1. Song "Rookie" Eui-jin, Invictus Gaming
Rookie cần chứng tỏ nhiều hơn trên đấu trường quốc tế
Không giống như 2 tuyển thủ đứng đầu trước đó, lần này chúng ta có một cái tên đứng đầu mà có thể rất nhiều người sẽ không đồng tình, đó chính là Song "Rookie" Eui-jin của Invictus Gaming. IG là đội tuyển được biết đến với khả năng cấm chọn tạo nên sự khác biệt của họ, luôn để Rookie có được một kèo đấu có lợi. Lần đầu tiên Rookie góp mặt tại một kỳ CKTG là vào năm 2015, tuy nhiên đó lại là một giải đấu vô cùng đáng quên đối với cá nhân Rookie . Từ đó đến nay, cộng đồng LMHT trên toàn thế giới đang rất mong đợi sự trở lại của Rookie trên đấu trường quốc tế.
Rookie có tính đột biến cao, nhưng cũng không ít lần "tự hủy" một cách khó hiểu
Khi bạn muốn được chứng kiến một pha outplay đầy ấn tượng trong kèo đấu 1 vs 1, Rookie chính là người mà bạn cần phải hướng đến. Rookie không đơn thuần chỉ là một người đi đường giữa xuất sắc, mà anh còn là người giúp cho đội tuyển Invictus Gaming có được hôm nay. Chỉ trong năm nay, Rookie đã 2 lần giành được danh hiệu MVP của giải đấu LPL khi dẫn dắt một đội hình có thể nói là mạnh hơn khá nhiều so với đội hình đã đồng hành cùng anh trong năm 2015. Rookie chính là lá cờ đầu của IG, người luôn tạo ra được một sức mạnh đáng kinh ngạc ở đường giữa để từ đó tạo điều kiện cho người đi rừng Ning có thể xâm lăng rừng đối phương. Anh thường xuyên đi đảo đường để hỗ trợ cho cặp đôi đường dưới có một pha băng trụ hoàn hảo và mở ra thế trận cho IG. IG hiện tại không đơn giản chỉ là đội tuyển một người do chính tay Rookie dẫn dắt, mà họ còn có những làn đường vô cùng mạnh mẽ được hỗ trợ bởi chiến thuật cấm chọn rất tinh quái. Hiện tại, Invictus Gaming là một con tàu vượt đại dương, và thuyền trưởng của con tàu đó không ai khác ngoài Rookie.
2. Lee "Kuro" Seo-haeng, Afreeca Freecs
Sự ổn định chính là điểm mạnh của Kuro
Mọi tuyển thủ đường giữa tại Hàn Quốc trong vài năm trở lại đây chắc chắn đều sẽ không thể tránh khỏi việc bị đem ra so sánh với ngôi sao số 1 thế giới Lee "Faker" Sang-hyeok. Cả tuyển thủ đứng đầu trong danh sách này là Rookie cũng không tránh khỏi điều tương tự. Ngay cả ngôi sao đường giữa của Châu Âu là Caps cũng đã được gọi là "Tiểu Faker" trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy hoàn toàn có thể hiểu được khi Lee "Kuro" Seo-haeng đã không ít lần bị so sánh với chính đối thủ ở đường giữa của mình tại LCK.
Khi Afreeca Freecs cải tổ đội hình của họ trong năm 2017, sự linh hoạt cùng với đó là khả năng duy trì áp lực đường giữa trong khi cần rất ít tài nguyên của Kuro là chìa khóa dẫn đến thành công của Afreeca. Kể từ đó, sự ổn định của Kuro là một phần quan trọng trong lối chơi của AFs, ngay cả khi Spirit và Kramer đều đã học được cách thi đấu với ít nguồn tài nguyên hơn. Kuro thường bị lu mờ bởi những tuyển thủ sở hữu kỹ năng cá nhân vượt trội, thế nhưng anh vẫn là một người đi đường giữa hàng đầu tại giải đấu lần này và là lý do khiến AFs có mặt ở đây.
