Từ Genshin Impact, “vạch mặt” những điều bí ẩn đằng sau tỉ lệ của loot box và gacha - Cộng Đồng

Trong những tựa game quay gacha như Genshin Impact, tỉ lệ không bao giờ là công bằng - chúng luôn được vặn vẹo để làm lợi cho nhà phát triển.

Tại sao các nhà phát hành game ngày nay đều hết sức ưu ái tính năng gacha / loot box / quay thưởng (tạm gọi chung là quay gacha) trong các tựa game của mình? Đáp án rất đơn giản: nó là thứ đem lại nguồn doanh thu khủng khiếp nhất từ trước đến nay, vượt qua mọi biện pháp kiếm tiền khác. Trong bài viết này, Mọt tui sẽ dùng Genshin Impact làm ví dụ để giới thiệu với các bạn những phương thức mà các nhà phát hành sử dụng để kiếm tiền từ việc quay gacha trong game.

Tại sao game thủ thích gacha?

Rất đơn giản, gacha lợi dụng nhược điểm trong tâm lý của con người: sự yêu thích đánh cược vào vận may,“há miệng chờ sung,” không làm vẫn được hưởng. Nó khiến game thủ cảm thấy hài lòng khi nhận được một món hàng gì đó được gán cho danh hiệu “phần thưởng” – bất kỳ ai cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc khi dùng 10.000 đồng quay ra một món hàng được định giá 100.000 đồng. Tâm lý này được các nhà sản xuất, phát hành game lợi dụng mạnh mẽ bởi cho đến lúc này vẫn có rất nhiều rối rắm về tính hợp pháp của các trò quay gacha cũng như giá trị của những phần thưởng ảo.

Từ Genshin Impact, Từ Genshin Impact,

Nếu bạn cho rằng việc quay gacha trong game là thuần túy dựa vào vận may, bạn đã sai 100%. Từ xưa nay, các sự kiện này đều sử dụng xác suất giả tạo. Bạn có thể nghe được rằng tỉ lệ giành giải nhất là 0,6%, nhưng sẽ còn có vô số dòng quy tắc nhỏ hơn được cất giấu đâu đó trong mã nguồn của trò chơi mà bạn không thể nào biết được. Một hoặc vài game thủ may mắn có thể sẽ là người thắng cuộc khi họ khoe những gì mình nhận được trong game, nhưng toàn bộ game thủ sẽ là kẻ thua cuộc bởi từng con số, từng dòng mã trong trò chơi đều được thiết kế sao cho nhà phát hành game là người chiến thắng sau cùng.

Và thật ra, ngay cả những game thủ thắng cuộc cũng đang bị lợi dụng: khi đăng tải hình ảnh những món đồ hiếm mình nhận được, họ đang tự phát quảng cáo cho tính năng quay thưởng của trò chơi, gợi lên trong lòng những game thủ khác ý tưởng rằng “mình quay thì cũng sẽ thắng.” Có thể bạn chưa biết, nhưng con người luôn tin rằng mình may mắn một cách bất thường: tỉ lệ trúng Vietlott là 1/8 triệu mà ai cũng tin mình có cơ hội, còn 90% số tai nạn giao thông do đàn ông gây ra có liên quan đến bia rượu nhưng ai cũng nghĩ rằng “chắc không phải là tao!”

Từ Genshin Impact, Từ Genshin Impact,

Nhưng ngay cả khi quay gacha được làm hợp pháp hợp lệ, có phải sẽ không có vấn đề? Không hề – thật ra, vẫn có rất nhiều vấn đề xảy ra với phương thức kiếm tiền này ngay cả khi mọi thứ đều hoàn toàn công khai và minh bạch, buộc các nhà phát triển phải gian lận trong việc quay gacha của mình để giúp game thủ chiến thắng. Nghe cứ như đùa nhưng lại là sự thật, và Mọt tui sẽ chứng minh điều đó ngay sau đây.

