì đó vừa bậy bạ vừa hư cấu thế nên cứ xem nó như là for fun hoặc chém gió cũng được.

Lúc trước tôi có viết một bài về việc các đạo diễn phim hành động hay lịch sử không biết cách tận dụng nội dung, cũng như việc họ “gà” đến thế nào nếu chơi game dàn trận hay chiến thuật. Thực tế thì truyện tranh hay tiểu thuyết cũng là một loại hình giải trí gần giống phim hay game, nhưng chúng có một lợi thế cực kỳ to lớn đó là thời gian và không gian để phát triển. Không giống như phim bạn phải giới hạn thời lượng cùng kịch bản, thì các tác giả manga hay tiểu thuyết mạng được quyền phóng tác tràng giang đại hải, cả mấy trăm chapter hay cả ngàn chương truyện là điều hết sức bình thường

Thế nhưng nhiều không có nghĩa là hay và rất nhiều thứ trong đó đều thể hiện sự kém cỏi trong cách thiết kế màn chơi lẫn nhân vật dưới góc nhìn game thủ. Giờ thì chúng ta chỉ nói tới các thể loại dành cho con trai, kiểu như hành động và phiêu lưu là chính thôi nhé, vì chúng là thứ giống game nhất. Hầu hết các truyện như vậy đều đi theo một công thức là một nhóm nhân vật chính sẽ có một mục tiêu gì đó ban đầu, chiến đấu và luyện cấp để đối đầu với đám kẻ địch từ mạnh tới yếu, trước khi tiêu diệt con trùm cuối cùng – hoàn toàn giống các game RPG thường thấy.

Khi các tác giả truyện tranh lại là những game thủ “gà mờ” bậc nhấtKhi các tác giả truyện tranh lại là những game thủ “gà mờ” bậc nhất

Một quy tắc quan trọng nhất trong việc xây dựng nhân vật, đó là tùy chỉnh cấp độ kẻ địch ứng với nhân vật. Đặc quyền lợi hại của nhân vật chính đó là tốc độ luyện cấp, trong game thì kẻ địch theo từng vùng sẽ có cấp độ khác nhau và luôn chênh lệch không đáng kể với nhân vật chính, điều này cho phép người chơi luyện cấp để đánh trùm, hơn nữa kẻ địch cũng không thể lên cấp cho nên nhân vật chính đã có lợi thế lớn rồi – trừ khi bạn quá gà còn đâu thì có thể lấy cần cù bù thông minh bằng cách cày cuốc được. Truyện tranh và tiểu thuyết cũng theo công thức này, nhưng để đẩy nhanh tiến độ thì các tác giả sẽ đẻ ra một khái niệm là “người được chọn” – nói ngắn gọn là nhân vật đó sẽ có tốc độ lên cấp thường là nhanh gấp 10 lần người khác (tiểu thuyết mạng rất thích xài trò này và đặt cho nó cái tên mỹ miều là khiêu chiến vượt cấp).

Truyện cổ tích ngày xưa đã thay đổi ra sao dưới góc nhìn game thủTruyện cổ tích ngày xưa đã thay đổi ra sao dưới góc nhìn game thủ
Truyện cổ tích của ngày xưa đã thay đổi ra sao dưới góc nhìn game thủ
Dưới góc nhìn của game thủ ngày nay truyện cổ tích ngày xưa giờ lại vô cùng thân thuộc và giống với những tình huống “gánh team” hàng ngày.

Vì rõ ràng là độc giả đâu có rảnh mà đi xem miêu tả đánh quái lên cấp như trong game được, nhưng đây cũng là thứ khiến các tác giả non tay gặp vấn đề. Chính vì lên cấp quá nhanh và phải tạo tình tiết mới liên tục, nên nhiều tác giả sẽ gặp trường hợp là “đẩy” cấp độ nhân vật của mình lên quá cao mà chẳng biết xử lý kiểu gì. Thí dụ như Berserk là điển hình, khi mà nhân vật chính Guts so với đối thủ Griffith chính xác chẳng khác gì con kiến hôi, vì một bên là con người có sức khỏe còn một bên đúng nghĩa là thần thánh. Đây là điển hình của việc buff “ngược”, tức là kẻ phản diện thì càng ngày càng lên cấp còn nhân vật chính thì đứng yên, tới lúc tác giả nhận ra vấn đề thì không còn cách nào để sửa chữa được nữa.

Khi các tác giả truyện tranh lại là những game thủ “gà mờ” bậc nhấtKhi các tác giả truyện tranh lại là những game thủ “gà mờ” bậc nhất

Kể cả các tác giả gạo gội cũng thường xuyên gặp tình trạng buff sai hoặc sử dụng sức mạnh niềm tin quá đà biến nhân vật trở nên vô cùng kỳ quặc hoặc y như chơi hack. Naruto là một ví dụ điển hình cho việc sử dụng sức mạnh niềm tin quá đà khi nhân vật chính thường xuyên sử dụng “Miệng Độn” để giúp đối phương từ bỏ con đường gian tà. Còn sức mạnh niềm tin vào tình bạn của Yugi Muto thì đã đạt tới một tầm cao mới khi anh ấy đánh bài quái vật không khác gì chơi hack. Cứ tin vào tình bạn, sẽ rút được bất cứ là bài nào mình đang cần là điều mà ai cũng phải công nhận xuyên suốt series này.

