Vào năm ngoái, trưởng nhóm crack 3DM là Bird Sister đã đăng trên blog cá nhân, nói rằng: “Chúng tôi vừa có một cuộc họp nội bộ. Bắt đầu từ sau dịp Tết Âm Lịch, 3DM sẽ không tham gia bẻ khóa thêm bất kỳ trò chơi nào nữa.” Tuy nhiên, cô nói thêm rằng nhóm sẽ cân nhắc lại quyết định này vào năm 2017.
Đến đầu năm 2017, luật sư của Koei Tecmo đã gửi đến 3DM lời cảnh báo, yêu cầu nhóm xóa toàn bộ những nội dung vi phạm bản quyền đang được chia sẻ trên các diễn đàn và đưa ra lời xin lỗi công khai. Hao Gamers báo cáo rằng Bird Sister đã tiến hành gỡ bỏ các bản crack của Romance of the Three Kingdoms 13 – một trò chơi khác do Koei Tecmo phát hành, nhưng không bận tâm đến việc nói lời xin lỗi.
Tại thời điểm đó, cô đã viết (theo như Hao Gamers cho biết):
“… tại sao một công ty Nhật Bản như Koei lại sở hữu bản quyền trò chơi này, khi mà nó rõ ràng lấy ý tưởng từ bộ Tam quốc chí của ngài Trần Thọ cơ chứ? Tôi nghĩ các công ty sản xuất game Trung Quốc nên cố lấy lại bản quyền đi.”
Tuy nhiên, theo như luật bản quyền hiện hành, ngài Trần Thọ đã sống trong khoảng thời gian từ năm 233 đến 297, và những câu chuyện mà ngài chấp bút nay đã thuộc về công chúng. Tuy nhiên, việc tạo ra một thương hiệu trò chơi điện tử dựa trên chúng là một thứ có thể được đánh dấu bản quyền.
Theo báo cáo của Tecmo Koei về vụ kiện (thông qua 4Gamer), nhà phát hành trò chơi Nhật Bản đã đệ đơn kiện vào tháng 5 này để buộc 3DM ngừng phát tán các bản lậu của trò chơi Romance of the Three Kingdoms 13, Nobunaga’s Ambition: Sphere of Influence, Nobunaga’s Ambition: Sphere of Influence – Ascension, Dynasty Warriors 8: Empires và Samurai Warriors 4-II.
Tòa án tại Trung Quốc đã đưa ra phán quyết hoàn toàn ủng hộ Koei Tecmo, với mức bồi thường thiệt hại cho công ty là 245.000 đô la Mỹ (5,6 tỷ tiền Việt).
Theo Kotaku