Dùng gian lận để giúp đỡ game thủ

Mọt tui sẽ dùng Genshin Impact, tựa game gacha mà rất nhiều game thủ trên khắp thế giới đang mê mệt để minh họa cho việc sử dụng “chiêu trò” trợ giúp game thủ trong tỉ lệ quay thưởng của mình. Một minh chứng đơn giản: trong chi tiết về tỉ lệ trúng giải thưởng cao nhất là nhân vật hoặc vật phẩm 5 sao, miHoYo nói rằng mỗi lần quay game thủ có 0,6% cơ hội nhận phần thưởng này, và game thủ chắc chắn sẽ nhận được một phần thưởng 5 sao sau 90 lần quay (pity cứng). Tương tự, tỉ lệ ra đồ 4 sao là 5,1% và game thủ chắc chắn nhận được một món 4 sau sau mỗi 10 lần quay.

Một phép tính đơn giản sẽ cho chúng ta thấy rằng trong 89 lần quay đầu tiên, sẽ chỉ có 1-(1-0.006)^89 = 41,47% số game thủ nhận được đồ 5 sao, đồng nghĩa với 58,53% số game thủ buộc phải chờ đến lần quay thứ 90 mới nhận được một món đồ 5 sao mình mong mỏi. Với phép tính tương tự, bạn có thể tính ra khả năng nhận đồ 4 sao trong 9 lần quay đầu tiên: 1-(1-0.051)^9 = 37,56%, tức là 62,44% số game thủ sẽ phải quay đến lần thứ 10 mới ra đồ 4 sao (trong đó có Mọt tui).

Từ Genshin Impact, Từ Genshin Impact,

Kết quả này nói lên điều gì? Nó cho thấy rằng đa số game thủ sẽ không bao giờ có được phần thưởng họ mong chờ trước khi đến với lần quay cuối cùng. Điều này là công bằng nhưng không thú vị – với những game thủ này, trải nghiệm quay gacha là hết sức chán ngán bởi lúc nào họ cũng phải “cày” qua 89 lần quay, tức 14240 Nguyên Thạch (tức khoảng 5 triệu đồng nếu bạn nạp tiền) để có phần thưởng mình chưa chắc cần. Không sớm thì muộn những game thủ này sẽ nản chí, tức giận và rời bỏ trò chơi, ngay cả sau khi đã nạp tiền để quay gacha.

miHoYo hay bất kỳ một nhà phát hành game gacha nào khác chắc chắn không thể chấp nhận được điều này, và đây là lúc để… gian dối. Bằng cách tạo ra một tính năng “pity mềm” ẩn đâu đó trong 89 lần quay đầu tiên để nâng cao tỉ lệ chiến thắng của game thủ, miHoYo sẽ có thể khiến cho game thủ nhận được phần thưởng 5 sao của mình sớm hơn một chút.

Các số liệu mà game thủ tự phát thu thập và mô phỏng trên subreddit của trò chơi cho thấy rằng rất có thể tính năng này nằm ở khoảng lần quay thứ 75 – từ lần quay này trở đi, tỉ lệ ra phần thưởng 5 sao tăng lên rõ rệt. Kết quả của nó là sẽ có rất ít game thủ phải chờ đến lần thứ 90 để nhận phần thưởng của mình.

Từ Genshin Impact, Từ Genshin Impact,

Mona, một nhân vật 5* trong Genshin Impact.

Một phép tính khác hỗ trợ suy đoán này đến từ thông tin “tỉ lệ ra 5 sao tổng hợp là 1,6%.” Khi game thủ dùng phần mềm mô phỏng theo đúng tỉ lệ 0,6% và lần thứ 90 chắc chắn ra 5 sao rồi quay… 1 tỉ lần, họ nhận được 14.350.936 món 5 sao trong đó 8.397.953 món (58,52%) xuất hiện ở lần quay thứ 90, phù hợp với phép tính phía trên. Tuy nhiên, 14.350.936 món 5 sao chỉ là 1,43% của 1 tỉ lần quay, không phù hợp với thông số 1,6% khả năng ra 5 sao mà miHoYo công bố. Xác suất này được dùng chung cho bản Trung Quốc và do việc công bố xác suất không đúng là bất hợp pháp tại Trung Quốc, chắc chắn miHoYo đã bổ sung những phép tính mà họ không nhắc đến trong phần Chi tiết quay gacha của Genshin Impact để đạt tới con số 1,6% này.

