Trong tháng 3 vừa qua, hai siêu phẩm mà người chơi mong đợi nhất lần lượt được phát hành, tuy nhiên những gì mà chúng làm được thấp hơn hẳn so với kỳ vọng của người chơi, một trong số đó thậm chí còn là chủ đề được quan tâm trong E3 năm ngoái. Chúng tôi đang muốn nói đến Jump Force và One Piece: World Seeker - hai tựa game lẽ ra phải đi đầu trong dòng game chuyển thể từ truyện tranh trong năm 2019 này. Trong khi thị trường dành cho những tựa game chuyển thể từ phim ảnh luôn ảm đạm thì những siêu phẩm lấy cảm hứng từ những IP manga nổi tiếng nhận được kỳ vọng cao hơn từ phía người chơi. Nhất là khi Weekly Shōnen Jump kỉ niệm tròn 50 năm tuổi, đây quả là thời cơ tốt cho Jump Force. Là một tựa game xuất phát từ IP mang tính biểu tượng như One Piece, One Piece: World Seeker có hệ thống tình tiết cốt truyện và nhân vật đặc sắc, nhưng cuối cùng chỉ được đánh giá ở mức trung bình. Vậy điều gì đã khiến những tựa game này thất bại? Phải chăng là do hy vọng càng nhiều thất vọng càng lớn?
Xuất hiện giữa một rừng các IP truyền thống của Âu Mỹ, Jump Force không chỉ nhận được nhiều sự chú ý trong E3 2018 mà còn mang đến những kỳ vọng tuyệt đối cho người chơi Châu Á. Có thể coi nó như một món quà mừng sinh nhật 50 tuổi của Weekly Shōnen Jump. Tựa game sở hữu nhân vật của các bộ manga nổi tiếng bậc nhất Nhật Bản: One Piece, Naruto, Dragon Ball, ngoài ra còn có Bleach, JoJo's Bizarre Adventure… Nhưng điều đáng tiếc là, Jump Force chỉ mang tới cho người chơi một tựa game đối kháng không tương xứng với vẻ ngoài hoa lệ của nó. Đầu tiên, là một tựa game tập hợp nhiều nhân vật kinh điển, Jump Force cho phép người chơi tự tùy chỉnh quá trình trưởng thành và thiết lập của những nhân vật này, ngoài ra game thủ còn có thể mua những đạo cụ bên ngoài để tạo nên một nhân vật có cá tính riêng. Nhà phát triển cho rằng đây sẽ là một điểm sáng của game, tuy nhiên người chơi lại hy vọng có thể thông qua việc vào vai một nhân vật kinh điển trong manga để trải nghiệm tựa game hơn. Thêm vào đó, tuy các tình tiết cốt truyện vẫn đi theo nguyên tác nhưng một lần nữa nhà phát triển lại chọn sai điểm nhấn, hủy diệt mong muốn được xuyên không đến những thế giới manga khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ của người chơi. Là một tựa game đối kháng nhưng thay vì sự kịch tính thì nó lại mang tới cho người chơi một quá trình chậm chạp, kém hấp dẫn.
Vậy tựa game có sức ảnh hưởng và độ nổi tiếng thấp hơn là One Piece: World Seeker liệu có làm cho người chơi hài lòng hơn hay không? Đáng tiếc lại tiếp tục là một đáp án phủ định. Cũng như Jump Force, tựa game này cũng lựa chọn sử dụng tình tiết và nhân vật của nguyên tác, đồng thời giao cho chính Eiichiro Oda tự tay chắp bút. Người chơi vào vai Luffy tham gia hoạt động thám hiểm trên đảo Alcatraz, giao lưu với các nhân vật trong nguyên tác, có thể nói đây là một trong những điểm sáng ít ỏi của tựa game và là hoạt động duy nhất không bị người chơi và các fan hâm mộ manga phản đối. Nhưng khác với Jump Force, tựa game không lựa chọn dùng đối kháng làm trọng tâm để khai thác những chuyến phiêu lưu này mà sáng tạo thiết lập lối chơi theo kiểu game sandbox, ý đồ thông qua phong cách manga và thám hiểm tự do để mang đến cho người chơi những trải nghiệm tình tiết hoàn toàn mới. Chỉ đáng tiếc, ý tưởng tốt không có nghĩa là thực hiện cũng tốt. Trong One Piece: World Seeker, đâu đâu cũng có những chi tiết khó hài hòa, ví dụ như những mục tiêu được nhấn mạnh và hệ thống tấn công bí mật, trong quá trình thao tác thực tế quả thật có thể giết chết kẻ địch trong một chiêu nhưng tựa game lại không cung cấp cho người chơi chế độ ẩn thân, nếu như muốn ẩn thân tấn công kẻ địch, người chơi chỉ cần đi ra phía sau lưng kẻ địch mà không để người đó phát hiện ra là được, mà hệ thống mục tiêu cũng thuộc loại có cũng được không có cũng chẳng sao, người chơi bay thẳng qua đấm đá tay bo còn hiệu quả hơn.. Tuy rằng tựa game cho phép người chơi học được rất nhiều skill nhưng khi chiến đấu chính diện, các game thủ vẫn sẽ rơi vào tình trạng ấn bừa nút tấn công là kết thúc được trận đấu, khiến cho những trải nghiệm chiến đấu trong game trở nên nhàm chán vô vị.
Tuy cả Jump Force và One Piece: World Seeker đều thất bại nhưng điều đó không có nghĩa tất cả những tựa game chuyển thể từ truyện tranh đều vô vị không có gì hấp dẫn. Lấy ngay một ví dụ gần đây như Spider – Man của Insomniac Games, tựa game tận dụng vũ trụ siêu anh hùng trong nguyên tác để xây dựng nên một thế giới riêng, trở thành một trong số những game siêu anh hùng được các nhà phê bình đánh giá cao nhất. Chính vì thế có thể nói những tựa game được chuyển thể từ truyện tranh có tiềm năng rất lớn và vẫn đáng để người chơi mong đợi.