TIN LIÊN QUAN
Seafood Watch, tổ chức chuyên đánh giá mức độ bền vững của các loại sinh vật biển đã thêm tôm hùm Mỹ và Canada vào “danh sách đỏ” – danh sách đặc biệt những loại hải sản cần tránh đánh bắt. Theo các báo cáo, tổ chức này cho rằng chính tôm hùng đã gây nguy hiểm cho loài cá voi trơn Bắc Đại Tây Dương.
Tôm hùng được đưa vào “danh sách đỏ”.
Hầu hết các nhà hàng và doanh nghiệp kinh doanh hải sản đều phải mua bán dựa trên danh sách được cung cấp bởi Tổ chức Seafood Watch. Nhiều nhà hàng buộc phải cam kết không bao giờ kinh doanh những loại hải sản có tên trong “danh sách đỏ” này.
Blue Apron, công ty chuyên cung cấp những suất ăn sẵn và cơm hộp ở New York cho biết họ đã loại hẳn tôm hùnm ra khỏi thực đơn sau khi nhận được yêu cầu như trên.
HelloFresh, ông trùm trong lĩnh vực cung cấp các suất ăn Take away ở Mỹ cũng đã phải làm điều tương tự.
Đại diện HelloFresh, người phát ngôn Saskia Leisewitz của công ty cho biết:
“HelloFresh đã loại bỏ tôm hùm ra khỏi danh sách những loại hải sản mà chúng tôi sẽ kinh doanh. Công ty luôn cam kết tuân theo những quy định được đề ra và sẽ tìm kiếm những giải pháp mới để thay thế nhằm phục vụ khách hàng”.
Seafood Watch là một tổ chức có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực kinh doanh hải sản và sinh vật biển. Tổ chức này từng đưa vào danh sách đỏ của mình cả một nghề đánh bắt tôm ở Louisiana do hoạt động này ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của loài rùa biển.
Cho biết về “danh sách đỏ” của mình, Seafood Watch đã phân loại và sắp xếp chúng theo thứ tự: Được đánh bắt tự do, Nên thay thế, Tránh và cuối cùng là Cấm. Hơn 2000 loại hải sản đã được phân loại và yêu cầu các doanh nghiệp cũng như ngư dân phải tuân theo.
Theo Seafood Watch, phương pháp giăng lưới hoặc dùng bẫy để đánh bắt tôm hùm dưới biển đang gây nguy hiểm cho loài cá voi. Chúng có thể mắc kẹt vào lưới và bị thương hoặc thậm chí là chết.
Sự an nguy của loài cá voi trơn Bắc Đại Tây Dương đang được đề cao khi mà trên thế giới chỉ còn lại 340 cá thể của loài này. Việc gặp tai nạn với tàu bè và mắc kẹt trong lưới đánh cá là hai nguyên nhân lớn nhất khiến số lượng cá thể bị giảm mạnh.
Ngành đánh bắt tôm hùm trong tương lai.
Những lệnh hạn chế đánh bắt tôm hùm đang ngày càng nhiều do chính sách ưu tiên bảo tồn loài cá voi.
Patrice McCarron, Giám đốc Hiệp hội Tôm hùm Maine cho biết, trong gần 20 năm qua ở vùng Maine chưa ghi nhận vụ va chạm giữa cá voi và tàu thuyền nào. Maine là nơi có ngành công nghiệp tôm hùm phát triển và cung cấp số lượng lớn cho thị trường Mỹ.
“Tôm hùm là một ngành công nghiệp phát triển bền vững nhờ những biện pháp khai thác, đánh bắt đi đôi với bảo tồn phù hợp. Chúng tôi tự tin về những phương pháp vừa có thể bảo vệ loài cá voi, vừa có thể khai thác được tôm hùm”. ông McCarron nói.
Tôm hùm Mỹ được các ngư dân ở đây đánh bắt chủ yếu. Đây là loại tôm hùm được ưa chuộng nhất trong các nhà hàng và quán ăn.
2 nơi tập trung nhiều tôm hùm Mỹ nhất trên thế giới là bờ biển New England và miền Đông Canada. Không chỉ là thế mạnh về kinh tế, đánh bắt tôm hùm còn là một nét văn hóa ở những nơi này.
Với sản lượng hơn 65 tấn tôm hùm mỗi năm, ngành đánh bắt tôm hùm của Mỹ cực kì phát triển và có giá trị gần 1 tỷ USD vào cuối năm 2021.
Seafood Watch cho biết họ vẫn đề cao tầm quan trong của tôm hùm đối với nền ngư nghiệp ở Mỹ, nhưng việc bảo vệ cá voi cũng không thể xem nhẹ:
“Nếu muốn tôm hùm được đưa trở lại vào thực đơn của nhà hàng, hãy tăng cường các biện pháp bảo vệ cá voi Bắc Đại Tây Dương”.