Bài viết đáng ngờ về sus, một từ ngữ bị nghi là đến từ Among UsBài viết đáng ngờ về sus, một từ ngữ bị nghi là đến từ Among Us
Bài viết đáng ngờ về sus, một từ ngữ bị nghi là đến từ Among Us
Chữ sus được sử dụng một cách tràn lan trên internet mỗi khi chúng ta thấy có gì đó đáng ngờ nhờ Among Us, nhưng nguồn gốc của nó đến từ đâu?

Xác suất giả để giúp đỡ nhà phát triển

Ngay cả khi các tính năng pity mềm, pity cứng này được tạo ra để giúp game thủ hài lòng, chúng cũng không bao giờ làm tổn hại lợi ích của nhà phát hành, mà thậm chí còn được thiết kế để giúp các nhà phát hành kiếm nhiều tiền hơn.

Một ví dụ đơn giản hơn so với những con số phức tạp từ Genshin Impact bên trên: giả sử một món hàng có tỉ lệ quay ra là 20%, có nghĩa là với lượng game thủ đủ nhiều, sẽ có 20% số người rút ra nó trong lần đầu tiên. Những game thủ không hiểu rõ về xác suất sẽ nghĩ rằng “20%” có nghĩa là quay 5 lần chắc chắn trúng một lần, và “50%” nghĩa là 2 lần phải được một. Nhưng trên thực tế, toán học nói cho chúng ta biết rằng sẽ có khoảng 32,8% (0,8^5 = 0,32768) số người rút liên tục 5 lần vẫn không ra vật phẩm này, 1% số người sẽ quay 20 lần vẫn không ra.

“Độ trễ” Latency và lý do tại sao PC khủng của bạn chậm hơn chiếc máy tính sản xuất 43 năm trước“Độ trễ” Latency và lý do tại sao PC khủng của bạn chậm hơn chiếc máy tính sản xuất 43 năm trước

Những game thủ đó sẽ rage quit và gào thét trên các diễn đàn.

Giờ giả sử có 100.000 game thủ tham gia vào sự kiện này, và 1% trong số đó là 1.000 người. Với 1.000 người này, việc mình quay 20 lần mà vẫn không ra một món đồ có tỉ lệ 20% là hoàn toàn hư cấu, và lời giải đáp duy nhất trong mắt họ là nhà phát triển ăn gian. Họ sẽ làm rùm beng trên internet, tố cáo và bôi nhọ nhà phát hành dù thật ra nhà phát hành chẳng hề nhúng tay vào tỉ lệ ra thưởng và không làm bất kỳ trò mờ ám nào cả. Càng tệ hơn là những game thủ này thường là những người nạp nhiều tiền, và việc mất đi họ cũng là một tổn thất lớn cho nhà phát hành game.

Trong trường hợp này, việc gian lận trong tỉ lệ rơi phần thưởng sẽ là vị cứu tinh của các nhà phát hành game. Họ có thể để cho tỉ lệ rơi giải thưởng nọ không còn là 20% mà lên đến 50% hoặc thậm chí 80% sau 10, 15 lần quay thưởng. Một công đôi việc: nó giúp game thủ cảm thấy hài lòng vì mình không quá xui, còn nhà phát hành không phải đau đầu với những scandal không đáng có vì “lỡ” làm ăn không gian dối. 1.000 game thủ đó sẽ hài lòng nghĩ rằng mình là một kẻ may mắn, và sẽ tiếp tục đổ tiền vào trò chơi mà không hề biết rằng vận may chả bao giờ chiến thắng được các nhà thiết kế chỉ số rành 6 câu về xác suất thống kê!

Lời kết

Từ tất cả những thông tin dài dòng trên, điều duy nhất mà bạn cần nhớ nếu có chơi Genshin Impact là nếu bạn muốn có một nhân vật 5 sao từ banner (chẳng hạn Klee), khả năng cao là bạn sẽ nhận được nhân vật đó sau khoảng 75-80 lần quay. Nếu không chơi Genshin Impact, bạn vẫn có thể áp dụng “bài học” này vào những tựa game gacha tương tự, và hãy nhớ rằng dù mình có may mắn đến mức nào khi quay thưởng, vận may của bạn chỉ nằm ở mức mà nhà phát hành game cảm thấy chấp nhận được, và nhà phát hành luôn thắng cuộc, kẻ thua cuộc chỉ là game thủ mà thôi!