Ngày 3/8 vừa qua, một Fanpage với tên gọi Nhiệt Huyết Giang Hồ được ra đời. Chắc hẳn, nhiều game thủ cũng đều biết, Nhiệt Huyết Giang Hồ chính là tên gọi tại thị trường Trung Quốc của Hiệp Khách Giang Hồ. Fanpage này cũng tự nhận mình là phiên bản cao cấp hơn của tựa game Hiệp Khách Giang Hồ do Gamota phát hành độc quyền tại thị trường Việt Nam. Vậy sự thật đằng sau lời khẳng định đanh thép này là gì?
Tựa game mà Fanpage Nhiệt Huyết Giang Hồ giới thiệu có tên gọi tại Trung Quốc là 热血江湖 – Điều kỳ lạ là tựa game Hiệp Khách Giang Hồ do Gamota phát hành cũng có tên gọi tương tự như vậy tại thị trường này. Và nếu dịch ra thì đó chính là Nhiệt Huyết Giang Hồ. Thực chất, cả hai sản phẩm này đều được phát triển bởi JoyPie Game, chỉ có điều do hai nhà phát hành độc lập, bao gồm Longtu Game và Gameone. Cả 2 sản phẩm này đều có bản quyền từ phiên bản gốc trên PC và được nhượng quyền hình ảnh từ tác giả của bộ truyện Hiệp Khách Giang Hồ.
Phiên bản Hiệp Khách Giang Hồ do Gamota phát hành tại thị trường Việt Nam chính là do Longtu Game phát hành. Cả hai tựa game này đều có chung tên gọi, chung logo và tất nhiên không hề khác biệt về đồ họa ingame cũng như lối chơi. Cả hai đều được phát hành trên hai nền tảng Android và iOS. Thế nhưng, khi truy tìm nguồn gốc của hai tựa game này thì có một điều tương đối thú vị.
Vốn là trên App Store, Nhiệt Huyết Giang Hồ của Gameone được đánh giá cực kỳ thấp. Đạt trung bình 2.7/5 với những nhận xét không mấy tích cực từ phía người dùng tại quốc gia này. Đa phần trong đó đều cho rằng tựa game này thực sự khó tải trên iOS, nhiều thiết bị không sử dụng được dù vẫn tương thích với yêu cầu của bên phát hành.
Vậy tại sao Fanpage Nhiệt Huyết Giang Hồ lại tự nhận mình là phiên bản cao cấp hơn của Hiệp Khách Giang Hồ khi mà cả hai đều được phát hành cùng một năm 2017. Thêm vào đó, nếu như Nhiệt Huyết Giang Hồ của Longtu Game (Hiệp Khách Giang Hồ Gamota) đã trải qua tới 23 đợt update, cập nhật nội dung thì Nhiệt Huyết Giang Hồ mới chỉ vỏn vẹn có 3 lần update suốt từ 2017 tới giờ. Thậm chí, có thời điểm, khoảng cách giữa hai lần update lên tới 7 tháng.
Một sản phẩm trực tuyến mà việc cập nhật nội dung hạn chế, cộng với chỉ số đánh giá từ phía người dùng cực thấp thì có xứng đáng để người chơi tốn công sức, tiền bạc, thời gian dành cho tựa game đó không? Đặc biệt là khi tại sao phải tốn thời gian cày kéo lại từ đầu trong khi đã có một sản phẩm chất lượng y hệt, được đầu tư công phu về mặt vận hành.
Chưa hết, Fanpage Nhiệt Huyết Giang Hồ tự cho rằng, bản thân mình có tới 5 môn phái so với Hiệp Khách Giang Hồ thì sự thật rằng phiên bản Hiệp Khách Giang Hồ của Longtu Game tại thị trường Trung Quốc cũng đã có phiên bản cập nhật thêm môn phái và chắc chắn trong tương lai gần sẽ được Gamota update tại thị trường Việt Nam.
Như vậy, sau một loạt luận điểm được đưa ra như trên thì việc người chơi nên dành thời gian cho sản phẩm nào hẳn đã quá rõ ràng. Câu trả lời ở đây không phải đâu là hàng thật, hàng giả, không phải sản phẩm nào cao cấp hơn sản phẩm nào khi cả hai đều có chung một nguồn gốc ra đời mà là ở chỗ đơn vị nào sẽ vận hành tốt hơn mà thôi. Bạn đọc có thể trải nghiệm ngay Hiệp Khách Giang Hồ Gamota tại:
Tải game: https://hkgh.onelink.me/Iyid/6db23771
Group cộng đồng: https://www.facebook.com/groups/hkgh.gamota/