3. Son "Ucal" Woo-hyeon, KT Rolster
Ucal là người chơi đường giữa duy nhất của KT tại CKTG, sau khi PawN bị loại khỏi danh sách
Ở tuổi 12, Son "Ucal" Woo-hyeon đã được chứng kiến trận chung kết nổi tiếng nhất trong lịch sử Liên Minh Huyền Thoại khi anh đã tới Busan để theo dõi Lee "Faker" Sang-hyeok lật ngược thế cờ trước KT Bullets trong trận chung kết giải mùa hè 2013. Đó chính là điều đã thôi thúc anh trở thành một tuyển thủ chuyên nghiệp. Và ở thời điểm hiện tại, 17 tuổi, anh đang là nhà đương kim vô địch LCK và đã giúp Go "Score" Dong-bin – một thành viên trong đội hình KT Bullets đã để thua trước SKT khi đó – giành được chức vô địch đầu tiên trong sự nghiệp. Ngay trong năm đầu tiên thi đấu chuyên nghiệp, Ucal đã trở thành một trong những gương mặt hàng đầu của thế hệ tuyển thủ mới của Hàn Quốc, và anh đã chỉ mất một mùa giải trải qua thăng trầm trước khi vươn lên thành một ngôi sao thực thụ. Và khi KT Rolster đã có mặt tại Chung Kết Thế Giới thì cũng là lúc các đội tuyển khác thực sự cần phải dè chừng ngôi sao đang còn rất trẻ mang tên Ucal.
4. Li "Xiaohu" Yuan-Hao, Royal Never Give Up
Xiaohu là người chơi thiên về sự ổn định và an toàn
Trong sự nghiệp của mình, Xiaohu đã từng phải gánh chịu những lời chỉ trích vì màn trình diễn mờ nhạt trên đấu trường quốc tế. Tuy nhiên, ít có ai biết được rằng anh lại chính là một thứ vũ khí tuyệt mật mà Royal Never Give Up luôn cần tới mỗi khi rơi vào thế tuyệt vọng. Khả năng kiểm soát đợt lính, số lượng tướng có thể sử dụng và khả năng can thiệp vào 2 đường cánh là những gì khiến anh trở thành một người đi đường giữa vô cùng cần thiết trong đội hình của RNG. Xiaohu không phải là tuyển thủ có nhiều những pha thi đấu mãn nhãn, và anh cũng chẳng phải là người đi đường giữa xuất sắc nhất tại LPL trong mùa giải vừa qua, thế nhưng sự ổn định là điều đã giúp anh có mặt trong danh sách này. Hãy coi chừng Ryze và Galio của Xiaohutại CKTG năm nay, những vị tướng mà anh sử dụng thuận tay nhất.
5. Rasmus "Caps" Winther, Fnatic
Caps có năm thứ hai liên tiếp góp mặt tại CKTG
Và ở vị trí số 5, chúng ta có MVP của Châu Âu. Rasmus "Caps" Winther, chỉ mới 18 tuổi, bước đến Chung Kết Thế Giới và mang theo rất nhiều hy vọng của người hâm mộ Châu Âu. Tại vòng khởi động của Chung Kết Thế Giới năm ngoái, phong độ của Caps đã bị đặt một dấu hỏi rất lớn. Thế nhưng mọi chuyện đã thay đổi khi Fnatic góp mặt trong vòng bảng, khi chính Caps là người đã vực dậy một Fnatic 0-3 vượt qua cả Immortals và GIGABYTE Marines trong loạt trận Tiebreak. Thế nhưng chàng trai trẻ Caps lại một lần nữa gây thất vọng ở vòng Tứ Kết khi đối đầu với Royal Never Give Up, và đó cũng chính là trận đấu cuối cùng của Caps tại CKTG năm ngoái. Bước sang năm thi đấu chuyên nghiệp thứ 2, Caps đã trưởng thành lên trông thấy. Ở Fnatic hiện tại, không phải Rekkles, mà chính Caps mới là người đã giúp cho Fnatic có mặt tại đây. Fnatic có thể tiến được bao xa? Tất cả sẽ phụ thuộc ở Caps.