Đấu Trường Chân Lý vs Dota Underlords: 5 điểm khác biệt lớn nhất giữa hai tựa game autobattler hàng đầu

Đây là những điểm khác biệt giữa hai tựa game autobattler hàng đầu thị trường hiện nay của hai đối thủ truyền kiếp Valve và Riot Games.

Một cuộc cạnh tranh mới khốc liệt hơn đang diễn ra giữa các tựa game thuộc thể loại autobattler: tựa game của Riot Games với các vị tướng của LMHT trong Đấu Trường Chân Lý (ĐTCL) đối đầu với các hero Dota trong Dota Underlords. Một số người đã chọn được tựa game yêu thích của mình, trong khi đó không ít người vẫn đang phân vân để lựa chọn tựa game nào họ sẽ chơi.

Mặc dù ĐTCL và Underlords có rất nhiều điểm tương đồng, song vẫn có những khác biệt chính làm thay đổi cảm giác khi chơi cả hai game đối với người chơi. Dưới đây là những điểm khác biệt lớn nhất giữa hai tựa game autobattler hàng đầu này:

1. Unit roster

Dota Underlords có 60 unit (hay hero) trong khi ĐTCL mới chỉ có 50 unit (hay champion). Cả hai game đều cung cấp cho người chơi 5 unit mỗi roll trên cửa hàng và cho phép họ đặt tối đa 10 unit lên sàn đấu.

Đấu Trường Chân Lý vs Dota Underlords: 5 điểm khác biệt lớn nhất giữa hai tựa game autobattler hàng đầu - Ảnh 1.

Điều này có nghĩa là người chơi ĐTCL sẽ thấy xuất hiện nhiều bản sao của một tướng trong cửa hàng hơn là trong Underlords. Chẳng hạn, có 6 unit phổ biến trong ĐTCL và trong Underlords con số này là 14, điều đó có nghĩa là người chơi có 16% cơ hội tìm thấy từng unit phổ biến trong ĐTCL trong khi chỉ có 7% cơ hội trong Underlords.

Như vậy người chơi sẽ có nhiều unit phổ biến – quý hiếm đạt cấp 2 sao và 3 sao trong ĐTCL dễ dàng hơn nhiều so với Underlords. Đầu tư quá nhiều vàng đầu game cho roll và unit sẽ đem lại rủi ro cao hơn trong Underlords.

2. Hình dạng sàn đấu

Đấu Trường Chân Lý vs Dota Underlords: 5 điểm khác biệt lớn nhất giữa hai tựa game autobattler hàng đầu - Ảnh 2.

Trên sàn đấu của ĐTCL, người chơi "ngồi" chéo nhau trong khi Underlord sở hữu sàn đấu dạng bàn cờ cổ điển – tức là hai người chơi ở đối diện nhau.

Khác biệt này nghe thì có vẻ nhỏ nhặt, không đáng bận tâm song ý nghĩa thực chất của nó lại khá quan trọng, chẳng hạn với các unit có aura ảnh hưởng tới các đồng minh lân cận. Sàn đấu của ĐTCL cho phéo một unit được bao quanh bởi tối đa 6 unit khác trong khi Underlords con số đó là 8 unit. Điều đó cũng có nghĩa là hiệu ứng aura có ảnh hưởng lớn hơn trong Underlords so với ĐTCL vì các unit có thể tác động tới nhiều đồng minh cùng lúc hơn.

3. Trang bị

Cách thức hoạt động của trang bị là khác biệt quan trọng và ấn tượng nhất giữa hai tựa game.

Các trang bị trong ĐTCL rất cần thiết cho một kế hoạch game tốt. Bạn có thể kết hợp các trang bị riêng lẻ thành một trang bị mới, mạnh mẽ hơn và bạn gần như phải thường xuyên mở một cửa sổ ngoài game để xem các công thức hợp thành do có quá nhiều thứ không thể nhớ hết. Bạn không thể tách lẻ các mảnh trang bị một khi đã hợp thành cũng như không thể "lột" ra khỏi tướng trừ khi bạn bán tướng đó đi.

Đấu Trường Chân Lý vs Dota Underlords: 5 điểm khác biệt lớn nhất giữa hai tựa game autobattler hàng đầu - Ảnh 3.

Mỗi unit trong ĐTCL có thể sở hữu tối đa tới 3 trang bị, do đó người chơi có thể biến một tướng trong đội hình của mình thành siêu carry nếu như trang bị đầy đủ và hợp lý. Shyvana với hai món Cuồng Đao Đao Guinsoo và Huyết Kiếm trong những ngày đầu tiên của ĐTCL là một ví dụ rõ nét nhất.

Trong Underlords, không có hợp thành trang bị và hero chỉ có thể dùng một trang bị mỗi loại, nhưng người chơi có thể di chuyển trang bị từ hero này sang hero khác mọi vòng đấu. Mặc dù trang bị của hero trong Underlords đơn giản hơn so với ĐTCL, tựa game của Valve còn có một loại trang bị khác là Global Items có hiệu ứng dùng chung không cần trang bị vào unit nào cả.

Trong khi người chơi ĐTCL nhận được các trang bị một cách ngẫu nhiên thông qua các vòng đánh quái PVE thì người chơi Underlords lại được được cung cấp từ 3 đến 4 trang bị mỗi vòng đánh creep và được phép chọn một trang bị. Nếu họ thua vòng đánh creep, trò chơi sẽ vô hiệu hóa ngẫu nhiên hai lựa chọn của họ.

4. Vòng Đi Chợ

Đấu Trường Chân Lý vs Dota Underlords: 5 điểm khác biệt lớn nhất giữa hai tựa game autobattler hàng đầu - Ảnh 4.

ĐTCL có một vòng độc đáo gọi là vòng Đi Chợ. Tại đây, người chơi sẽ được tham gia một sự kiện chọn tướng chung. Trong sự kiện này, mọi người sẽ được đưa đến hòn đảo trung tâm bản đồ, và mỗi người sẽ được phép chọn một vị tướng miễn phí có sẵn một trang bị cơ bản trong một dàn tướng xuất hiện ngẫu nhiên. Đây là cơ chế trợ giúp khá nhiều cho những người chơi đang thua do nó cho phép người hơi thấp máu hơn chọn trước.

Underlords không có vòng đặc biệt hoặc cơ chế nào tương tự vậy.

5. Alliance, Origin và Class

Đấu Trường Chân Lý vs Dota Underlords: 5 điểm khác biệt lớn nhất giữa hai tựa game autobattler hàng đầu - Ảnh 5.

Mỗi unit trong cả hai tựa game này đều thuộc về ít nhất hai tộc hệ/lớp. Trong Underlords, chúng được gộp chung thành Alliance trong khi ở ĐTCL, chúng được gọi là Origin (Nguồn gốc) và Class (Hệ).

Các hiệu ứng bạn nhận được từ việc kết hợp các hero trong cùng một Aliance, Origin hoặc Class là khác nhau trong cả hai tựa game. Một số hiệu ứng tương tự nhau, chẳng hạn như giảm sát thương từ cả Warrior và Hiệp Sĩ hay thêm máu cơ bản từ Brawny và Đấu Sĩ (tương ứng trong Underlords và ĐTCL). Nhưng nhiều hiệu ứng khác lại độc đáo và chỉ xuất hiện duy nhất trong một tựa game, như tăng mana và triệu hồi một Golem của hệ Nguyên Tố trong ĐTCL hay trừ giáp kẻ địch của Heartless trong Underlords.