Có thể nói dùng sức mạnh niềm tin là cách giải quyết nhanh nhất, đỡ tốn công nhất nhưng cũng vô lý nhất, vì hoàn toàn bỏ qua phần luyện cấp và chênh lệch mà cứ thích là được buff tới nóc. Thế giới game thì cũng có vài trường hợp như vậy, thí dụ như Devil May Cry 5 chẳng hạn, khi ở đoạn cuối game thì Nero tự nhiên mọc lại tay, biến thành dạng quỷ mạnh nhất và bay lên đập vỡ mồm cả bố lẫn chú – bất chấp trước đó Dante cùng Vergil cũng vừa biến hình thành dạng cuối xong. Khi tôi chơi đến đoạn này thì cũng thấy có cái gì đó rất sai trái, nhưng mà đôi khi đây lại là cách giải quyết nhanh nhất để đỡ phải tốn thời gian giải thích.

Khi các tác giả truyện tranh lại là những game thủ “gà mờ” bậc nhấtKhi các tác giả truyện tranh lại là những game thủ “gà mờ” bậc nhất

Hầu hết các bộ manga về đề tài đánh nhau thì nhân vật chính sẽ dùng cái “sức mạnh niềm tin” này vài lần, tất nhiên là về sau các tác giả cũng nhận ra vấn đề khi đẻ ra một thứ gọi là arc tập luyện (hay trong tiểu thuyết thì có cụm từ “cơ duyên xảo hợp”, “thiên tài địa bảo” hay “vận khí bạo rạp”), nhân vật sẽ mò tới chỗ nào đó để luyện cấp xong ra đánh nhau tiếp cho nó hợp logic. Nhưng tại sao tôi nói các tác giả vẫn thua xa biên kịch game về mặt hợp lý, đó là họ không có số cụ thể mà phải dựa vào ước lượng.

Trong game chúng ta có thể thấy chỉ số nhân vật hiển thị qua số rõ ràng, cộng điểm vào cái gì và tăng ra sao, từ đó tính chính xác được từng ly từng cấp độ một. Các game online hoặc offline cày cuốc như Diablo là chúa trùm cho việc khai sáng này, khi nó đạt tới độ cân bằng hoàn hảo giữa chỉ số cơ bản cùng trang bị cho nhân vật để tạo ra độ đa dạng. Nhưng truyện tranh hay tiểu thuyết thì không như vậy, vì tác giả không phải là cái máy và họ thường là đặt ra các cấp độ khá là tùy hứng theo sở thích cá nhân. Thành thử nhiều truyện lúc đầu chia cấp rất cụ thể, nhưng cứ đến cuối là bắt đầu loạn xạ ngầu cả lên.

Khi các tác giả truyện tranh lại là những game thủ “gà mờ” bậc nhấtKhi các tác giả truyện tranh lại là những game thủ “gà mờ” bậc nhất

Tôi đang nói đích xác tới thể loại manhua, đặc biệt là dòng võ hiệp hoặc tiên hiệp, nhiều tác giả không thể tạo được sự cân bằng giữa đám nhân vật chính nên rất dễ dẫn tới trường hợp vô lý. Lấy Diablo 3 ra để diễn giải thì chỉ số cơ bản có thể hiểu là nội lực, còn trang bị thì tính là võ công, nếu không có võ công thì bạn có khỏe như trâu cũng chỉ biết đấm tay, ngược lại võ công cao mà sức mạnh không đủ thì cũng múa may cho đẹp chứ không có sát thương – từ đây bạn sẽ thấy nhân vật đó mạnh yếu có chính xác hay không.

Truyện võ hiệp manhua thường xuyên xảy ra tình trạng một anh trai nào đó còn rất trẻ, nhưng tư chất cao vời vợi lĩnh hội võ công người ta nghiền ngẫm cả đời trong vài chương rồi đi đánh trùm vượt cấp và đấm boss chết nhanh như One-Punch Man. Thực tế vụ này làm ít thì trông nó cũng hay hay nhưng xét theo logic game thì sẽ rất tệ, vì như đã nói ở trên chỉ số và trang bị bổ trợ cho nhau, cứ cho là bạn luyện cấp nhanh gấp 10 lần người khác thì chỉ số phụ cũng không thể bằng một game thủ cày cuốc trước cả năm được – kiểu như Str 100 vs Str 500 thì có PK tài thánh cũng thế.

Khi các tác giả truyện tranh lại là những game thủ “gà mờ” bậc nhấtKhi các tác giả truyện tranh lại là những game thủ “gà mờ” bậc nhất

Một vài truyện chú ý việc này nên thường là cho nhân vật chính sẽ phải thua mấy vị đại sư phụ lớn tuổi (vì trang bị như nhau mà cấp độ thua thì cũng thua), nhưng mà nó lại gặp một vấn đề khác đó là về late game thì hết biết chia kiểu gì, đặc biệt là mấy bộ mô tả hoành tráng kiểu như “hủy diệt thương khung” – cỡ đấy là không còn số cụ thể nữa mà hoàn toàn dựa vào hư cấu, mà đã hư cấu thì thường không thể chính xác được.

Rất nhiều bộ manhua bị rơi vào cái lỗi này, khi ban đầu nhân vật được chăm chút cấp độ khá kĩ càng từng li từng tí, nhưng sau khoảng 500 chap thì tác giả bắt đầu bí về vụ xây dựng hệ thống sức mạnh cao hơn và bắt đầu chém gió vô tội vạ, dẫn tới cuối cùng thì chẳng còn biết giải quyết thế nào. Ai đọc Long Hổ Môn chắc biết vụ này, cuối cùng tác giả phải cho reset thế giới để viết lại truyện luôn cho dễ. Hay một ví dụ điển hình nhất là Phong Vân khi quyển đầu là võ hiệp nhưng đến quyển cuối thì thành tiên con bà nó hiệp luôn rồi. Cho nên là mặc dù có nhiều tác giả vẽ truyện tranh rất đẹp cũng như viết tiểu thuyết hay, nhưng nó không ngăn cản việc chúng ta vẫn có thể coi họ là một đám game thủ “gà mờ”.